Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên

Một phần của tài liệu Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định (Trang 78)

nhà cô đồng N không? Chị và mẹ có một lần đến lễ ở đó sau khi chị cắt duyên âm được 3 tháng. Từ đó đến nay chỉ mẹ chị là hay đến và có lẽ bà đã trở thành tín đồ của đạo Mẫu. Và qua trải nghiệm của mình chị thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên không hoàn toàn là mê tín nhưng chị cũng không có ý định trở lại của điện cô đồng N lần nào nữa.

3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên. duyên.

Tại sao những người này lại đi đến cửa điện của cậu N rồi quyết định làm nghi lễ đó? Đây là câu hỏi được chúng tôi đặt ra trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Và câu trả lời chúng tôi nhận được không chỉ riêng ba nhân vật này mà còn của rất nhiều người từng làm lễ đó chính là đồng thầy N đã nói đúng về tâm tư tình cảm, những mất mát của họ nên họ đã chủ động làm các nghi lễ này để mong hạnh phúc, thành đạt. Với bản thân con người ai chẳng mong điều tốt đẹp đến bên mình do đó bỏ ra chút ít kinh tế để đổi lấy bình yên hạnh phúc họ sẽ sẵn sàng. Những người khi đã trải qua nhiều đau khổ họ ý thức được giá trị của hạnh phúc nên trong

78

tâm hồn của họ lúc nào cũng khao khát hạnh phúc đến với mình. Nhưng dưới góc độ của khoa học chúng ta không chỉ đưa ra những nhận xét chỉ từ tâm sự của con người mà phải lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau. Và điều mà chúng tôi chủ yếu sẽ tìm hiểu nghi lễ này là dưới góc độ của văn hóa xã hội để lý giải mọi nguyên nhân.

3.3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được nhìn dưới góc độ một hiện tượng văn hóa xã hội.

Dưới góc độ văn hóa chúng ta có thể coi việc thực hiện nghi lễ cắt giải tiền duyên như một hiện tượng văn hóa xã hội. Bởi lẽ khi theo dõi và tìm hiểu nghi lễ chúng ta dễ dàng thấy đây chính là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân, chủ yếu là phụ nữ với đủ mọi tầng lớp. Mục đích của nó có cả hai mặt, một bên là thỏa mãn những nhu cầu tâm linh (có pha trộn một niềm tin tôn giáo khá đậm nét), một mặt ở góc độ nào đấy nó như một sinh hoạt tín ngưỡng nhưng thỏa mãn hai mặt vừa tôn giáo, vừa văn hóa của một tầng lớp người. Những người thực hiện nghi lễ này không nhất thiết là tín đồ Đạo Mẫu như trong nghi lễ hầu đồng nhưng họ có một niềm tin nhất định vào sự linh thiêng của nghi lễ hoặc họ nhận được tác động tích cực từ đồng thầy, hay những người đã theo Đạo Mẫu nên họ mới tiến hành làm. Như ba nhân vật trên họ đều là người lần đầu tiên tiếp xúc với đạo Mẫu nhưng họ vẫn làm nghi lễ này với mong ước là có cuộc sống tình duyên thuận lợi hơn. Họ đến với nghi lễ với nhiều lý do khác nhau nhưng điểm chung mà chúng ta dễ nhận thấy ở họ nhất chính là sự vấp váp nhân duyên, người thì hôn nhân đổ vỡ, người lại đứng trên bờ vực của sự đổ vỡ còn người khác lại do cú sốc về tình cảm. Có lẽ nếu chúng tôi mở rộng hơn nữa về vấn đề tìm hiểu của mình thì sẽ gặp muôn vàn cảnh đời. Tiếp xúc với ba nhân vật của mình, chúng tôi thấy họ có những cảm xúc nhất định khi làm nghi lễ. Họ ban đầu cảm thấy rất lạ lẫm

79

nhưng sau đó dần hiểu ra từng bước thực hiện đó có tác dụng như thế nào. Ở đây chính những tín đồ của Đạo Mẫu là cây cầu đưa họ đến với nghi lễ này.

Có một thực tế không thể phủ nhận được là nghi lễ cắt giải tiền duyên đã đáp ứng được nhu cầu của người phụ nữ Việt Nam nhất là ở các vùng nông thôn. Sở dĩ có điều trên là do trong bất cứ xã hội nào người phụ nữ cũng là người dễ dàng bị tổn thương về tình cảm. Họ thường là đối tượng bị động trong tình cảm, không làm chủ được cuộc sống của mình. Nếu trong xã hội cũ họ bị tư tưởng “trọng nam khinh nữ” dồn ép về tinh thần cả cuộc đời sống trong khổ sở tuy hiện nay địa vị họ đã được nâng lên nhưng vẫn không hiếm những bi kịch đôi khi không thể thổ lộ cùng ai mà phải chia sẻ trong nghi lễ để mong được sự che chở của thần linh. Và nghi lễ cắt giải tiền duyên được đặt ra chính là giải quyết những khúc mắc trong chuyện tình cảm của họ. Thực hiện nghi lễ theo họ chính là việc tháo nút cho khúc mắc mà họ đang gặp phải. Đây là một suy nghĩ rất đời thường, rất con người. Nên nếu trong tín ngưỡng của Đạo Mẫu khi thiếu nghi lễ này người ta cảm thấy thiếu một gia vị trong cuộc sống.

Người ta không an tâm khi không thực hiện nó và cảm thấy an ủi, bình yên khi thực hiện xong vào những thời điểm họ đang gặp đau khổ bế tắc nhất. Nhiều người khi nhìn vào nghi lễ của Đạo Mẫu đều cho rằng nhảm nhí và ngay cả những nhà quản lý hay nghiên cứu vì đứng bên ngoài với một mặc cảm và nhìn nhận chủ quan của mình nên không chấp nhận hay phê phán hiện tượng này. Nhưng chúng ta hãy đặt ra câu hỏi bản thân khi rơi vào trường hợp của họ liệu chúng ta có thể bình thản được không? Bản thân mỗi người phải tự đặt mình vào vị trí của họ, suy nghĩ như họ chắc chắn sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, khách quan hơn.

80

Theo lý thuyết tiểu sử bản thân thì một trong những vấn đề quan trọng nhất đó là qua lịch sử của một người mà người ta có thể xét được xã hội đương thời trong giai đoạn mà họ sống. Trong những trường hợp mà chúng tôi đề cập đến thì điều này được thể hiện khá rõ. Những nhân vật mà chúng tôi tìm hiểu đều sống trong giai đoạn năm đầu thế kỷ mới khi nền kinh tế của nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Họ đều là người có vốn văn hóa nhất định. Khi đời sống kinh tế của mình được đảm bảo họ có nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho bản thân. Nhờ trong những năm qua, văn hóa của Việt Nam được phát triển nhất là ở lĩnh vực văn hóa tôn giáo tín ngưỡng cũng hoạt động cởi mở và nhộn nhịp hơn. Nhiều sinh hoạt văn hóa như hội hè, đình đám… và theo nó là sinh hoạt tôn giáo của Đạo Mẫu cũng xuất hiện nhiều hơn, quy mô hơn. Nhà nước ta không khuyến khích nhưng cũng không cấm đoán triệt để như trước kia nên việc tiến hành các nghi lễ của Đạo Mẫu diễn ra công khai thoải mái dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó sự phát triển về kinh tế cùng việc cởi mở hơn trong quản lý xã hội đã làm cho con người có thể tự do lựa chọn cho mình hình thức sinh hoạt tôn giáo phù hợp với nhu cầu và đức tin. Nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu cũng là một trong những nghi lễ được đông người tìm đến trong những năm qua để cầu mong một cuộc sống tình duyên hạnh phúc.

Ngoài ra chúng ta cũng không phủ nhận rằng chính nền kinh tế thị trường cùng sự bấp bênh của nó với cái được và cái mất diễn ra hàng ngày rất dễ đưa con người đến trạng thái căng thẳng gặp nhiều điều không may trong cuộc sống. Sự lo âu và bất ổn đó kéo dài đưa họ đến việc phải trông cậy vào sự bấu víu nào đó. Vì thế thần thánh là nơi lý tưởng để họ cầu mong. Họ tiếp xúc với thần thánh qua lời kêu, tiếng khấn, qua trực tiếp các nghi lễ để nguyện cầu một cuộc sống hạnh phúc hơn. Cho nên với những người muộn màng đường nhân duyên thì nghi lễ cắt giải tiền duyên đã

81

phần nào đáp ứng được nhu cầu của họ. Những sự ngẫu nhiên hay may mắn mà người đi cắt giải tiền duyên trước đó đã gặp được sau khi làm nghi lễ tác động đến tâm lý của khiến họ hào hứng làm lễ. Đây có lẽ chính là nguyên nhân góp phần vào việc nở rộ việc thực hành nghi lễ của đạo Mẫu nói chung và nghi lễ cắt giải tiền duyên nói riêng trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Khi thấy được nghi lễ cắt giải tiền duyên là một hiện tượng xã hội chúng ta phải thấy được tác động của nghi lễ đến xã hội ta như thế nào trong giai đoạn hiện nay. Trong xã hội khi có sự cởi mở về mặt tôn giáo, các nghi lễ tôn giáo sẽ được tự do thực hành nhằm đem lại hiệu quả cho tín đồ của mình. Do vậy nếu chúng ta hướng việc thực hành nghi lễ đó đi theo đúng đường lối về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và nhà nước thì nó sẽ tạo ra tính tích cực cho xã hội. Còn khi buông lỏng quản lý nó sẽ trở thành một hiện tượng gây bất ổn cho xã hội đi ngược lại bản chất tốt đẹp của tôn giáo. Đây là điều chúng ta cần quan tâm về nghi lễ cắt giải tiền duyên trong Đạo Mẫu.

Một phần của tài liệu Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)