Nghi lễ phát tang

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 26)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Nghi lễ phát tang

Khi đón thầy Tạo về đến nhà, thầy Tạo dừng ở cầu thang (nếu là nhà sàn), hoặc cửa nhà (nhà đất) để làm lễ phát tang. Lễ vật phát tang gồm có bốn chén rƣợu, ba cây nhang đặt ngang trên bốn chén rƣợu. Ngƣời con trai và con dâu quỳ rạp dƣới đất, hai tay nâng khay rƣợu đặt ở trên đầu. Khi ông thầy cầm 3 nén hƣơng lên thì tất cả mọi ngƣời quay mặt vào nhà, thầy làm phép lên đầu con cháu, trong đó có phép phát tang đám hiếu rồi buộc lên đầu từng ngƣời một mỗi ngƣời 1 mảnh vải trắng và 1 sợi giấy trắng vê nhỏ. Khi xong, con trai trƣởng đƣa khay rƣợu lên nhà để lên chỗ bàn cho ông thầy lập đàn cúng. Ông thầy cả lên nhà đến cạnh xác ngƣời chết làm phép sau đó đến chỗ bàn dành cho thầy lập đàn làm phép và thắp hƣơng. Khi thầy cả làm phép và thắp hƣơng xong, chủ nhà đến mời nƣớc và trao đổi công việc với thầy cả, các thầy cùng đi tập trung vào công việc trang trí đàn tƣờng nhƣ treo tranh phật thánh, dán các hoành phi câu đối, lì xì… bằng chữ nho dành cho đám ma, bày biện các lễ vật hoa quả v.v… Từ công đoạn này trở đi luôn có thêm 1 nam 1 nữ nhanh nhẹn do gia đình nhờ đến giúp việc bên thầy cúng nhƣ thắp đèn hƣơng, nấu cơm canh chay cho thầy, sắp xếp các lễ vật, rót rƣợu, nƣớc chè…. cho đến khi xong đám. Cũng từ giai đoạn này trở đi ông thầy và các con cháu đội tang phải ăn chay cho đến khi chôn xong ngƣời chết và đƣợc thầy làm phép cởi chay.

Kết thúc ăn chay là ngày thứ hai trong tang lễ. Lễ vật khá đơn giản, thƣờng chỉ có một bát nƣớc canh luộc thịt để trên bàn, đặt một sợi chỉ trên miệng bát canh đó. Thầy Tạo khấn giải chay. Từ trƣởng nam đến thứ nam lần lƣợt từng ngƣời rót rƣợu ra chén rồi nhúng tay vào rƣợu và đƣa lên mồm nếm

trƣớc, tất cả các con cháu cùng uống chung một bát canh. Kể từ đây con cháu không phải ăn chay nữa.

Lúc hành lễ, tang phục đƣợc đặt sẵn lên bàn thờ của Tạo tại nhà tang chủ. Con cháu đứng hai bên quan tài theo thứ tự từ tử (nam, nữ) tới tôn… Thầy Tạo làm văn tự ghi tên từng ngƣời rồi đọc danh sách thụ tang, sau đó chuyển sang đọc văn tế: Cha (mẹ) ơi, đành rằng sinh tử là có mệnh, nhưng khi âm dương cách biệt con cháu thấy vô cùng đau xót. Giờ đây trai gái đã xếp đủ hai hàng trước án, mặc đồ tang, mọi người đều than khóc trước vong linh làm lễ báo hiếu, chia sẻ tội lỗi với… (lình), kêu trời vạch đất, tấu thần linh, tổ tiên cho linh hồn được siêu thoát. Cha (mẹ) chứng giám tình cảm đau đớn của con cháu lúc biệt ly… Văn tế vừa mang tính nghi lễ vừa mang tính nhân văn, có tác dụng dạy

cho con ngƣời ta lẽ sống ở trên đời phải biết đền ơn báo nghĩa làm tròn bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

Khi đàn cúng đã đƣợc sắp đủ theo quy định, thầy cả làm phép đánh trống nạo, sau đó đội kèn hiếu cũng đánh trống thổi kèn, riêng đội làm nhà táng thì không nhất thiết phải đợi thầy gióng trống nạo mới đƣợc làm, nếu đến trƣớc thầy vẫn đƣợc khởi công làm trƣớc, con cháu trong gia đình đang đội tang đen phải tháo bỏ và mặc tang phục theo quy định. Lúc này, thầy Tạo đọc đoạn văn cúng: Nước sạch nước trong tháng năm hoa nở ở giữa trần gian đưa cái xấu đi

xa đón cái tốt về nhà cho con cháu, giải cho cái khăn tang chẳng còn tang, giải cho cái áo tang chẳng còn tang nữa, giả trừ ma xấu ở trời về trời ở đất về đất cho hồn người chết được bình yên…

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)