Biến đổi của các nghi lễ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 43)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Biến đổi của các nghi lễ

Ngày nay, một số đám tang thành lập ban tang lễ và có đọc điếu văn. Ban tang lễ có nhiệm vụ thông báo khách đến viếng, đọc điếu văn cho tang lễ. Thành phần ban tang lễ này gồm có các đại diện của chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc, đại diện đoàn thể, đại diện Hội ngƣời cao tuổi do trƣởng xóm hoặc trƣởng khu đứng đầu… tùy thuộc vào từng đám tang. Ban tang lễ có nhiệm vụ điều hành tang lễ từ đầu đến cuối theo nếp sống mới, gia đình tang chủ thực hiện đầy đủ quy ƣớc nếp sống văn hóa của địa phƣơng, ngăn ngừa các hành vi mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.

Cùng với đó, ngƣời Nùng đã có lễ cải táng – bốc mộ (rất ít). Ngày trƣớc, chỉ đào sâu chôn chặt một lần nhƣng nay nếu có điều kiện ngƣời thân vẫn tiến hành bốc mộ và xây lại mộ cho đẹp nhƣng vẫn giữ nguyên trên nền mộ cũ.

Việc lấy nƣớc rửa mặt cho ngƣời chết cũng có nhiều thay đổi. Theo đúng nghi thức cổ truyền, con cháu phải ra tận suối để lấy nƣớc rửa mặt cho ngƣời qúa cố nhƣng nay yếu tố này đã đƣợc giảm bớt, việc lấy nƣớc chỉ còn mang hình thức tƣợng trƣng. Con cháu không nhất thiết phải ra tận suối để lấy nƣớc mà có thể chuẩn bị sẵn nhƣng trong tâm thức vẫn nghĩ rằng mình đang đi lấy nƣớc thật. Sau lễ phát tang, họ hàng nội ngoại, hai bên thông gia, bạn bè, thân bằng cố hữu lần lƣợt đến phúng viếng. Ngày nay, việc phúng viếng đƣợc đổi thành tiền (trƣớc kia chủ yếu là gạo, bánh, ai có gì thì giúp nấy). Khi có ngƣời phúng viếng, tang chủ phải lạy một lạy để đáp lễ. Nếu ngƣời quá cố là nhân viên nhà nƣớc hay quân nhân, đại diện cơ quan đến phúng viếng chỉ có vòng hoa, bức trƣớng, phong bì gọn nhẹ, thắp hƣơng lạy ba lạy một cách kính cẩn, đoàn bày tỏ đôi lời chia buồn cùng gia đình và tiễn biệt ngƣời qua cố rồi ra uống nƣớc, không ăn cơm. Nghi thức này là kết quả của sự giao thoa văn hóa, nhƣng có ảnh hƣởng quan trọng trong việc cải biên việc tổ chức tang lễ vừa hợp lòng ngƣời, vừa phù hợp với cuộc sống và nếp nghĩ hiện đại.

Trong nghi thức tang ma truyền thống, khi tiến hành chôn cất ngƣời chết con cháu bắt buộc phải bò một vòng quanh huyệt mộ. Ngày nay nghi thức này đã đƣợc thay thế, con cháu tiến hành nghi thức này khi quan tài còn đặt trong nhà, khi chôn cất chỉ cần vái lạy chứ không bò nữa vì việc bò không đảm bảo vệ sinh, nhất là những hôm trời mƣa.

Việc chuẩn bị quan tài cho ngƣời chết cũng đơn giản hơn trƣớc rất nhiều. Đồng bào Nùng hiện nay vẫn tự chuẩn bị áo quan cho mình từ khi còn sống nhƣng đa số đều mua áo quan có sẵn trên thị trƣờng. Vì vậy, các nghi thức khi đóng áo quan cũng giảm bớt, thời gian tiến hành tang lễ đƣợc rút ngắn hơn trƣớc nhiều.

Nhìn chung, so với nghi thức tang ma truyền thống, hiện nay nghi thức tang ma của đồng bào Nùng Lục Yên có nhiều biến đổi theo xu hƣớng tiến bộ, giảm bớt những yếu tố phức tạp mà vẫn giữ đƣợc bản sắc dân tộc. Những nét độc đáo riêng vẫn đƣợc gìn giữ đã tạo nên sự linh thiêng trong việc thờ cúng cũng nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời còn sống và ngƣời đã chết. Sự thay đổi của một số nghi lễ trong đám tang ngƣời Nùng không phải là đánh mất đi nét đẹp trong văn hóa, tín ngƣỡng bản địa mà là sự biến đổi cho phù hợp hơn với xu thế chung của thời đại và sự phát triển của đất nƣớc.

Hầu hết các nghi lễ trong tang ma và ứng xử của con ngƣời đều gắn liền với các quan niệm của đồng bào Nùng về vũ trụ và thân phận của con ngƣời sau khi chết, nhằm lí giải cho sự tồn tại của linh hồn ở thế giới bên kia. Điều quan trọng hơn cả là tang ma của ngƣời Nùng biểu hiện sự tập trung đạo hiếu, đạo lý cảu con cháu đối với ông bà, cha mẹ, biểu hiện sâu lắng tình cảm, sự chia sẻ của ngƣời thân, gia đình và cộng đồng, làm tăng thêm tính nhân văn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)