Nghi lễ

Một phần của tài liệu Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định (Trang 33)

Theo “Từ điển Tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt” của Rosemary Ellen nghi lễ (Ritual) có nghĩa chỉ một hành động lễ nghi, nhất là mang mục đích tôn giáo hay thiêng liêng. Nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh. Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người. Các nhà nghiên cứu xác định các nghi lễ xã hội vốn đã được thể hiện khởi đầu từ thời đại đồ đá mới (upper paleotic) cách đây khoảng 10.000 năm.

Chuyên gia tâm lý Carl.G.Jung nhận xét rằng nghi lễ là lời đáp và phản ứng đối với hành động của Thiên Chúa dành cho con người và có lẽ không chỉ mà còn mang chủ ý “kích hoạt” một hình thức kết hợp huyền bí (Memories Dreams Reflections, 1961). Hsun Tzu một triết gia Trung Quốc thế kỷ III TCN cho rằng nghi lễ có 3 cơ sở: trời và đất, nguồn của mọi đời sống, tổ tiên, nguồn của đời sống con người và quốc chủ thầy giáo - nguồn của chính quyền. Theo Tuân Tử nghi lễ tạo ra sự hài hòa trong vũ trụ và mang đến cho nhân loại điều tốt nhất – nghi lễ là đỉnh cao của văn hóa.

Nghi lễ có nhiều mục đích khác nhau, có thể chồng chéo lên nhau, xoa dịu làm lành ma thuật, thụ giáo cầu khấn chuyển biến hay thông qua, khẩn khoản, sinh sản, xã hội, hiến sinh chữa bệnh hay thanh tẩy, tẩy trừ, bảo vệ, trục xuất… Nghi lễ có đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn, một số bao gồm sự thử thách và hành xác, những nghi lễ khác mang tính phấn khích, và một số nghi lễ mang tính suy ngẫm. Một số chẳng hạn như nghi lễ của các giáo phái bí mật là sự dẫn lại kịch tính thần thoại.

Yếu tố nghi lễ bao gồm sự đọc nhẩm, niệm thần chú ca hát, cầu nguyện và khẩn cầu, nhảy múa cử động hay tư thế, trang phục hay quần áo đặc biệt, nhang, khói, đèn cầy và lửa, đồ cúng tế hay hiến tế, thức ăn, thức

33

uống (hay trái lại ăn chay), tẩy uế, sử dụng đồ vật, thánh tích, dụng cụ, hình ảnh và biểu tượng thần thánh. Những yếu tố này tạo thành sự thay đổi tâm lý và cơ thể với mục đích giúp đạt được mục đích của nghi lễ. Điều quan trọng là tất cả yếu tố của nghi lễ phải được cử hành đúng để đảm bảo sự thành công. Nếu không cử hành đúng, trong một số trường hợp, người ta cho rằng có hậu quả nghiêm trọng như trong một số câu thần chú chữa bệnh của người da đỏ Navajo. Nghi lễ được cử hành ở cá nhân lẫn tập thể. Nghi lễ tập thể có sức mạnh nhiều hơn vì mọi năng lượng được dồn về cùng mục tiêu[12, tr. 509].

Một phần của tài liệu Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định (Trang 33)