Duyên: Có nghĩa là chỉ mối liên lạc từ kiếp trước lưu lại kiếp sau giữa đôi tình nhân hay giữa hai người bạn[1, tr. 195]. Duyên còn chỉ sự hòa hợp nhau như vợ chồng gặp nhau hay vua tôi hội ngộ. Đây được coi là nhân duyên đời trước thành kết quả đời sau. Trong nhân duyên thì nhân là yếu tố chính là nguyên nhân để làm ra sự phát triển, còn duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân được phát triển. Đạo Phật thường dùng từ nhân duyên nghĩa là mọi sự vật có ra là nhờ nhân duyên với nhau, nương tựa vào nhau hay tương phản nhau mà thành chứ không có một cái nào đứng biệt lập được
Tiền: có nghĩa là trước, đi đến trước.
Theo như Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh chỉ chung thì “tiền
duyên” nghĩa là có duyên với nhau từ kiếp trước[1, tr. 202]. Và trong giáo
lý Đạo Phật cũng đề cập đến khái niệm kiếp, theo đó kiếp người là thời vận, nói toàn vận của vũ trụ là đại kiếp, nói riêng về đời người gọi là tiểu kiếp, mỗi đời người trải qua ba kiếp gọi là kiếp kiếp. Con người có ba kiếp sống là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Kiếp trước chính là quá khứ, kiếp này là hiện tại, và kiếp sau là tương lai. Sự chi phối giữa các kiếp sống tuân
34
theo quy luật nhân quả. Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả. Quả là cái quả do mầm mống phát sinh, nhân là nhân lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật của tất cả mọi sự vật. Phải chăng tiền duyên cũng là một phần cuộc sống mà con người chúng ta đã trải qua trong kiếp trước của mình.
Vậy nghi lễ cắt giải tiền duyên hay còn gọi là cắt giải duyên âm
được Đạo Mẫu thực hiện nhằm mục đích chấm dứt mối liên hệ về nhân duyên kiếp trước của con người.