Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 104)

XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC Tiết 23 ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC, NGOẠ

11. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

(Hy-ma-laya) diễn ra mạnh mẽ làm núi non sông ngòi trẻ lại.

- Gới sinh vật phát triển phong phú. Đặc biệt có sự xuất hiện của loài người.

? Chứng minh Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, sự hình thành các mỏ khoáng sản ở Việt Nam?

- HS:

- Việt Nam có khoảng hơn 5000 điểm quặng và hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước có trữ lượng vừa và nhỏ. (Trong đó có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn).

- Các vùng mỏ chính ở nước ta hình thành theo lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.

IV. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học và trả lời câu hỏi theo nội dung đã ôn tập.

- Bổ xung kiến thức trong nội dung các bài thực hành. - Giờ sau kiểm tra viết 45’.

Ngày soạn: 13/3/07. Ngày giảng: 15/3/07.

Tiết 33. KIỂM TRA VIẾT 45’ I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức:

- Kiểm tra đáng giá quá trình học tập của học sinh trong nội dung đã học từ bài 25 đến bài 27. (Phần dân cư, kinh tế, xã hội Đông Nam Á. Tổng kết địa lí tự nhiên các châu lục. Phần địa lí tự nhiên Việt Nam)

- Thông qua bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi.

- Rèn đức tính trung thực thật thà của học sinh trong quá trình làm bài kiểm tra.

- Rèn kĩ năng trình bày một vấn đề địa lí. II. Phương tiện dạy học cần thiết: - GV: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. - HS: Ôn tập theo nội dung hướng dẫn. III. Tiến trình tổ chức giờ kiểm tra:

1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp.

- Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. 2. Nội dung kiểm tra:

- GV: Phát đề kiểm tra. - Học sinh làm bài. IV. Đánh giá:

- GV: Nhận xét giờ kiểm tra

- Chuẩn bị trước bài 28 “ Đặc điểm địa hình Việt Nam”

Ngày soạn: 13/3/07.

Ngày giảng: 15/3/07.

Tiết 34. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

- Nắm được mối quan hệ của địa hình với các thành tố khác trong cảnh quan thiên nhiên.

- Tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẽ. 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam. - Hình dung được cấu trúc cơ bản của địa hình nước ta. II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lát cắt địa hình phóng to.

- Hình ảnh một số dạng địa hình cơ bản của Việt Nam như: + Địa hình cacxtơ

+ Địa hình cao nguyên badan. + Địa hình đồng bằng châu thổ.

+ Địa hình nhân tạo: Đê sông, đê biển, hồ chứa nước. III. Tiến trình thực hiện bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình giảng bài mới: 2. Bài mới:

- Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình ( Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa ...) phản ánh lịch sử địa chất địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hoá mạnh mẽ.

- GV: Ngay nội dung đề mục đã cho chúng ta thấy đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta vậy chúng ta cần chứng minh điều này trên bản đồ...

? Nhắc lại từ độ cao nào dược xác định là dạng địa hình đồi núi?

- HS: Địa hình có độ cao từ 500m trở nên được xác định là đồi núi.

- GV: Treo bản đồ tự nhiên hướng dẫn hs đọc bảng chú giải độ cao địa hình bằng thang màu.

? Đồi núi được xác định bằng màu sắc như thế nào trên bản đồ?

- HS: Đọc các màu sắc thể hiện từng độ cao của đồi núi trên bản đồ và chỉ trên bản đồ.

? Dựa vào phần bạn vừa trình bày trên bản đồ em có nhận xét gì về diện tích đồi núi ở nước ta?

- HS: Đồi núi chiếm diện tích lớn

? Dựa vào màu sắc trên bản đồ em hãy xác trên bản đồ những khu vực có độ cao dưới 1000m, những khu vực có độ cao trên 2000m từ đó rút ra nhận xét về độ cao của địa hình phần đất liền của nước ta?

- HS: Trình bày trên bản đồ. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

? Hãy xác định trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng và các đỉnh núi cao trên 2000m?

- HS: Xác định trên bản đồ.

? Dựa trên bản đồ xác định cánh núi cung lớn kéo dài từ vùng Tây Bắc đến Đông Nam Bộ?

- HS: Xác định trên bản đồ

? Xác định các vùng núi lan ra sát biển, vùng núi bị nhấn chìm thành các quần đảo ven bờ?

- HS: Vùng núi lan ra sát biển chia cắt vùng đồng bằng

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w