6. Cấu trúc của đề tài
2.3.6. Đưa tang
Lễ này thƣờng đƣợc tiến hành vào lúc sáng sớm. Trƣớc giờ đƣa tang, con cháu họ hàng tập trung đông đủ trƣớc linh cữu. Thầy Tạo làm phép quét nhà tiễn linh hồn ngƣời chết, rồi xuất ngựa hoặc xuất kiệu cho cõng hình nhân, giao cho con cháu mang ra sân chuẩn bị hoá. Những con cháu nào có tuổi kị với ngƣời mất phải tránh đi, khi nào chôn xong mới đƣợc xuất hiện.
Trƣớc khi đƣa tang, thầy Tạo làm lễ khai lộ (mở đƣờng) để thỉnh phật, tuyên sớ khai lộ, tụng kinh khoa và lễ tạ mặn. Gia đình mang theo thủ lợn, rƣợu,
hƣơng, tiền vàng ra miếu thổ địa của làng để làm lễ khai tử. Bởi ngƣời Nùng quan niệm, khi một ngƣời mất đi, cần giao linh hồn về nơi địa phủ quản lý, không đƣợc đi lang thang nếu gặp ma nữ sẽ ám hại cả linh hồn con cháu.
Do áo quan không thể cho hết các vật dụng sinh hoạt vào theo đƣợc nên một số để ở ngoài lúc này đƣợc đƣa ra chân vong thắp hƣơng giao cho vong, những vật dụng trong quan cũng nhƣ để ở ngoài đốt cho vong đều đƣợc liệt kê chi tiết vào một tờ sớ trình đốt giao cho vong làm căn cứ sở hữu ở cõi âm.
Trƣớc khi chuyển vong (đƣa xác ngƣời chết ra đồng chôn) thầy tiến hành cúng tuần cuối gọi là “ngài vài” toàn bộ con cháu phải về quỳ phục dƣới chân vong để dâng hƣơng dâng rƣợu dâng chè lần cuối. Mâm lễ gồm có: 1 con gà chín, 1 thủ lợn chín, 1 con vịt chín, cơm, tiền giấy, hoa quả, đèn dầu, 1 con lợn mổ đã làm sạch để cả con nằm úp có phủ lòng non đã thổi đầy hơi và phủ mỡ chài lên trên và 1 mâm cơm canh. Lời cúng nhƣ sau [2, tr.50].
Đến giờ xuất vong, thầy Tạo làm lễ trải vải trắng từ chân quan tài đến bàn thờ thánh để tế lễ, xin phép đƣa hồn ngƣời chết đi. Thầy niệm chú vào chiếc thuổng và bó đuốc, dùng thuổng xỏ vào quai dậu, lấy con gà, bát hƣơng trên nắp quan tài thả vào dậu, giao cho ngƣời con gái gánh đi trƣớc để dọn đƣờng ra huyệt và một ngƣời con gái khác bỏ tiền vàng vào vạt áo cùng đi, vừa đi vừa rắc để tống khứ ma quỷ bám vào làm trì nặng quan tài, đồng thời để linh hồn biết đƣờng về với tổ tiên. Ngoài ra, các cô con gái còn cầm theo một vại nhỏ để đựng hoa quả, bánh kẹo của những ngƣời đi đƣa ma bỏ vào đó, vại sẽ đƣợc đặt lên nắp quan tài sau khi hạ huyệt để ngƣời chết mang đi.
Con trai trƣởng thay mặt gia đình địu một dây vải trắng gói bài vị bên trong, tƣợng trƣng cho việc cõng linh hồn ngƣời mất sang thế giới bên kia. Thầy Tạo dùng cành phan làm phép cho con trai cả cúi khom cõng linh hồn ngƣời chết ra ngoài, không đƣợc giẫm lên cửa, dƣới sự yểm trợ của các quan âm binh. Đi tới đâu thầy dùng chân thu vải trắng tới đó và tụng kinh đƣa hết con trai, con rể của ngƣời quá cố qua cửa, rồi giơ cành phan yểm trợ cho các con trai nằm ngửa trên cầu thang ra ma, đầu quay vào trong nhà, chân giữ chắc hai đầu gậy tang, làm nghi thức bắc cầu. Việc làm này mang ý nghĩa khẳng định trách nhiệm
báo hiếu của con cái và vai trò của ngƣời con cả là đại diện cho gia đình thực hiện nghĩa vụ đƣa tiễn linh hồn ngƣời mất đến nơi an nghỉ cuối cùng. Thầy đi phía sau niệm chú thu hết 12 hồn ngƣời chết ra khỏi nhà để ngƣời chết yên lòng ra đi và phù hộ cho con cháu.
Các anh em, con cháu bám vào dải vải đi vòng quanh quan tài 3 lƣợt, cứ một vòng, con cháu cúi lạy một lần. Thầy Tạo thổi đèn, ngƣời con gái cả lại thắp lên với ý nghĩa níu giữ, không muốn rời xa cha mẹ, rồi lấy bàn mụ léo vào nắp quan tài (nếu cả bố và mẹ đã mất). Hai thầy đi quanh quan tài 3 vòng và thổi 4 đèn trên 4 góc quan tài. Thổi đèn xong, ông thầy rót rƣợu cho đội khiêng quan tài, uống rƣợu xong ngƣời hàng phƣờng lấy tiền cài trên thanh ngang của quan tài để hồi lộc. Bên ngoài tiếng trống đƣa vong nổi lên, con cháu vội vang thu dải vải trắng. Khi đến giờ tốt thầy cả làm lễ chuyển vong. Ngƣời hàng phƣờng cùng nhấc khiêng quan tài ra cửa, trƣớc khi ra quay quan tài một vòng, cho chân đi trƣớc, khiêng ra khỏi nhà. Một bó đuốc thắp lửa và các đồ tùy táng nhƣ con ngựa giấy, trâu giấy, nhà táng, cây tiền, núi vàng… tất cả làm bằng hàng mã đi trƣớc dẫn đƣờng, sau đó đến thầy cả, đến quan tài cùng các con cháu rồi mới đến đội kèn hiếu.
Quan tài ra đến cửa, con dâu phải cầm một giỏ đựng hạt giống gồm đủ loại hạt ngô, đậu, thóc vãi theo quan tài ngay dƣới chân cầu thang để con cái có lộc. Lúc này, con cháu hoá ngựa, hình nộm cho linh hồn, coi nhƣ hồn ngƣời chết đã xuất.
Quan tài khi xuống khỏi cầu thang ma, cả họ hàng nội ngoại chịu tang phải ra hết, thầy Tạo làm lễ ở chân cầu thang, cắm con dao ở ngay thang ma, không để hồn ngƣời chết có đƣờng về nhà. Con cháu nhanh chóng chặt đứt lạt buộc và dọn hết cầu thang ma chỉ để lại cầu thang đi hàng ngày.
Đến chỗ chồng đòn, ngƣời hàng phƣờng quay 3 vòng sao cho chân ngƣời chết hƣớng về phía mộ, đầu quay về nhìn lại nhà mình lần cuối. Con trai, con gái lấy vạt áo lau qua các đòn khiêng, đội lễ đi xung quanh quan tài để cảm ơn hàng phƣờng. Các chàng rể mang các loại cây tiền, cây vàng, cây bạc ra nghĩa địa, dựng quanh huyệt xong chờ ở đó. Các cô con gái mang dậu, vại, bát hƣơng đặt
cạnh huyệt rồi đi nấp kín, vì sợ linh hồn tản mạn. Khi anh em khiêng quan tài đến, có đông đủ con cháu thì mới xuất hiện.
Đoàn ngƣời đƣa ma vừa đi vừa đánh chiêng, trống, thanh la… Con gái và các con cháu trong nhà vừa đi vừa rải vàng mã dọc đƣờng, qua cửa nhà nào ở trong làng thì nhà đó phải rắc một ít tro bếp ở trƣớc cửa để xua đuổi tà khí.
Sau khi đƣa ma về, trên bàn thờ tự ngƣời quá cố, thầy Tạo làm lễ cúng hồi phúc lộc và cầu yên gia súc, ngƣời phụ thầy sắp lại bàn thờ thánh. Thầy báo tổ sƣ đã làm xong lễ, mời tổ sƣ về sau đó mới thu dọn bàn thánh.