Trung Quốc.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 49)

- Nhờ đổi mới. Nền nông nghiệp phát triển nhanh, công nghiệp phát triển hoàn chỉnh, tốc độ tăng trưởng caovà ổn định hàng năm đạt trên 7%

c.Củng cố, luyện tập

1. Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong những câu sau:

Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nào? a. Giải quyết được lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

b. Chất lượng cuộc sống cao, ổn định.

c. Công nghiệp phát triển nhanh hoàn chỉnh, có một số ngành công nghiệp hiện đại.

d. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định. d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

Ngày soạn Ngày dạy /12/2009 Dạy lớp 8 A B

Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I

1.Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh cần:

- Ôn lại những kiến thức đã học về tự nhiên, kinh tế, xã hội và sự phân chia các khu vực của châu Á trong nội dung chương trình đã học ở học kì I

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc phân tích và rút ra nhận xét các lược đồ, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu để thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí, đăc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở châu Á.

- Giáo dục HS có thái độ đúng đắn, say mê học tập.

2.Chuẩn bị của GV và HS:

a.GV:

- Bản đồ tự nhiên, dân cư kinh tế châu Á. - Lược đồ các khu vực ở châu Á, bảng phụ. b.HS:

- Vở, sgk, tập bản đồ. - Ôn từ tiết 1 => 15.

3.Tiến trình bài dạy:

* Ổn định tổ chức: 8A 8B a.Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong quá trình ôn tập. Đặt vấn đề vào bài mới: 1’

Nội dung chương trình từ bài 1đến bài 6 chúng ta đã ôn tập hãy xem lại trong nội dung tiết 7 “ ôn tập kiểm tra viết 45′ ” trong nội dung chương trình hôm nay chúng ta sẽ ôn lại nội dung chương trình từ bài 7 đến hết bài 13.

b.Nội dung bài mới:

CÂU 1:

Những nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội của các nước châu Á.

- Từ thế kỉ XVI đến trước chiến tranh thế giới thứ II: hầu hết các nước châu Á bị các nước đế quốc phương tây chiếm làm thuộc địa.

- Sau chiến tranh thế giới II các quốc gia ở châu Á lần lượt giành được độc lập, nền kinh tế kiệt quệ.

- Từ nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến tích cực, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều, số lượng các quốc gia nghèo vẫn chiểm tỉ lệ cao.

CÂU 2:

Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á.

Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX phần lớn các nước châu Á đã đẩy mạnh phát triển kinh tế vươn lên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhìn chung sự phát triển của các nước không đồng đều song nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn.

- Nông nghiệp: Sản xuất lương thực ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam đã đạt được những kết quả vượt bậc.

- Công nghiệp và dịch vụ: Nhật bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po là những nước có trình độ phát triển cao, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

CÂU 3:

Dựa vào bản đồ các nước các khu vực châu Á, hãy xác định vị trí các khu vực của châu Á?

( Xác định các khu vực gồm: Tây Nam Á. Nam Á. Đông Á. Đông Nam Á.)

CÂU 4:

Điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á có đặc điểm gì nổi bật. Với điều kiện tự nhiên như vậy tình hình phát triển dân cư, kinh tế-xã hội ở đây như thế nào?

- Vị trí nằm ở phía tây nam của châu Á, có tác dụng như chiếc cầu nối giữa châu Á với châu Phi và châu Âu, thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hoá xã hội…..

- DT rộng khoảng trên 7 tr km2, có nhiều núi và sơn nguyên, phân bố ở hướng tây bắc và tây nam của khu vực, đồng bằng nằm ở khu vực trung tâm.

- Khí hậu: Nóng và khô hạn, phát triển cánh quan hoang mạc, sông ngòi kém phát triển, là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ với trữ lượng lớn.

- Số dân 286 tr người, phần lớn là người Ả Rập theo đạo Hồi, sinh sống ở ven biển và trong các thung lũng có mưa.

- Kinh tế: Hoạt động kinh tế cổ truyền là nông nghiệp, hoạt động kinh tế hiện đại là khai thác dầu mỏ để xuất khẩu.

- Tình hình chính trị phức tạp không ổn định.

CÂU 5:

- Nam Á có điều kiện tự nhiên rất phong phú, có ba miền địa hình chính: phía bắc là dãy Himalaya hùng vĩ, phía nam là sơn nguyên Đê Can, ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn.

- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, là một trong những khu vực có mưa nhiều nhất trên thế giới.

- Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực.

- Nam Á có nhiều sông lớn, cảnh quan tự nhiên rất đa dạng.

CÂU 6:

Trình bày đặc điểm dân cư kinh tế xã hội của khu vực Nam Á?

- Là một trong những khu vực có số dân đông nhất ở châu Á cũng như trên thế giới.

Dân số: 1356 tr người (2001), phân bố dân cư không đồng đều.

- Nam Á là một trong những cái nôi của xã hội loài người, có nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ, là nơi ra đời của các tôn giáo lớn trên thế giới.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Các nước ở Nam Á: Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất. CÂU 7:

Trình bày những nét khái quát về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Á.

- Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận. Đất lliền và hải đảo.

- Nửa phía tây phần đất liền có nhiều núi và sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng, khí hậu cảnh quan thuộc miền khô hạn.

- Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi núi thấp xen kẽ các đồng bằng rộng.

- Phần hải đảo là vùng núi trẻ nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương. Cả hai vùng này nằm trong khu vực khí hậu gió mùa ẩm, cảnh quan rừng lá rộng là chủ yếu.

CÂU 8:

Nêu tình hình phát triển kinh tế xã hội của khu vực Đông Á?

- Khu vực đông Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.

- Là khu vực có số dân đông nhất ở châu Á 1503 tr người. Hiện nay các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh, một số nước trở thành nền kinh tế mạnh trên thế giới.

- Nhật Bản là cường quốc kinh tế phát triển cao, Hàn Quốc và Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.

c.Củng cố, luyện tập: 2’

- Xác định trên bản đồ các khu vực của châu Á?

- Nêu những nét khái quát về đặc điểm dân cư, xã hội châu Á? d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’

- Học theo nội dung ôn tập và phần ôn tập tiết 7. - Tiêt 17 kiểm tra học kì I.

Ngày soạn: 1/1/07.

Ngày giảng: 4/1/07.

Tiết 17. KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Nhằm đánh giá những kiến thức đã học của học sinh trong học kì I, từ đó nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập trong học kì II.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định và trả lời và trả lời đúng câu hỏi. Đọc phân tích bảng số liệu.

- Rèn luyện tính trung thực trong quá trình làm bài. II. Các thiết bị dạy học cần thiết:

- Câu hỏi, đáp án, biểu điểm. - Đồ dùng học tập.

III. Tiến trình thực hiện bài học: 1. Ổn định tổ chức lớp học. - Kiểm tra sĩ số lớp.

- Nhắc nhở học sinh trong quá trình làm bài. 2. Nội dung kiểm tra:

- GV: Phát đề kiểm tra. - Học sinh làm bài. IV. Đánh giá:

- GV: Nhận xét giờ kiểm tra.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

- Chuẩn bị trước bài mới bài 14 “Đông Nam Á - đất liền và hải đảo.

Ngày soạn: 7/1/07.

Ngày giảng: 11/1/07.

Tiết 18. ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Nắm được vị trí lãnh thổ khu vực Đông Nam Á (Gồm phần bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai) Ý nghĩa của vị trí địa lí đó.

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình núi chiếm diện tích lớn, đồng bằng mầu mỡ nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa. Sông ngòi có chế độ nước thay đổi theo mùa. Rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.

- Rèn luyện lĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết đặc điểm vị trí của khu vực Đông Nam Á trong Châu Á và trên thế giới., rút ra được ý nghĩa cầu nối của khu vực về kinh tế chính trị.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau qua đó giải thích một số đặc điểm tự nhiên của khu vực.

II. Phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ tự nhiên Châu Á.

- Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á.

- Tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên khu vực Đông Nam Á. III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Không.

2. Bài mới:

- Khu vực Đông Nám Á chỉ chiếm diện tích nhỏ khoảng 4,5tr km2 nhưng lại có cả không gian về đất liền và hải đảo rất rộng lớn vậy đặc điểm tự nhiên của khu vực này như thế nào … Bài mới.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát h 14.1 SGK và bản đồ khu vực Đông Nam Á.

? Xác định vị trí giới hạn khu vực trên bản đồ treo tường. từ đó rút ra đặc điểm cấu trúc của khu vực?

? Dựa vào lược đồ H14.1 SGK. Xác định các điểm cực bắc, cực nam, đông, tây thuộc những nước nào. Nằm ở kinh độ, vĩ độ nào?

- HS: Xác định trên bản đồ treo tường + Điểm cực bắc: Mi-an-ma 23o5’ B + Điểm cực nam: In-đô-nê-xia 10o5’ N

+ Điểm cực đông: Biên giới Niu-ghi-nê 140o

Đ

+ Điểm cự tây: Mi-an-ma 92o Đ

? Đông Nam Á là cầu nối giữa đại dương nào, châu lục nào?

- HS: Là cầu nối giữa Châu Á với Châu Đại Dương, giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á.

- Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo là quần đảo Mã Lai.

- Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục và hai đại dương.

- GV: Vị trí cầu nối của châu lục này càng trở nên quan trọng hơn khi nền kinh tế thế giơi ngày càng phát triển theo su hướng toàn cầu hoá.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát 14.1 SGK

? Đông Nam Á có những dạng địa hình nào?

- HS: Có địa hình rất đa dạng gồm núi, cao nguyên, đồng bằng ….

? Hãy trình bày sự phân bố các dạng địa hình trên bán đảo Trung Ấn?

- HS: Trình bày trên bản đồ treo tường…

? Dựa vào bản đồ tự nhiên hãy xác định đặc điểm địa hình của phần hải đảo?

- HS: Xác định trên bản đồ

? Đánh giá về nguồn tài nguyên khoáng sản trong khu vực?

? Bằng kiến thức đã học hãy cho biết Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu như thế nào?

- HS: Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa…..

? Nhận xét hướng gió và thời gian hoạt động của gió mùa hạ?

- HS: Gió mùa hạ hoạt động từ tháng 4 – 10 Hàng năm thổi theo hướng từ biển vào mang theo thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều.

? Nhắc lại thời gian hoạt động và hướng gió mùa đông?

- HS: Gió mùa đông hoạt động từ tháng 11 – 4

2. Đặc điểm tự nhiên. a. Địa hình.

* Bán đảo trung Ấn:

- Núi chiếm diện tích lớn chạy theo hướng B-N và TB-ĐN, bao quanh là các cao nguyên thấp. Địa hình bị chia cắt mạnh.

- Đồng bằng ở ven biển và hạ lưu của các con sông lớn.

* Phần hải đảo thường có động đất và núi lửa.

* Vùng đất liền và thềm lục địa có nhiều khoáng sản.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w