Nghi thức nhập quan

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 28)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.5. Nghi thức nhập quan

Theo quan niệm của ngƣời Nùng, đất mẹ sinh ra con ngƣời, nay con ngƣời chết đi lại trở về với đất, cho nên trƣớc khi nhập quan bao giờ cũng phải khiêng ngƣời chết đặt xuống dƣới chiếu, tại vị trí giữa nhà, đầu quay vào trong bàn thờ. Trƣờng hợp chủ nhà thì đặt chính giữa, trƣờng hợp vợ chết thì đặt lệch vào phía trong, trƣờng hợp em chết thì đặt chệch ra phía ngoài ở dƣới lót một tấm chiếu. Con cháu cởi bỏ màn, lấy nƣớc thơm đƣợc đun bằng các lá thơm để nguội dùng khăn mới rửa mặt và lau ngƣời (tƣợng trƣng tắm) cho ngƣời chết. Thƣờng khi rửa mặt cho vong thì con trai quỳ ở bên trong, con gái ở bên ngoài (phía cửa ra thang là ngoài) để rửa, các con cháu khác cầm hƣơng châm cháy thủng các góc của những tấm vải liệm phủ trên thi hài (ngƣời chết thƣờng đã đƣợc thay quần áo mới vào lúc hấp hối và khi chết thƣờng đƣợc mỗi con cháu đem đến 1 mảnh vải dài 2m trắng hoặc đỏ tùy thuộc vào vai vế giữa ngƣời sống và ngƣời chết cũng nhƣ chức sắc ngƣời chết gọi là phƣợn phủ lên thi hài). Rửa mặt xong, anh em giúp đƣa áo quan vào sát ngƣời chết rồi tiến hành cúng.

Gia đình sắm một mâm cúng cho vong trƣớc khi khâm liệm, mâm cúng có 1 con gà chín, cơm, rƣợu, hƣơng vàng, các ông thầy ra tế cho hồn ăn để khỏi bị đói trƣớc khi vào “nhà”. Cúng xong, ngƣời con trai trƣởng dùng dao đeo bên hông xúc lấy tro (đƣợc đốt từ lúa cum) cho vào quan tài (nam 7 nữ 9). Tiếp đó, lấy tro hoặc chè khô mới rắc đều vào đáy quan.

Thầy cả làm lễ nhập quan gồm: đốt 1 tờ sớ và đƣa vào quan tài các bùa yểm, số lƣợng bùa tùy thuộc vào tuổi vào tháng, năm, ngày, giờ chết của vong, yểm phép vào quan trƣớc và sau khi đƣa thi hài vào quan nhằm đƣa hết các điều xấu do ngƣời chết phạm phải vào quan tránh các tà ma cũng nhƣ vía ngƣời sống đi theo vào quan. Trƣớc khi đóng nắp quan tài ngƣời con trƣởng cầm dao quay lƣng vào quan nín thở cắt một miếng nhỏ ở góc cái chiếu đặt ngƣời chết với hàm ý là lấy lộc cho con cháu sau này đƣợc làm ăn thuận lợi, miếng chiếu này đƣợc buộc cùng các gậy, đai chuối để cạnh bài vị trong suốt thời gian thụ tang. Khi

liệm ngoài tấm chiếu mới, các tấm vải phƣợn, ngƣời ta cũng bỏ một số thứ vào quan nhƣ tiền vàng mã, quần áo thƣờng dùng, mũ, khăn, dầy dép… để cho ngƣời chết có để sử dụng

Tiếp đó, đội nhà táng phủ kín quan tài những hoa văn giấy gọi là quách giấy, rồi sau đó mới đặt trùm kín lên quan tài một ngôi nhà (thƣờng 2 tầng bằng khung nứa cắt dán giấy tua tủa hình các loại cá, khỉ, cây cối và các hoa văn khác rất cầu kỳ) gọi là đại dƣ (nhà táng).

Ngày xƣa theo các cụ kể lại do rất nhiều yếu tố nhƣ kinh tế, đƣờng giao thông … quan tài thƣờng phải để lại trong nhà khoảng từ 5 đến 7 ngày thậm chí còn lâu hơn (gọi là quàn tang tại nhà), trong thời gian quàn tại nhà, con cháu phải kiêng kị rất nhiều điều và mỗi ngày đều phải làm lễ dâng cơm nƣớc cho vong. Theo quan niệm của ngƣời Nùng, ngƣời chết đi là tiếp tục sống ở thế giới bên kia, để duy trì sự sống, ngƣời chết cũng phải đƣợc ăn uống, đặc biệt trong những ngày đầu làm ma, ngƣời chết còn là ma mới chƣa tự đi kiếm ăn đƣợc. Vì vậy, sau lễ phát tang, hàng ngày con cháu phải dâng cơm cúng vào các bữa sáng, bữa trƣa, bữa chiều và một bữa ban đêm.

Theo sự chỉ dẫn của thầy, các con trai đứng, các con gái, con dâu ngồi cầm chén rƣợu dâng và vái ba lần với ý nghĩa dâng cơm, dâng nƣớc, dâng rƣợu mời ngƣời quá cố, vừa dâng, vừa lạy, vừa khóc. Cứ mỗi tuần chay, ngƣời đánh trống gõ lên ba tiếng. Mỗi bữa dâng cơm xong, con cháu đốt tiền giấy cho ngƣời chết làm lộ phí.

Riêng bữa cơm tối, con cháu vừa làm lễ dâng cơm cho cha mẹ vừa mời bà con thân thích cùng ăn cơm với hai ý nghĩa: báo hiếu cha mẹ và tạ ơn dân bản. Hàng đêm khi còn quàn xác trong nhà, cứ sau bữa cơm tối, thầy Tạo tụng kinh, xin phép các vị thần tiên trên bàn thờ riêng tại nhà tang chủ để làm lễ kể khổ, tạ ơn công lao của cha mẹ đã nuôi dạy các con khôn lớn. Sau đó thầy cúng cho con cháu đi quanh quan tài vừa đọc văn tế, văn than kể về công đức của ngƣời quá cố, vừa nhảy điệu siêu tâng làm vui lòng ngƣời chết và cầu siêu. Khóc tang thực chất là kể lại cuộc đời của ngƣời đã mất và những tình cảm mà ngƣời sống muốn gửi gắm [1, tr.49].

Để giảm bớt nỗi đau đớn cho ngƣời chết, thầy Tạo làm lễ Siêu đàn phá ngục. Cúng phá ngục trục hồn là cúng cho hồn ngƣời chết đƣợc thoát qua 18 tầng địa ngục để đƣợc lên thiên đƣờng an lạc, đƣợc về tổ tiên ngự ở bàn thờ nhà con cháu, không phải qua 49 ngày đêm ở địa ngục rồi mới đƣợc siêu thoát. Trong nhà thầy lập đàn cúng, đồng thời ở ngoài ngƣời ta dùng vải trắng (nếu ngƣời chết là đàn bà thì vải nửa trắng nửa đỏ) quây thành 1 cái ngục ở trong ngục có mâm đựng bài vị tên ngƣời chết và một số bùa, sớ điệp…). Con cháu làm một chiếc kiệu bằng tre bên trong đặt sẵn linh vị ngƣời chết và một con vịt trong mâm cúng cùng một bông lúa đặt ngay trƣớc cửa ngục. Thầy mặc áo cà xa hành khoa thỉnh thần ở tại bàn tƣớng. Cúng hết khoa ở trong nhà xong, thầy cùng con cháu ra khỏi nhà đến bên chỗ vây ngục làm lễ Tuyên sớ Hợp đồng, phá ngục chuộc hồn để chuộc hồn chết, rƣớc vào nhà rồi mới đi làm lễ tắm rửa, cho quần áo cho hồn ngƣời chết và làm phép thu cờ tƣớng, dọn mâm cúng cho hồn phá ngục, linh hồn ngƣời chết đƣợc đƣa lên kiệu. Ngƣời ta dỡ tấm vải trắng từ ngục chuộc hồn buộc vào đuôi kiệu, các con trai ruột theo thứ tự chuẩn bị đội kiệu lên đầu, con cháu xếp hàng sau kiệu chuẩn bị đi đội dải vải trắng. Khi thầy cả ra hiệu lệnh, tất cả con cháu đồng loạt đứng dậy rƣớc kiệu về nhà. Trên đƣờng về nhà, con rể làm sẵn 5-7 cái cổng tre tƣợng trƣng cho cửa ải, giữa mỗi ải đặt một chảo dầu lửa. Tại mỗi cửa ngục, các thầy đều phải làm phép phá ngục, ngậm nƣớc phun vào chảo dầu lửa làm lửa bùng lên và mọi ngƣời phải khéo léo nhảy qua, đƣa linh hồn ngƣời chết tiếp tục về nhà.

Đến nhà, các thầy thƣ kí làm lễ chải đầu cho ngƣời chết. Ngƣời ta để một chậu nƣớc lã, một lọn tóc ngƣời chết và một cái lƣợc ở ngoài cửa, thầy Tạo đọc bài cúng, con cháu mỗi ngƣời chải lọn tóc của ngƣời quá cố ba lần (xuôi vào nhà). Thầy rót rƣợu, một ngƣời phải quỳ xuống đội mẹt rƣợu ở trên đầu, mời linh hồn nghỉ ngơi uống nƣớc.

Sau khi nhập quan và làm lễ phá ngục chuộc hồn, thầy Tạo làm lễ cấp thuỷ và chiêu hồn cho ngƣời chết. Cấp thủy là đi làm lễ lấy nƣớc rửa mặt và tắm cho hồn ngƣời chết thƣờng đƣợc làm sau khi đã khâm liệm và đã đƣợc phá ngục trục hồn. Theo tục truyền thống phải đi tận sông suối để làm lễ lấy nƣớc. Hiện

nay, do nhiều yếu tố giản lƣợc hóa nghi thức, việc lấy nƣớc tiến hành đơn giản hơn, chỉ có một cái chậu hoặc xô nƣớc sạch để trƣớc cổng để làm lễ cúng lấy nƣớc, song trong thâm tâm vẫn nghĩ rằng đó là đi lấy nƣớc.

Khi đi lấy nƣớc con trai mang theo mâm bài vị họ tên ngƣời chết, một ngôi nhà bằng giấy và 1 bát con có 5 đồng xu tiền kim loại đựng trong 1 cái quang. Khi thầy cúng xong con trai lấy tiền ở trong bát thả vào 4 góc chậu nƣớc mỗi góc 1 xu và ở giữa chậu 1 xu tiền rồi lấy bát múc lấy 1 bát nƣớc dùng gậy quẩy theo sau ông thầy về nhà. Về nhà để ở trƣớc bàn cúng, thầy làm phép tắm rửa xong con trai dùng bát nƣớc thầy đã làm phép vẩy xung quanh quan tài 1 vòng rồi để bát nƣớc thanh tháo ở dƣới chân vong rồi lạy 3 vái vào vong ngƣời chết.

Quan tài của ngƣời chết đƣợc chuẩn bị khá chu đáo do đội thợ mộc đảm nhận. Thông thƣờng, mỗi ngƣời tự chuẩn bị áo quan cho mình từ khi còn sống. Ngƣời ta mua hoặc tự xẻ gỗ thành sáu mảnh cất ở trên xà nhà. Trƣờng hợp ngƣời chết chƣa chuẩn bị đƣợc quan tài, hàng xóm láng giềng và con cháu sẽ cắt cử ngƣời đi đốn gỗ xẻ thành sáu mảnh và nhờ đội thợ mộc ghép ván lại với nhau thành qua tài cho ngƣời chết. Ngày nay, kinh tế phát triển, việc chuẩn bị quan tài đơn giản hơn nhiều. Đa số mọi ngƣời đều đi mua áo quan có sẵn trên thị trƣờng.

Nhập quan không chỉ liên quan tới ngƣời chết mà ảnh hƣởng rất nhiều tới ngƣời sống. Vì vậy, thầy Tạo bao giờ cũng phải xem giờ nhập quan, tránh giờ kỵ, giờ khắc, giờ tam sát. Con cháu, anh em, họ hàng phải tề tựu đông đủ quanh thi hài, nhƣng chỉ con gái, ngƣời thân mới đƣợc vào gần, hàng xóm chỉ ở vòng ngoài vì ngƣời Nùng sợ những ngƣời không tốt với gia đình sẽ làm những điều không hay.

Khi xác chết đƣợc đặt vào áo quan, thầy Tạo tiến hành nghi lễ thắp đèn nhằm mục đích cấp đèn khai lộ để ngƣời chết thấy đƣờng về với tổ tiên. Các đèn biểu trƣng cho linh hồn trên quan tài luôn cháy nhỏ ngọn lửa, tuyệt đối không đƣợc để ngọn đèn hồn chủ (ở trên đầu ngƣời chết) tắt, vì nhƣ vậy ngƣời chết sẽ không siêu thoát đƣợc. Đèn chủ tang là nến đại, con cháu phải túc trực không đƣợc để đèn tắt cho đến lúc đƣa ma hạ huyệt, chôn đi cùng quan tài. Đèn biểu trƣng cho phúc lộc, khi xuất đƣợc ba hồn ra ma, thầy giao lại cho

con dâu trƣởng đặt lên bàn thờ ngƣời chết cho đến hết 100 ngày. Bốn góc quan tài có bốn đèn dầu vừa làm sáng nhà cửa vừa làm vui linh hồn, có thể bị tắt nhƣng thắp lại đƣợc. Thƣờng thì mọi ngƣời cố gắng không để ngọn đèn nào tắt cho tới khi làm lễ dập đèn.

Ngƣời chết đi hồn lìa khỏi xác trở thành linh hồn. Vì vậy thầy Tạo phải vào bàn thờ làm lễ, thầy Thƣ kí viết sớ trình lên tổ tiên và Ngọc Hoàng, viết các tờ bùa để thu hồn ngƣời chết vào áo quan. Thầy cả làm lễ phục hồn trƣớc ban thờ để mời ngƣời chết và các quan âm nhƣ: Ngọc Hoàng, Quan Âm, Long Vƣơng, ông Công ông Táo, Thập điện Diêm Vƣơng, Thổ phủ thổ công, các quan cai quản về xét cho linh hồn “mở mắt khai quan” để thấy đƣờng về phía bên kia, “quét nhà tẩy quan”, “trải quan” và “thu hồn nhập xác” tránh cho ma quỷ lẩn khuất có thể ám hại linh hồn ngƣời chết và gây tai họa cho tang gia, cấp “giấy thông hành”. Trong qúa trình nhập quan, thầy Tạo đọc bài cúng có nội dung nhƣ sau: Giờ này (vợ hoặc chồng) con trai, con dâu, con gái, con rể, cháu

trai, cháu gái, cháu dâu, cháu rể...báo ơn rót rượu cúng nhập quan cho cha (mẹ). Con cháu kính cẩn rót rượu mời cha mẹ:

Dâng rượu lễ một lễ Dâng rượu lễ hai lễ Dâng rượu lễ ba lễ

Rót rượu thân lạy không còn thấy hình bóng cha mẹ nữa chỉ thấy hương hồn tại nơi bài vị, âm dương nay đã cách biệt nghìn năm con cháu vái lạy linh hồn cha (mẹ) cầu mong cha (mẹ) được an nghỉ giấc ngàn thu (lễ ba lễ).

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)