Một số đề xuất trong tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên hiện nay

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 47)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Một số đề xuất trong tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên hiện nay

Hầu hết các nghi lễ trong tang ma và các ứng xử của con ngƣời đều gắn với các quan niệm của đồng bào Nùng về vũ trụ và thân phận của con ngƣời sau khi chết, nhằm lí giải cho sự tồn tại của linh hồn ở thế giới bên kia. Điều quan trọng hơn cả là tang ma của ngƣời Nùng biểu hiện tập trung đạo hiếu, đạo lý của con cháu đối với ông bà, cha (mẹ), biểu hiện sâu lắng tình cảm, sự chia sẻ của ngƣời thân, gia đình và cộng đồng, làm tăng thêm tính nhân văn trong cuộc sống. Đây là những giá trị văn hóa tinh thần quý báu mà đồng bào Nùng Lục Yên cần gìn giữ và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, bởi lẽ đó là những giá trị văn hóa riêng mà cha ông ngƣời Nùng nơi đây đã xây dựng và lƣu truyền cho con cháu. Để làm đƣợc điều đó cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp, cụ thể nhƣ sau:

1. Tuyên truyền cho các thế hệ thanh niên ngƣời Nùng Lục Yên nắm đƣợc các nghi lễ trong tang ma truyền thống của dân tộc mình. Các cụ già, những ngƣời làm nghề thầy cúng cần hƣớng dẫn cho con cháu nắm đƣợc các bƣớc tiến hành một lễ tang, thƣờng xuyên kể cho con cháu nghe những câu chuyện liên quan đến lễ tang của dân tộc để con cháu có thể nắm đƣợc những việc cần làm khi gia đình không may có ngƣời mất.

2. Thế hệ trẻ phải chủ động tìm hiểu thông tin qua ông bà, cha mẹ để có thêm những hiểu biết về dân tộc mình thông qua việc lắng nghe những câu truyện, quan sát trực tiếp những tang lễ mà mình tham gia.

3. Mở lớp dạy thêm cho con cháu và thanh niên trong làng để họ nắm đƣợc những giá trị văn hóa của dân tộc mình, trong đó nghi thức tang ma, cƣới hỏi cần đƣợc xem là vấn đề trọng tâm.

4. Ngƣời thầy cúng, ngƣời già trong làng nên ghi chép lại, dịch lại sách Nôm nùng, những thông tin, những quy định và nghi lễ liên quan đến dân tộc mình bằng chữ quốc ngữ trong đó tang ma là vấn đề cần đƣợc quan tâm để lƣu truyền lại cho con cháu đời sau.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong lễ tang truyền thống của ngƣời Nùng Lục Yên vẫn còn những nghi lễ phức tạp, tốn kém và mang trong mình sự

mê tín nhƣ: Không xây dựng nghĩa trang nhân dân, tang lễ còn kéo dài và tốn kém, việc chọn đất đào huyệt chƣa hợp lí và cả sự thiếu hiểu biết về nghi thức tang ma dân tộc mình của thế hệ trẻ. Đây là những hạn chế mà đồng bào Nùng Lục yên cần thay đổi thậm chí là loại bỏ để nghi thức tang ma phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Vì vậy, cá nhân tôi xin đƣa ra một vài giải pháp cụ thể sau: 1. Xây dựng nghĩa trang nhân dân để quy hoạch, tập trung mộ phần của những ngƣời quá cố góp phần đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trƣờng. Đồng bào Nùng Lục Yên cũng nên thay đổi và đi đến loại bỏ nghi lễ đặt trứng để chọn đất đào huyệt để giảm bớt dần những lễ nghi phức tạp không còn phù hợp với thực tiễn xã hội.

2. Thực hiện “luật hóa” nghi thức tang ma. Các ông thầy cúng, thầy Tạo cần thống nhất với nhau về các nghi thức đƣợc tiến hành trong một đám tang và ghi chép lại thành văn bản thống nhất để sử dụng lâu dài và lƣu truyền lại cho các thế hệ con cháu đời sau. Trong đó, những nghi lễ không còn phù hợp nhƣ: ăn bốc bằng lá chuối, quàn tang tại nhà, bò quanh huyệt mộ, đặt trứng chọn đất đào huyệt và cả những quan niệm hạn chế về cái chết… cần có những thay đổi cho phù hợp. Việc ăn bốc bằng lá chuối sẽ không đảm bảo đƣợc vấn đề vệ sinh cho ngƣời còn sống và làm mất mĩ quan. Tình cảm tiếc thƣơng ngƣời quá cố là những tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp của con ngƣời cần đƣợc gìn giữ nhƣng cũng không nên vì thế ngƣời thân tổ chức tang lễ phức tạp và tốn kém, cũng không nên làm qua loa cho xong chuyện. Tình yêu thƣơng của con ngƣời với con ngƣời là đáng quý đƣợc thể hiện bằng tấm lòng và trái tim của mỗi ngƣời. Vì vậy, những nghi lễ không còn phù hợp với hiện tại ngƣời Nùng ở Lục Yên cũng nên dần dần thay đổi cho phù hợp với quan điểm mới của đảng và nhà nƣớc mà vẫn giữ gìn và phát huy đƣợc nét đẹp riêng của văn hóa tộc ngƣời.

3. Nên tổ chức hỏa táng thay cho địa táng để chôn cất ngƣời chết. Hỏa táng là một phƣơng thức rất hợp vệ sinh, bảo vệ môi sinh, không tốn đất, giảm bớt đƣợc nhiều vấn đề nhƣ: xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng, di dời… Đây là một biện pháp còn mới lạ đối với ngƣời Nùng Lục Yên nhƣng là một biện pháp hữu ích cần đƣợc cân nhắc và tiến hành. Đất đai ngày càng khan hiếm nhƣng dân số không ngừng tăng lên, việc hỏa táng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

việc quy tập mộ phần của nhũng ngƣời đã mất và giản lƣợc bớt một số nghi thức trong tang ma của ngƣời Nùng. Làm nhƣ vậy không có nghĩa là xóa bỏ, làm mất đi những nét đặc sắc và truyền thống của dân tộc mà là biến đổi nó cho khoa học và hợp lí hơn với xã hội hiện đại đang không ngừng phát triển.

KẾT LUẬN

Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập tài liệu và điều tra thực tiễn về tục tang ma truyền thống của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, tôi xin đƣa ra một số kết luận sau:

1. Nƣớc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, đoàn kết và gắn bó với nhau, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa giàu bản sắc tộc ngƣời, đa dạng về sắc thái. Mỗi tộc ngƣời đều có đặc điểm đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán riêng của mình và ngƣời Nùng cũng vậy. Với những nét riêng biệt và độc đáo về phong tục tập quán nói chung và tục tang ma nói riêng đã có ảnh hƣởng sâu sắc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… những tục lệ, lễ nghi phức tạp, mê tín, tốn kém đã đƣợc giảm đi nhiều nên đã phù hợp hơn với cuộc sống thực tiễn của xã hội, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa mới trong cộng đồng dân cƣ. Mặc dù có nhiều cải biến trong nghi lễ tang ma nhƣng cốt lõi bản sắc riêng của ngƣời Nùng Lục Yên vẫn đƣợc giữ gìn và phát huy. Qua đó góp phần không nhỏ vào nền văn hóa ngƣời Nùng nói riêng và kho tàng văn hóa dân tộc nói chung. Nó đã tô thêm màu sắc cho nền văn hóa Việt Nam với bề dày về những giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhƣng trong nghi thức tang ma truyền thống của ngƣời Nùng vẫn còn nhiều yếu tố rƣờm rà, phức tạp, mê tín và lạc hậu. Đó là các nghi thức về việc chọn đất đào huyệt, thời gian để tang kéo dài, tồn kém về kinh tế… Điều này đòi hỏi đồng bào Nùng Lục Yên cần phải có sự điều chỉnh sao nghi thức tang ma truyền thống phù hợp hơn với quan điểm của đảng và nếp sống văn hóa ở địa phƣơng.

3. Xã hội luôn luôn phát triển không ngừng, đời sống kinh tế - xã hội của các tộc ngƣời cũng không ngứng đƣợc nâng cao, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang có nhiều thay đổi. Những giá trị văn hóa của các tộc ngƣời, nhất là tộc ngƣời thiểu số ở miền núi và trung du cần có những chính sách hợp lí để duy trì và phát huy không để nó mai một theo thời gian. Vì lẽ đó mà trong

Nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng V khóa VIII đã nêu rõ: “ xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật mới của các dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm, đề tài dân tộc và miền núi”.

Nghị quyết đã chỉ rõ: “phải xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lƣới thông tin ở các vùng dân tộc thiểu số - thực hiện đầy đủ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, giảm tỉ lệ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, coi đó là cơ sở để bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa của các dân tộc trên đất nƣớc ta…”(nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng khóa VIII: trang 65 – 66 NXB Chính trị Quốc gia – 1998).

4. Cùng với sự đổi thay của xã hội, đời sống văn hóa ngƣời Nùng đã đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, trong sự phát triển ấy vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn, đó là sự mai một của những giá trị văn hóa độc đáo mà cha ông để lại. Giới trẻ hiện nay nhiều ngƣời không biết nói tiếng dân tộc, không giám mặc quần áo của dân tộc mình. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần có những chính sách, biện pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dƣng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

PHỤ LỤC 1. Bài khóc tang của con gái

Có nhà sao bố mẹ không ở Vào rừng ở với chim với chuột Để con ở một mình

Từ nay về sau

Con không còn bố mẹ Bữa cơm không đông đủ Từ nay về sau

Ngày tết ngày rằm

Con tìm bố mẹ không thấy mặt Gọi bố mẹ về chỉ ăn hƣơng hoa Con từ nay đời đời, kiếp kiếp Không gặp đƣợc cha mẹ nữa Ngƣời ta có mẹ có cha

Con từ nay không có cha mẹ Bố mẹ sống khôn chết thiêng Phù hộ cho con cháu

Phù hộ cho xóm làng

Để con còn có nơi nƣơng tựa Hàng ngày con đi làm

Bố mẹ quét dọn nhà cửa Giờ đây bố mẹ không còn Một mình con lo liệu Tự làm rồi tự ăn Mình con làm sao nổi Ngƣời ta còn sống lâu

Sao chƣa đâu bố mẹ bỏ đi nơi khác Nhà mình thì khó khăn

Xóm làng không chê trách Về giúp con lo liệu

Để mẹ cha an lòng Ơn làng rồi ơn xóm Bao giờ mới trả xong Bố mẹ sống nơi đó Phù hộ cho con cháu Phù hộ cho xóm làng

Đƣợc mạnh khỏe an khang …

2. Bài cúng khi đƣa tang

Nay mời linh hồn cụ ông, (cụ bà) còn vất vƣởng nơi trần gian đã mệnh cùng số hết về với tổ tiên, hồn đi mãi về nơi phƣơng tây cực lạc lánh nơi trần thế. Hôm nay, hết lễ tống chung vợ (chồng), con trai, con dâu, con gái, con rể, cháu trai, cháu dâu, cháu gái, cháu rể, anh em họ hàng, anh em kết nghĩa, nội ngoại gần xa, thông gia lân gia, bạn bè, làng xóm… có lòng hiếu thảo sắm đƣợc lễ nhỏ ngọt, mặn rƣớc về đặt tại chân vong, lễ chay tạp liệt kê kể mãi không hết. Nay kể nhà táng một nhà hai tầng, một mâm cơm canh, gà, vịt, lợn hai con, vàng mã, tiền giấy bánh trƣng, bánh dầy, trà lam, bánh khảo, chăn, màn, quần áo… tất cả rất nhiều thứ đem về âm phủ làm của ăn của để. Ăn một ngày nghìn năm không đói, uống một ngày nghìn năm không khát, ngàn năm phú quý, ngày ngày trƣờng thọ hƣởng vinh hoa. Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Đinh, Dậu, Tuất, Hợi bụt giải trừ ma mƣời hai tuổi ấy hƣơng hồn không đƣợc quấy nhiễu ngƣời trần mà phải phù hộ độ trì cho con cháu ở lại dƣơng gian cầu phúc đƣợc phúc, cầu tài đƣợc tài, tránh đƣợc mọi tai ƣơng, ấm no, mạnh khỏe… Thầy giao đã đƣợc, thầy ƣớc đã xong. Từ nay trở đi, của âm âm đƣợc, của dƣơng dƣơng lấy không đƣợc xâm chiếm lẫn nhau. Giờ này (vợ hoặc chồng) con trai, con dâu, con gái, con rể, cháu trai, cháu gái, cháu dâu, cháu rể...báo ơn rót rƣợu cúng đƣa tang cho cha (mẹ). Con cháu kính cẩn rót rƣợu mời cha mẹ:

Dâng rƣợu lễ một một lễ Dâng rƣợu lễ hai lễ Dâng rƣợu lễ ba lễ

Rót rƣợu thân lạy không còn thấy hình bóng cha mẹ nữa chỉ thấy hƣơng hồn tại nơi bài vị, âm dƣơng nay đã cách biệt nghìn năm con cháu vái lạy linh hồn cha (mẹ) cầu mong cha (mẹ) đƣợc an nghỉ giấc ngàn thu (lễ ba lễ).

3. Bài cúng khi hạ huyệt

Ngày này, tháng này, năm này tại thôn…, xã,… huyện,… tỉnh…, nƣớc Việt Nam con cháu thỉnh mời thổ địa nơi đặt huyệt mộ hƣơng hồn cha (mẹ) xuống ăn cơm uống rƣợu chứng minh du hồn ông, (bà)… nhập mộ .

Vọng gọi vong hồn cha (mẹ) hoặc ở trên trời dƣới đất, hoặc ở đông tây nam bắc, hoặc ở ngã ba đƣờng, hoặc ở nơi sông nơi biển thì về nhập mộ. Hồn ơi, hồn hỡi hồn ở nơi gốc cây định sức trời cao đất rộng thì về nhập mộ. Hồn ơi, hồn hỡi dung nhan hồn ở phƣơng nào thì về nhập mộ ngàn năm yên ổn…

TÀI LIỆU THAM KHẢO A.TƢ LIỆU THÀNH VĂN

1. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phan Hữu Dật (1998), một số vấn đề về dân tộc học việt Nam, NXB đại học

quốc gia, Hà Nội.

3. Bế Viết Đẳng, Khổng Diễn, Đặng Quang Hoan, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Anh Ngọc (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở việt Nam,Viện Dân tộc học, Hà Nội. 4. Đỗ Hải Đăng (2009), Tìm hiểu tục tang ma của người Mường ở huyện Kim

Bôi – Hòa bình, (khóa luận tốt nghiệp).

5. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

(tập 1), NXB thanh niên.

6. Nguyễn Đình Khoa (1976), Các dân tộc ở miền bắc Việt Nam, NXB khoa học xã hội.

7. Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ (1984), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ (1994), Văn hóa Tày – Nùng. NXB văn hóa.

9. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc

Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngân, Trần Thùy Dƣơng (2008), Hôn nhân và gia đình dân tộc

Nùng, NXB văn hóa dân tộc.

11. Lò Khai Nu (2013), Bước đầu tìm hiểu về lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện biên, (khóa luận tốt nghiệp).

12. Chu Thái sơn (chủ biên), 2006, Người Nùng. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 13. Bùi Văn Tịnh, Cầm Trọng, Nguyễn Hữu Ƣng (1975), Các dân tộc ở tây bắc

Việt Nam, Ban dân tộc Tây Bắc xuất bản.

14. Nghị quyết hội nghị trung ương V khóa VIII (1998), NXB chính trị Quốc gia.

B. TƢ LIỆU ĐIỀN DÃ.

1. Ông Triệu Tiến Đức, 69 tuổi (tính đến năm 2014), ở thôn 2 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên.

2. Bà Triệu Thị Họa, 48 tuổi (tính đến năm 2014), ở thôn 2 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên.

3. Ông Triệu Xuân Hƣơng, 73 tuổi (tính đến năm 2014), ở thôn 2 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên.

4. Ông Lộc Văn Quyền, 47 tuổi (tính đến năm 2014), ở thôn 2 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)