Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 56)

năm sau gió thổi từ lục địa ra mang theo không khí khô và lạnh

? Ngoài khu vực khí hậu gió mùa Đông Nam Á còn kiểu khí hậu nào khác?

- HS: Phần phía nam của Quần Đảo Mã Lai có khí hậu xích đạo

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích lược đồ H14.2 SGK.

? Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm và cho biết chúng thuộc kiểu khí hậu nào?

- HS: Pa-Đăng thuộc khí hậu xích đạo, Y-an- gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

? Quan sát trên bản đồ tự nhiên xác định vị trí các sông của khu vực, hướng chảy, chế độ nước?

- HS: Xác định và trình bày trên bản đồ.

? Cảnh quan tự nhiên của Đông Nam Á?

* Khí hậu: Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông thường lạnh và khô, mùa hạ thường nóng và ẩm.Phần phía nam của Quần Đảo Mã Lai có khí hậu xích đạo

* Sông ngòi:

- Trên bán đảo Trung Ấn có mạng lưới sông ngói dày đặc bắt nguồn tư hướng tây bắc chảy về hướng đông nam chế độ nước thay đổi theo mùa. - Trên các đảo sông ngắn dốc, chế độ nước điều hoà.

* Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh chiếm diện tích lớn ngoài ra còn có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa, xa van.

IV. Đánh giá:

? Dựa vào bản đồ hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Đông Nam Á?

? Nêu ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ trong khu vực?

? Nêu đặc điểm của gió mùa hạ và gió mùa đông vì sao những loại gió này lại có đặc điểm như vậy?

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập 3 SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị trước bài tiếp theo “ Đặc điểm dân cư – xã hội Châu Á” Ngày soạn: 12/1/07.

Ngày giảng: 14/1/07.

Tiết 19. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á.

- Biết đặc điểm dân cư gắn với nền kinh tế nông nghiệp. Lúa nước là cây nông nghiệp chính.

- Nắm được nét văn hoá tín ngưỡng, những nét chung và nét riêng trong sản xuất, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á.

II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ phân bố dân cư Châu Á. - Lược đồ các nước Đông Nam Á,

- Tranh ảnh về tín ngưỡng văn hoá của khu vực Đông Nam Á. III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? a. Địa hình.

* Bán đảo trung Ấn:

- Núi chiếm diện tích lớn chạy theo hướng B-N và TB-ĐN, bao quanh là các cao nguyên thấp. Địa hình bị chia cắt mạnh.

- Đồng bằng ở ven biển và hạ lưu của các con sông lớn. * Phần hải đảo thường có động đất và núi lửa.

* Vùng đất liền và thềm lục địa có nhiều khoáng sản. b. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.

* Khí hậu: Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông thường lạnh và khô, mùa hạ thường nóng và ẩm.Phần phía nam của Quần Đảo Mã Lai có khí hậu xích đạo

* Sông ngòi:

- Trên bán đảo Trung Ấn có mạng lưới sông ngói dày đặc bắt nguồn tư hướng tây bắc chảy về hướng đông nam chế độ nước thay đổi theo mùa.

- Trên các đảo sông ngắn dốc, chế độ nước điều hoà.

* Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh chiếm diện tích lớn ngoài ra còn có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa, xa van.

2. Bài mới:

- Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục, hai đại dương với các đường giao thông ngang dọc trên biển và nằm giữa hai châu lục có nền văn minh lâu đời, vị trí đó đã ảnh hưởng tới đặc điểm dân cư xã-hội của các nước trong khu vực như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.

GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng 15.1 SGK

? Hãy so sánh mật độ dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đông nam Á với Châu Á và thế giới?

- HS: Mật độ trung bình bằng với Châu Á và cao hơn rất nhiều so với thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất cao.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H15.1 SGK và bản 15.2 SGK.

THẢO LUẬN NHÓM

? Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia, tên và thủ đô của các quốc gia đó?

? So sánh diện tích của nước ta so với các nước trong khu vực?

? Có những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến ở khu vực, điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu giữa các khu vực?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận và trình bày trên bản đồ treo tường.

+ Đông Nam Á có 11 quốc gia

+ Việt Nam là nước có diện tích trung bình trong khu vực nhưng có số dân đông, mật độ dân số rất cao.

+ Ngôn ngữ phổ biến la Anh, Hoa, Mã Lai...(Ngôn ngữ bất đồng nên khó khăn trong giao lưu kinh tế xã hội)

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H16 SGK và bản đồ treo tường.

? Dân cư Đông Nam Á thuộc chủng tộc nào, nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở đây?

1.Đặc điểm dân cư.

- Đông Nam Á có số dân đông 536 tr người (2002). Mật độ dân số trung bình 119 ng/ km2 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất cao 1,5%

- Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã lai....

- Dân cư thuộc chung tộc Môn-gô-lô-ít và Ôxtralôít. Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển và trong các đồng bằng châu thổ.

- GV: Vì ở đây có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Đông Nam Á có các biển ... người dâncó tín ngưỡng địa phương”

? Em có nhận xét gì về nét sinh hoạt, sản xuất, tôn giáo của người dân ở khu vực Đông Nam Á?

- HS: Do nằm trong cùng một khu vực nên Đông Nam Á có những nết tương đồng trong sinh hoạt sản xuất, song cũng có nét riêng biệt trong phông tục tập quán sinh hoạt ...

- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Vị trí cầu nối ... Hết mục 2 ”

? Ngoài những nét tương đồng trong sản xuất các nước Đông Nam Á còn có những nét tương đồng nào khác

- HS: Trong lịch sử đáu tranh giải phóng dân tộc. + Trước chiến tranh thế giới thứ II đều bị chiếm làm thuộc địa

+ Trong chiến tranh thế giới II bị Phát Xít Nhật chiếm đóng.

+ Sau chiến tranh thế giới II các nước lần lượt giành được độc lập

? Với những nét tương đồng đó có ý nghĩa như thế nào trong sự hợp tác giữa các nước trong khu vực?

- HS: Là điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện của các nước trong khu vực

2. Đặc điểm xã hội.

- Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, song cũng có những phong tục tập quán tôn giáo riêng.

- Các nước Đông Nam Á có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

IV. Đánh giá:

* Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau.

- Đáp án nào không phải là đặc điẻm chung của các nước Đông Nam Á. a. Trồng lúa nước, gạo là lương thực chính.

b. Dân số tăng nhanh.

c. Dân cư trong khu vực có cùng ngôn ngữ.

d. Các nước lần lượt giành được độc lập sau chiến tranh thế giới II.

* Hãy lập bảng thống kê tên nước, thủ đô, dân số, diện tích, các nước Đông Nam Á.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học, trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ.

- Chuẩn bị trước bài 16 “Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á”

Ngày soạn: 16/1/06. Ngày giảng: 18/1/06.

Tiết 20. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiên thức:

- Nắm được đặc điểm về tốc độ phat triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước. Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng ở một số nước. Nền kinh tế nói chung phát triển chưa vững chắc.

- Nắm được đặc điểm của nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế. Nghành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đóng góp tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong nước. Nền kinh tế dễ bị tác động từ bên ngoài. Phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến môi trường.

2. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng phân tích bảng số liệu, đọc phân tích bản đồ, lược đồ để biết được mực độ tăng trưởng của các nước trong khu vực.

II. Phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ các nước Đông Nam Á.

- Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các quốc gia trong khu vực. III. Tiến trình tổ chức bài học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày trên bản đồ treo tường vị trí giới hạn, thủ đô, dân số, diện tích

các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tại sao nói các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc?

- HS: Trình bày trên bản đồ treo tường...

- Cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính.

- Trước chiến tranh thế giới II bị chiếm làm thuộc địa, trong chhiến tranh thế giới II bị Nhật xâm chiếm, sau chiến tranh thế giới II các nước lần lượt giành được độc lập.

2. Bài mới:

- Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những lỗ lực lớn để thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay Đông Nam Á được biết đến như một khu vực có những thay đổi đáng kể trong sự phát triển kinh tế-xã hội, vậy nền kinh tế các nước Đông Nam Á có đặc điểm gì... Bài mới.

- GV: hướng dẫn hs nghiên cứu “ Nửa đầu thế kỉ XX .... Cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc”

? Nửa đầu thế kỉ XX nền kinh tế các nước Đông Nam Á có đặc điểm gì. Nguyên nhân vì sao?

- HS: Nền kinh tế lạc hậu do bị các nước đế quốc chiếm đóng

- GV: Hướng dẫn hs phân tích bảng 16.1 SGK

? Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

- HS: Tăng trưởng khá nhanh nhưng chưa vững chắc

VD. Từ 1980 – 1996 Tăng trưởng nhanh, đến năm 1998 mức tăng trưởng ở nhiều quốc gia ở mức âm.

? Nguyên nhân nào dẫn khiến nền kinh tế các nước Đông Nam Á có đặc điểm đó?

1. Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 8 - CHUẨN SƠN LA (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w