Tính chất đa dạng và thất thường.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 120)

III. Tiến trình thực hiện bài mới:

2. Tính chất đa dạng và thất thường.

+ Miền khí hậu phía bắc: Từ vĩ tuyến 18oB trở ra có mùa đông lạnh ít mưa, cuối đông ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

+ Miền khí hậu đông Trường Sơn: Từ vĩ tuyến 18oB - 11oB có mùa mưa lệch về thu đông.

+ Miền khí hậu phía nam: Gồm nam bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô.

+ Miền khí hậu biến đông: mang tính chất nhiệt đới gió màu hải dương.

? Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta đa dạng như vậy?

- HS: Do sự đa dạng của địa hình và lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ.

? Ngoài tính đa dạng kể trên tính chất thất thường của khí hậu nước ta còn được thể hiện ở những đặc điểm nào?

- HS: Có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm mưa nhiều có năm mưa ít, có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão ...

- GV: Trong những năm gần đây các hiện tượng nhiễu loạn khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta.

- Miền khí hậu phía bắc: Từ vĩ tuyến 18oB trở ra có mùa đông lạnh ít mưa, cuối đông ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

- Miền khí hậu đông Trường Sơn: Từ vĩ tuyến 18oB - 11oB có mùa mưa lệch về thu đông.

- Miền khí hậu phía nam: Gồm nam bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô.

- Miền khí hậu biển đông: mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.

- Ngoài tính đa dạng khí hậu nước ta còn rất thất thường và biến động mạnh.

IV. Đánh giá:

- HS: Trình bày trên bản đồ.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập 3 SGK, Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị trước bài mới, bài 32 “ Các mùa thời tiết và khí hậu ở nước ta” Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 38. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần nắm được. 1. Kiến thức:

- Những nét đặc trưng của khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.

- Sự khác biệt về khí hậu - thòi tiết của ba miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Những thuận lợi khó khăn do khí hậu mang lại đối với sinh hoạt sản xuất và đời sống của người dân.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lược đồ,biểu đồ khí hậu.

- Hình thành mối quan hệ giữa khí hậu với đời sống sản xuất và đời sống của dân cư ở nước ta.

II. Các thiết bị dạy học cần thiết: - Bản đồ khí hậu Việt Nam.

- Bảng số liệu khí hậu (Bảng 31.1)

- Biểu đồ khí hậu về theo số liệu bảng 33.1

- Tranh ảnh về một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão .... ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống con người ở Việt Nam. III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy trình bày tính chất đa dạng của khí hậu nước ta?

- Miền khí hậu phía bắc: Từ vĩ tuyến 18oB trở ra có mùa đông lạnh ít mưa, cuối đông ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

- Miền khí hậu đông Trường Sơn: Từ vĩ tuyến 18oB - 11oB có mùa mưa lệch về thu đông.

- Miền khí hậu phía nam: Gồm nam bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô.

- Miền khí hậu biển đông: mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương. 2. Bài mới:

- Không thể hiểu đúng và sát với thực tế khí hậu nước ta nếu chỉ thông qua các đặc điểm chung và các số liệu trung bình về nhiệt độ lượng mưa .... trên cả nước. Do vậy chúng ta phải xét tới diễn biến thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng của lãnh thổ Việt Nam.

Theo chế độ gió mùa, Việt Nam có hai mùa khí hậu, gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ tự nhiên.

? Hãy xác định hướng gió mùa đông bắc vào Việt Nam?

- HS: Thực hiện trên bản đồ.

? Trong mùa này khí hậu ở các miền nước ta như thế nào?

- HS: Khí hậu của các miền ở nước ta khác nhau rất rõ rõ rệt.

THẢO LUẬN NHÓM

? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà và bảng số liệu 31.1 SGK. Em hãy chứng minh nhận định trên? (Yêu cầu

học sinh xác định trên bản đồ từng khu vực khí hậu của nước ta trong thời gian hoạt động của gió mùa đông bắc).

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận trên bản đồ.

+ Miền bắc: Có mùa đông không thuần nhất. Đầu mùa se lạnh khô hanh, cuối mùa mưa phùn ẩm ướt, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15oC (Miền núi có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết).

+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

+ Riêng duyên hải Nam Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w