Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 79)

XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC Tiết 23 ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC, NGOẠ

2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí.

với môi trường địa lí.

- Hoạt động công nghiệp ngày càng tác động mạnh mẽ và làm biến đổi môi trường tự nhiên theo hướng tiêu cực.

- Để bảo vệ môi trường con người cần có những phương hướng phát triển bền vững để bảo vệ môi trường.

IV. Đánh giá:

- Sự tác động của xã hội loài người tới môi trường địa lí như thế nào? - Để bảo vệ môi trường con người cần làm gì?

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK

- Làm bài tập trong tập bản đồ

Ngày soạn: Ngày giảng:

PHẦN HAI ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Tiết 26. VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông nam Á và Thế Giới

- Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế-chính trị của nước ta hiện nay.

- Biết được nội dung, phương pháp chung trong học tập địa lí Việt Nam. 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng khái quát về lãnh thổ, quá rtình phát triển kinh tế - văn hoá - chính trị trong từng giai đoạn lịch sử. Nắm được cách học bộ môn.

II. Các thiết bị dạy học cần thiết: - Bản đồ các nước trên thế giới.

- Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á. III. Tiến trình thực hiện bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Không kiểm tra (Dành thời gian để giới thiệu chương trình địa lí Việt Nam) 2. Bài mới:

- Phần địa lí Việt Nam bao gồm phần tự nhiên (lớp 8) và phần địa lí kinh tế kinh tế-xã hội (Lớp 9) sẽ giới thiệu giúp chúng ta hiểu những nét cơ bản về đặc điểm tự nhiên, nền kinh tế xã hội của nước ta trong từng giai đoạn phát triển. Trong nội dung bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nét khái quát về đất nước chúng ta.

- GV: Treo bản đồ thế giới và giưói thiệu. Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dộc lập có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ....

? Việt Nam gắn liền với Châu lục nào, đại dương nào. Việt Nam có chung đường biên giới với những quốc gia nào?

1. Việt Nam trên bản đồ thế giới.

- Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền thống nhất toàn

- GV: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Chính vì vậy Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm tự nhiên, văn hoá lịch sử của khu vực Đông Nam Á.

? Bằng kiến thức đã học và kiến thức thực tế em hãy chứng minh cho nhận xét trên?

- HS: Việt Nam có nếp sinh hoạt, làm ăn, phong tục tập quán, có lịch sử đấu tranh giải phong dân tộc tương đồng với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- GV: Ngày nay với vai trò là một trong các thành viên ASEAN, Việt Nam đang mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

? Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

- HS: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995.

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 2 SGK

THẢO LUẬN NHÓM

? Dựa vào kiến thức SGK và H22.1, bảng 22.1 Hãy cho biết tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam qua từng thời kì, lấy ví dụ chứng minh?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm. - GV: Chuẩn hoá kiến thức.

+ Trong và ngay sau chiến tranh nền kinh tế nước ta bị tàn phá kiệt quệ.

+ Từ 1986 đến nay với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới.

Công nghiệp từng bước được khôi phục và phát

vẹn lãnh thổ gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Việt Nam là một trong những quốc gia có đầy đủ các đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.

2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.

triển với cơ cấu đa dạng có nhiều ngành hiện đại như trong H22.1 SGK.

Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối và hợp lí, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng VD: Bảng 22.1

? Mục tiêu tổng quát về kinh tế trong các giai đoạn từ

2000 – 2020 là gì?

- HS: Từ 2000 – 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng thấp kém. Đến 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục 3 SGK

? Bằng những kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học em hãy cho biết để học tốt địa lí Việt Nam cần có những phương pháp nào?

- Học phần ghi trang 80 SGK

“ Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng ... trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnn đại” 3. Học địa lí Việt Nam như thế nào?

- Cần đọc kĩ SGK và làm đầy đủ các bài tập, cần sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt ngoài trời, du lịch ...

IV. Đánh giá:

- Trình bày vị trí giới hạn của Việt Nam trên bản đồ thế giới?

- Mục tiêu chiến lược tổng quát từ năm 2000 – 2020 của nước ta là gì? V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.

- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập 2,3 SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

Ngày soạn: Ngày giảng:

ĐỊA LÍ TỰ NNHIÊN

Tiết 27. VỊ TRÍ GIỚI HẠN HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, Xác định được vị trí giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.

- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn, các giá trị cơ bản của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta. 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí địa lí, giới hạn diện tích vùng biển đất, liền trên bản đồ.

- Giải thích đượccác giá trị cơ bản về vị trí hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

II. Các thiết bị dạy học cần thiết: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. - Bản đồ thế giới.

III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ:

? Việt Nam có những tiến bộ gì trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế ? - Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng công sản Việt Nam, đất nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc, vượt qua những khó nhăn do chiến tranh để lại, cái cách nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả, nhân dân ta đang tích cực xây

dựng nền kinh tế - xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Bài mới:

- Vị trí, hình dạng, kích thước lãmh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế xã hội ở nước ta.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H23.2 SGKvà bảng 23.2 treo bản đồ Việt Nam hướng dẫn hs quan sát.

? Hãy xác định các điểm cực bắc, nam, đông, tây của phần đất liền trên bản đồ? (Đọc toạ độ địa lí của các điểm đó).

- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.

THẢO LUẬN NHÓM

- Dựa vào bảng 23.2 thảo luận theo câu hỏi SGK trong nội dung phần a.

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận - GV: Chuẩn hoá kiến thức.

+ Từ cực bắc đến cực nam kéo dài khoảng 15ovĩ tuyến nằm trong đới nóng.

+ Từ tây sang đông mở rộng 7o kinh tuyến. + Lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.

? Đọc bảng 23.1 và kiến thức SGK. Cho biết diện tích của Việt Nam, Việt Nam gồm bao nhiêu tỉnh thành?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam.

? Xác định vị trí quàn đảo Trường Sa. Cho biết diện tích biển Việt Nam. Biển Việt Nam nằm trong biển nào?

- HS: Xác định trên bản đồ.

1. Vị trí giới hạn lãnh thổ. a. Phần đất liền.

- Vị trí bảng số liệu 23.2 SGK.

- Diện tích Việt Nam: 329.247 km2 gồm 64 tỉnh và thành phố.

b. Phần biển.

- Diện tích khoảng 1tr km2

nằm trong Biển Đông.

c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục c.

? Trình bày những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên của nước ta trên bản đồ?

- HS: Trình bày trên bản đồ - HS: Trìng bày trên bản đồ.

? Với dặc điểm nêu trên có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên cho ví dụ?

- HS: Môi trường tự nhiên rất đa dạng do nằm ở vị trí trung gian

- GV: Yêu cầu hs đọc nội dung mục a. Ghi nhớ và trình bày trên bản đồ.

- HS: Trình bày trên bản đồ.

? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

- HS: Thiên nhiên đa dạng và phong phú chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển. Với giao thông vận tải có nhiều loại hình, song cũng gặp không ít những khó khăn do thiên nhiên mang lại.

THOẢ LUẬN NHÓM

- GV: Hướng dẫn hs thảo luận theo câu hỏi ở mục b.

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận - GV: Chuẩn hoá kiến thức.

Phần biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam có rất nhiều đảo và quần đảo. Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang) với diện tích

568 km2. Vịnh đẹp nhất là vịnh Hạ Long được UNESCO công nhậnn là di sản thiên nhiên thế

2. Đặc điểm lãnh thổ. a. Phần đất liền.

- Phần đất liền kéo dài theo chiều bắc nam khoảng 15 vĩ độ dài khoảng 1650 km, hẹp chiều ngang, có hình dạng chữ S.

giới vào năm 1994. Quần đảo xa nhất nước ta là quần đảo Trường Sa cách tỉnh khánh Hoà khoảng 248 Hải lí (460 km) cấu tạo bằng san hô.

IV. Đánh giá:

- Trình bày đặc điểm vị trí giới hạn lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ treo tường? V, Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập1,2 SGK.

- Làm bài tập tong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị trước bài 24. “Vùng biển Việt Nam”

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 28. VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Hiểu về tài nguyên môi trường vùng biển Việt Nam.

- Củng cố nhận thức về vùng biển chủ quyền của Việt Nam. 2. Kĩ năng. Thái độ.

- Dựa vào bản đồ trình bày được các đặc điểm vị trí giới hạn của biển Việt Nam. dựa vào đặc điểm tự nhiên của Biển Đông.

- Xây dựng lòng yêu biển và ý thức bảo vệ và xây dựng vùng biển quê hương. II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á.

- Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp của vùng biển Việt Nam. III. Tiến trình thực hiện bài học.

1. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày vị trí giới hạn hình dạng lãnh thổ Việt Nam phần đất liền trên bản đồ treo tường?

- HS: Trình bày trên bản đồ. + Vị trí giới hạn bảng 23.2 SGK.

+ Diện tích 329.247 km2. Gồm 64 tỉnh và thành phố.

+ Phần đất liền kéo dài theo chiều bắc nam trên 15o vĩ tuyến, hẹp chiều ngang. + Hình dạng uốn cong hình chữ S.

2. Bài mới:

- Đất nước ta ngoài phần trên lục địa còn một phần rất rộng lớn gấp nhiều lần đất liền đó là phần biển. Vùng biển nước ta nằm trong Biển Đông. Giữa phần lục địa và phần biển có mối quan hệ mật thiết về mọi mặt. Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta. Nền kinh tế biển đang đóng một vai trò hết sức to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

- GV: Hướng dẫn hs quan H24.1 SGK.

? Nêu diện tích của biển Việt Nam, biển Việt Nam nằm trong biển nào, có đường ranh giới tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

- GV: Do sự phân định chủ quyền trong vịnh Bắc bộ chưa hoàn thiện nên chhúng ta xét Biển Đông nói chung sẽ nắm được các đặc điểm của vùng biển Việt Nam.

? Dựa vào bản đồ hãy xác định vị trí giới hạn của Biển Đông?

- HS: Trải dài từ vùng xích đạo đến vùng chí tuyến bắc. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.

a. Diện tích giới hạn.

- Biển Việt Nam diện tích khoảng 1 tr km2, nằm trong Biển Đông.

- HS: Xác định trên bản đồ các vịnh, các eo biển thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Biển Đông nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang đầy đủ các tính chất đó.

? Cho biết đặc điểm nhiệt độ nước biển ở tầng trên mặt và đưa ra nhận xét?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H24.2 SGK (Chú ý quan sát các đường đẳng nhiệt)

? Nhận xét nhiệt độ nước biển theo vĩ độ, theo độ gần và xa bờ?

? Hãy nhắc lại chế độ hoạt động của gió và tính chất của gió mùa trong khu vực?

- HS: Gió mùa đông bắc hoạt động vào mùa đông thường lạnh và khô. Gió mùa tây nam hoạt động trong mùa hạ nóng ẩm.

? Quan sát trên H24.2 em có nhận xét gì về nhiệt độ nước biển ở tháng 1 và tháng 7 hãy giải thích nguyên nhân? - HS: Nhiệt độ nước biển tháng 1 thấp, tháng 7 cao do ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H24.3 SGK

? Nhận xét hướng chảy của dòng biển trong hai mùa, có liên quan như thế nào đến chế độ hoạt động của gió mùa? ? Qua sự chuẩn bị bài hãy cho biết lượng mưa trên biển? - HS: Lượng mưa trên biển thường ít hơn so với trên đất liền.

? Hãy giải thích tại sao có đặc điểm đó?

Diện tích 3.447.000 km2, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

b. Đặc điểm khí hậu hải văn.

* Tính chất nhiệt đới.

- Nhiệt độ trung bình của tầng nước trên mặt trong năm là 23oC (Cao).

- Nhiệt độ nước biển thay đổi theo độ gần và xa bờ, thay đổi theo vĩ độ.

* Tính chất gió mùa.

- Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa gió.

- Các dòng biiển hoạt động theo mùa gió và hướng gió.

- HS: Do tốc độ gió trên biển rất lớn nên hơi nước khó ngưng tụ nên có mưa ít.

? Nhắc lại nước triều là do những nguyên nhân nào tạo ra? - HS: Nước triều là do sức hút của mặt trăng, mặt trời tạo ra.

? Vậy chế độ nước triều ở nước ta có đặc điểm gì? - HS: Rất đặc sắc đa dạng và đều đặn.

? Hãy cho biết độ muối trung bình của Biển Đông. Độ muối thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?

- GV: Vậy tài nguyên và môi trường biển nước ta có đặc

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w