trong mùa hạ và mùa đông?
- HS: Gió mùa đông hoạt động theo hướng TB-ĐN. Gió mùa hạ hoạt động theo hướng ĐN- TB. - Khí hậu của khu vực mang tính chất gió mùa.
? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hoá của khí hậu?
? Với điều kiện khí hậu như vậy cảnh quan tự nhiên ở đây có đặc điểm gì?
- HS: Phần phí đông có rừng bao phủ. Phần phía tây phát triển thảo nguyên và bán hoang mạc.
- Phần hải đảo là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
- Phần đất liền có 3 hệ thống sông lớn bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển phía đông.
b. Khí hậu và cảnh quan. quan.
- Khí hậu: Phần phía đông một năm có hai mùa, mùa hạ mát, ẩm mưa nhiều. Mùa đông lạnh, khô.
Phần phía tây khô hạn quanh năm.
- Cảnh quan tự nhiên: Phía đông có rừng bao phủ, phía tây là thảo nguyên và bán hoang mạc.
1. Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong những câu sau: - Hướng gió chính ở Đông Á:
a. Mùa đông: hướng Tây Nam, mùa hạ hướng Đông Nam. b. Mùa hè: Hướng Tây Bắc, mùa đông hướng Đông Nam. c. Mùa đông: Hướng Tây Bắc, mùa hạ hướng Đông Nam. d. Mùa hạ: Hướng Tây Nam, mùa đông hướng Tây Bắc.
2. Hãy nêu sự khác biệt giữa địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. Đọc bài đọc thêm. - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 13: “ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á”.
Ngày soạn: 26/12/06.
Ngày giảng: 30/12/06.
Tiết 15. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á.1.Mục tiêu: 1.Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm vững những đặc điểm về dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Á.
Hiểu rõ những đặc điểm cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và Trung Quốc.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng đọc và phân tích bảng số liệu dân cư và kinh tế.
2.Chuẩn bị của GV và HS:
a.GV:
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế khu vực Đông Á.
- Tranh ảnh, tài liệu, số liệu về các ngành công nghiệp, nông nghiệp hoạt động sản xuất của các nước trong khu vực Đông Á.
b.HS:
- Vở, sgk, BT bản đồ địa lí 9. - Đọc, chuẩn bị bài 13
3.Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 8A 8B a.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực Đông Á?
* Địa hình: 5 đ - Phần đát liền:
Phía tây là các dãy núi cao, cao nguyên và các bồn địa rộng. Phía đông là vùng đồi thấp và đồng bằng rộng lớn.
- Phần hải đảo là vùng núi trẻ thường có động đất và núi lửa. * Khí hậu: 5đ
- Phần phía tây của đất liền là khí hậu lục địa khô hạn. Cảnh quan là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
- Phần phía đông của đất liền và hải đảo có khí hậu gió mùa . Phát triển rừng cây lá rộng
Đăt vấn đề vào bài mới: 1’
Đông Á là khu là khu vực đông dân nhất châu Á, đồng thời là khu vực phát triển nhanh với nhiều nền kinh tế mạnh trên thế giới. Trong tương lai sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á có nhiều hứa hẹn.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng số liệu SGK và bản đồ dân cư.
? Khu vực Đông Á gồm những quốc gia nào. Vùng lãnh thổ nào?
- HS: Bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, CHĐND Triều Tiên Hàn Quốc, Đài Loan.
? Quan sát bảng 11.1 SGK hãy rút ra nhận xét về số dân trong khu vực?
? Dựa vào bang 13.1 SGK. Hãy nhận xét số của các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á?
- HS: Số của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều. Chiếm tỉ lệ lớn nhất là Trung Quốc số dân 1.288.000.000 ng, thấp nhất là đảo Đài Loan 22,5 tr người .
? Tình hình phát triển kinh tế của các nước Đông Á sau chiến tranh thế giới II?