Ngày giỗ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 39)

6. Cấu trúc của đề tài

2.5. Ngày giỗ

2.5.1. Ngày giỗ 49 ngày

Sau khi chon ngƣời chết, trong ba tối đầu tiên con cháu phải dâng cơm cho linh hồn. Tối đầu tiên, con cháu chuẩn bị một gói cơm nhỏ, một gói thức ăn buộc vào hai đầu của một chiếc que (tƣợng trƣng cho đòn gánh) và một ống nƣớc mang đến tận nơi chôn cất gọi ngƣời chết về nhận lễ vật. Tối thứ hai cũng làm tƣơng tự nhƣng chỉ mang tới nửa đƣờng thì giả vờ gẫy đòn gánh và gọi ngƣời chết về nhận cơm. Tối thứ ba vẫn sắp lễ vật nhƣ vậy nhƣng chỉ mang đến hè nhà và gọi tƣơng tự nhƣ hai tối trƣớc.

Ngƣời Nùng quan niệm rằng, trong vòng 49 ngày, hồn ngƣời chết vẫn quanh quẩn trên trần gian và có cuộc sống bình thƣờng nhƣ khi còn sống làm nốt những việc mình đang làm dang dở. Đôi khi linh hồn ngƣời chết về thăm lại con cháu, chỗ nằm và tìm lại tƣ trang mà mình chƣa mang đi hết. Trong xuất 49 ngày này, con cháu phải dâng cơm hai bữa trƣa và tối cho ngƣời chết. Trƣớc khi ăn cơm, con cháu thắp nhang, đặt thức ăn lên bàn thờ ngƣời chết, đặt ngang đôi đũa lên những bát đựng thức ăn đó và rót rƣợu mời cơm. Con cháu ăn gì thì đặt cơm cho ngƣời chết thứ đó rồi mới đƣợc ăn. Sau khi hết tuần nhang, con cháu bê những thức ăn đó xuống và ăn không đƣợc đem đổ.

2.5.2. Ngày giỗ bách nhật

Có một mâm mặn gồm thủ lợn, gà, vịt đã luộc chín cùng sôi hoặc cơm tẻ, rƣợu, tiền vàng trầu cau và một số mâm mặn cho tổ tiên, ham đƣờng, bà mụ … tùy từng nhà thờ phụng những gì… và các đồ vật sử dụng hàng ngày nhƣng làm bằng giấy. Thông thƣờng, trong suốt 100 ngày sau khi chôn gia đình ngƣời Nùng thƣờng dâng cơm cúng ngƣời quá cố lên bàn thờ bài vị ngày hai lần vào bữa sáng và bữa tối. Nguồn gốc là do ngƣời Nùng quan niệm, thời gian này linh hồn mới đầu thai còn nhỏ, mới biết lẫy chƣa tự tìm kiếm đƣợc thức ăn. Nên phải cúng mời họ về ăn cơm, xin phép cho các con trai, con gái, con dâu chuyển từ đội khăn rủ hai đuôi sau gáy sang cách thức quấn khăn ngắn lên.

2.5.3. Ngày giỗ một năm

Lễ cúng này đƣợc tiến hành sau lễ tang không nhất thiết phải một năm vào đúng ngày mất nhƣ ngƣời Kinh, mà trong thời hạn một năm ấy, vào rằm tháng 7, ngƣời ta có thể mời thầy Tạo về làm lễ cúng chuộc hồn ngƣời quá cố cho con cháu thờ phụng, dâng quần áo giấy. Lễ vật cúng gồm: Gà, Xôi, Rƣợu, Gạo và tờ sớ ghi tên các con cháu trong gia đình. Ngƣời Nùng Lục Yên quan niệm lễ cúng này còn để chúc cho linh hồn đầu thai đã đƣợc một năm, đã biết đi khá chắc chắn, không lo bệnh tật cho nên ngƣời ta bỏ tang cho những ngƣời chỉ để tang một năm theo tục lệ nhƣ anh, chị em ruột, anh, chị em kết nghĩa, con rể.

2.5.4. Ngày giỗ đoạn tang

Đoạn tang hay mãn tang là lễ cúng cuối cùng trong quy trình làm ma, còn gọi là “làm ma khô” hay cúng chay. Sau nghi lễ này con cháu chấm dứt thời kì chịu tang và phần hồn của ngƣời quá cố đƣợc nhập vào bàn thờ tổ tiên. Đồng bào Nùng ở Lục Yên cho rằng, lúc này đứa bé đầu thai đã lớn đƣợc ba tuổi, tự biết đi làm ăn đƣợc, con cháu không phải chăm nom nữa.

Để tiến hành nghi lễ này cần có một mâm mặn gồm: thủ lợn, gà, vịt đã luộc chín cùng xôi hoặc cơm tẻ, rƣợu, tiền vàng, trầu cau và một số mâm mặn cho tổ tiên, ham đƣờng, bà mụ… (tùy từng nhà thờ phụng những gì), các đồ vật sử dụng hàng ngày nhƣng làm bằng giấy. Trong thời gian để tang các bữa ăn đều

phải dâng cơm rƣợu, nƣớc, tăm. Các buổi sáng phải dâng nƣớc rửa mặt để trong một chiếc chậu nhỏ vắt khăn mặt phía trên.

Sau khi đoạn tang, hàng năm ngƣời Nùng Lục Yên thƣờng dành một ngày đi đắp mộ cho ngƣời chết và ông bà tổ tiên vào mùng 3 tháng 3 âm lịch, hay còn gọi là tảo mộ. Con cháu chuẩn bị gà, xôi, thịt đặc biệt là bánh trôi (nấu chín) sắp thành mâm dâng lên ông bà tổ tiên và dọn dẹp, phát quang cây cỏ xung quanh cầu mong cho ngƣời chết đƣợc an nghỉ và phù hộ cho con cháu.

CHƢƠNG 3

NHỮNG CHUYỂN BIẾN, HẠN CHẾ TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI

3.1. Một số nét chuyển biến trong tục tang ma hiện nay của ngƣời Nùng huyện Lục Yên

Ngày nay, thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng nhiều nghi lễ trong tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên có nhiều biến đổi theo khuynh hƣớng giảm bớt những nghi lễ mang tính rƣờm rà, tốn kém và có tính chất mê tín, cụ thể những biến đổi này là:

3.1.1. Báo tin

Trƣớc đây, việc báo tin gia đình có ngƣời chết tới cộng đồng bằng việc bắn ba phát súng, bằng mõ hoặc bằng kẻng. Từ khi nhà nƣớc cấm pháo việc báo tang đã có những thay đổi cho phù hợp. Việc báo tin có ngƣời chết tang chủ không phải đến từng nhà để báo tin nữa mà do trƣởng thôn đứng ra thông báo với làng xóm chủ yếu là thông qua việc sử dụng điện thoại di động, loa hoặc đánh kẻng. Con cháu trong gia đình chỉ báo tin cho con cháu họ hàng thân thích trong dòng tộc của mình mà thôi. Các phƣơng tiện truyền thông đƣợc sử dụng vừa góp phần truyền tải chính xác, đầy đủ nội dung vừa phù hợp với chính sách của đảng và nhà nƣớc. Chính vì những ƣu điểm trên đã tạo nên sự chuyển biến trong tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 39)