Khi đi sâu tìm hiểu chúng tôi được biết nghi lễ cắt giải tiền duyên từ lâu đã tồn tại trong các lễ cúng của những người thầy cúng mà bản thân họ khi theo nghiệp gia đình được những người đi trước truyền lại. Nhưng hiện tại nghi lễ mà họ tiến hành khá cầu kỳ trong khi đó nghi lễ cắt giải tiền duyên được các đồng thầy của Đạo Mẫu làm đơn giản nhanh gọn và kinh phí cũng ít hơn. Có lẽ vì vậy nhiều người tìm đến với Đạo Mẫu hơn và coi nghi lễ này chỉ có trong Đạo Mẫu.
Theo các thầy cúng cơ sở của nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu chính là dựa vào các tích được viết trong văn chầu khi mô tả lại gốc gác cùng quyền năng của các vị thánh Tứ phủ đặc biệt là hàng Quan lớn. Khi xã hội mở cửa hội nhập, nắm bắt được tâm lý con người, các đồng thầy Đạo Mẫu đã đưa nghi lễ trên vào các buổi hầu đồng còn trước kia nghi lễ này hòa toàn không xuất hiện. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết nghi lễ cắt giải tiền duyên do các pháp sư, thầy cúng tiến hành có kinh phí vào khoảng từ 5 đến 10 triệu và mang tính chất đại đàn có thể được thực
42
hiện ở đền hoặc chùa được làm từ sáng đến 9 hoặc 10 giờ đêm. Trước tiên nghi lễ được tiến hành bằng nghi thức phát tấu. Lễ vật chuẩn bị cúng bao gồm nhiều đồ chay tịnh như hoa quả, xôi oản… và ngày nay có thêm bánh kẹo. Sau khi lễ vật được chuẩn bị hoàn thiện bày lên ban thờ, người thầy cúng sẽ làm lễ phát tấu. Đây là nghi thức nhằm nêu lý do của buổi lễ và dâng tên tuổi gia chủ làm lễ lên Phật. Đại diện cho nghi lễ này là 5 vị quan ngũ phương được coi là các vị sứ giả bao gồm Đông Phương Thanh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Hắc Đế, Bắc Phương Bạch Đế, Trương Ương Hoàng Đế. Theo quan niệm xưa, đây là 5 vị quan trấn giữ các phương trời và coi sóc nhân gian được coi là Ngũ thiên đế hoặc còn gọi tắt là Ngũ đế. Trong truyền thuyết Ngũ đế chính là 5 vị thần trên thiên đình hay Đạo giáo của tín ngưỡng phương Bắc. Thuyết thứ nhất về Ngũ thiên đế coi Bắc phương Bắc cực Trung thiên tử vi đại đế, Nam phương nam cực trường sinh Đại đế, Đông phương đông cực Thanh hoa đại đế Thái Ất Cửu khổ thiên địa, Tây phương Thái cực Thiên hoàng đại đế, cuối cùng là Trung ương Đại địa chí Mẫu Thừa thiên hiệu pháp hiệu thổ Hoàng địa. Còn thuyết thứ hai về Ngũ thiên đế lại coi Bắc Phương Bạch đế là Chuyên Húc, Nam Phương Xích đế là Thần Nông, Đông Phương Thanh đế là Phục Hy, Tây Phương Hắc đế là Thiếu Hạo, Trung Ương Hoàng đế là Hoàng đế. Và 5 vị quan này sẽ mang giấy sớ đến cõi Phật để trình lên Phật. Nghi thức này mang tính chất phát tấu sớ làm cơ sở cho lễ cúng Phật tiếp theo nên rất quan trọng.
Nghi lễ tiếp theo là lễ cúng Phật, lễ vật cho nghi lễ này được chuẩn bị đơn giản và tùy vào khả năng kinh tế của gia chủ mà người thầy cúng có thể mời nhà sư bên Đạo Phật tiến hành lễ còn không thì người pháp sư sẽ tự lễ. Trong nghi lễ này sẽ tụng kinh Di đà và kinh Phổ môn nhằm mang lại an bình, hạnh phúc cho người làm lễ. Nghi lễ này diễn ra trong khoảng 2
43
tiếng chủ yếu mang tính chất lễ cầu kinh của Phật giáo. Khi nghi thức cúng Phật hoàn thành, người thầy cúng bắt đầu vào lễ Thánh. Trong hàng Thánh chúng ta biết vai trò của Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh rất quan trọng do đó nghi thức cúng diễu ra hết sức trang trọng. Với tâm thức coi trọng vai trò cùng tâm thức đối sánh Vua cha và Mẫu mẹ nên người pháp sư sẽ làm lễ thỉnh Đức Thánh Trần cùng các Mẫu của Tứ phủ qua những bài văn khấn từ xa xưa truyền lại. Nghi lễ này thực hiện nhằm mượn uy quyền của các vị Thánh để xua đuổi ma quỷ, những điều không may mắn với người làm lễ.
Sau những nghi lễ trên, người pháp sư sẽ làm lễ Tam Phủ đối kháng. Đây được coi là bước quan trọng nhất của lễ cắt giải tiền duyên với sự hiện diện của các vị thần Tam giới (Thiên, Địa, Thoải). Đại diện cho cõi trời là Hiệu thiên chí tôn kiêm quyết Ngọc Hoàng, vị thần cõi Địa là Địa Phủ Diêm La Thập Điện Diêm Vương, còn cõi Thoải là Thủy Phủ Phù tang Cam Long Đại Đế. Nghi lễ trên phải thỉnh những vị thần đứng đầu ba cõi để tiến hành một phiên tòa tôn giáo xét xử lý do tại sao người âm đã thuộc về một cõi khác mà vẫn quyến luyến với người trần thế. Đây là một điều sai trái nên buộc người cõi âm phải chấm dứt không được theo người trần thế nữa. Và khi nghi lễ này diễn ra, cũng giống như hiện thực cuộc sống, nghi lễ này sẽ làm hình thức phân chia tài sản giữa người âm và người dương. Tài sản được phân chia ở đây là trầu cau, quần áo, tiền bạc… Những tài sản này đều được mô phỏng bằng hình vẽ trên các mảnh giấy sớ, người thầy cúng sẽ phân chia đều thành hai phần. Người đi làm lễ giữ một phần khoảng 7 ngày sau trả lại cho pháp sư, còn phần kia sẽ hóa đi cho người âm. Nghi thức này diễn ra dài nhất chiếm tới nửa ngày. Nghi lễ Tam Phủ đối kháng là nghi lễ cuối cùng trong đàn lễ cắt giải tiền duyên của lễ cúng do các thầy cúng tiến hành.
44
Qua đó chúng ta thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của các thầy cúng thực hiện chủ yếu dưới hình thức các lễ cúng, đồ cúng và mã phục vụ cho nghi lễ không nhiều. Trong nghi thức cúng của họ cũng là sự hòa trộn giữa các tôn giáo với nhau. Và căn cứ họ xem người phụ nữ có duyên âm theo hay không là do ghi chép trong sổ Tào quan, là một quyển sách ghi cụ thể về tuổi, cung mệnh của con người, khi những người có nợ hình nhân thì sẽ có tiền duyên hoặc nợ sát sinh từ kiếp trước. Hoặc những người phụ nữ mà tuổi gắn với cung Đinh, Nhâm, Quý, Giáp sẽ có duyên âm. Đôi khi do
“nhìn mặt mà bắt hình dong” những người thầy cúng cũng biết họ có duyên
âm hay không. Nhìn chung với các thầy cúng họ chú trọng về phần cúng là nhiều nên phần lễ vật chỉ mang tính hình thức, tùy vào tiền biện lễ của gia chủ mà họ chuẩn bị nhiều hay ít lễ vật.