6. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Nghi thức mời thầy Tạo
Xuất phát từ quan niệm: sống ở đời ai cũng mắc phải những tội lỗi dù nhiều hay ít, gánh nặng tội lỗi của họ có thể vơi đi nhờ sự cầu xin của thầy Tạo, ngƣời có quyền năng và phép thuật có thể đƣa linh hồn siêu thoát về với tổ tiên. Việc mời thầy Tạo do con trai hoặc cháu trai đích tôn (hạn hữu) đảm nhận. Khi đi phải mang theo lễ vật bao gồm: một con gà trống (không quy định to nhỏ), Trầu mƣời lá, Rƣợu một trai, Gạo một cân (tẻ hoặc nếp), Hƣơng một thẻ đƣợc quấn một tệp Vàng mã bên ngoài. Khi đến nhà thầy Tạo, ngƣời con trai nói:
“gia đình hôm nay không may ông A, bà B… khhông ăn, không ở cùng con cháu nữa. Gia đình đến nhờ thầy giúp làm ma để người quá cố được ra đi thanh thản, mát mẻ”. Sau khi thầy Tạo nhận lễ và tiến hành cúng tƣớng ở nhà thầy, ngƣời
con trai vái lạy bàn thờ nhà thầy Tạo ba lạy rồi gánh đồ đạc của thầy về trƣớc sau đó, cử ngƣời đi đón thầy.
Ngoài thầy cả, để tiến hành tang lễ còn có một hệ thống thầy giúp việc cho thầy cả, gọi là “con thớ” hay phƣờng tạo. Hệ thống này đƣợc chia ra nhƣ sau: Ban nhạc hiếu gồm một ngƣời chuyên đánh Trống, một ngƣời đánh Nạo, một đội thổi kèn do con hoặc cháu đi mời, một ngƣời chuyên viết sớ cho thầy cả và hai ngƣời lo việc hƣơng, đèn xuốt quá trình tang lễ gọi là “Hinh Tăng” (bắt buộc phải là một trai và một gái). Ngoài ra, còn có một đội làm nhà táng và đội thợ mộc ghép áo quan do con cháu cắt cử ngƣời đi mời.