Hạ huyệt

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 35)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.7. Hạ huyệt

Việc đầu tiên là phải chọn đất đào huyệt. Đồng bào Nùng quan niệm: mộ phần rất quan trọng, có thể làm cho con cháu phát đạt, cũng có thể làm lụi bại gia tộc, dòng tộc. Đất có ảnh hƣởng rất lớn tới xƣơng cốt ngƣời quá cố, có chỗ đất xƣơng cốt đƣợc bảo toàn, có chỗ xƣơng cốt nhanh bị hƣ hại điều này ảnh hƣởng lớn tới cuộc sống của con cháu. Vì thế, những gia đình có điều kiện thƣờng mua sẵn cả khu đất tốt chuyên để dành cho việc mai táng các thân nhân trong gia tộc.

Mặc dù mỗi dòng họ có một khu đất để chôn cất ngƣời chết, nhƣng có trƣờng hợp anh em khi sống xung khắc hay cãi cọ nhau, ngƣời Nùng vẫn chọn khu đất khác để chôn xa nhau vì cho rằng ở thế giới bên kia anh em vẫn có sự ràng buộc nhƣ ở trần gian, vẫn tiếp tục xung khắc, tốt nhất là chôn xa nhau để tránh va chạm.

Khi chọn đất đào huyệt, con trai (nếu không có con trai thì con gái) đứng dƣới chân vong vái ba vái rồi nói: Cha (mẹ) không ăn, không ở cùng con cháu nữa bây giờ con đi tìm chỗ ăn ở mới cho cha (mẹ). Giờ con không thể nhìn thấy cha (mẹ) nữa, con chỉ cầm theo một quả trứng, cha (mẹ) đi theo con nếu đồng ý ở chỗ nào thì cho quả trứng đứng, không đồng ý thì cho quả trứng nằm để con biết. sau đó ngƣời con trai đứng lên ra ngoài sân vái lạy bốn phƣơng trời mỗi phƣơng ba vái rồi đi tìm đất đào huyệt. Khi đi cầm theo một cái que tròn nhƣ chiếc đũa, đến nơi cắm một đầu que xuống đất, đầu còn lại tiện cho bằng rồi đặt quả trứng lên trên nếu thấy quả trứng đứng là đƣợc, nếu không đứng thì đặt sang

chỗ khác. Khi chọn đƣợc đất để đào huyệt, ngƣời con trai về nhà và nhờ anh em giúp đào huyệt mộ.

Trƣớc khi hạ huyệt thầy Tạo làm lễ tế thổ thần hạ huyệt, mời thổ thần ăn cỗ, xin phép đƣợc an táng ngƣời chết tại địa điểm này, sau đó giao nhà của ngƣời chết cho thổ địa cai quản và tiễn linh hồn về với tổ tiên. Trƣớc khi làm lễ tế, thầy Tạo làm lễ quét rác để tẩy hết rác rƣởi bẩn thỉu ra khỏi ngôi nhà cho ngƣời chết đƣợc nằm sạch sẽ và đón các vị thần xuống ăn cỗ để đƣa hồn vía ngƣời chết đi. Thầy Tạo lấy con gà buộc lên trên ván thiên (phía chân ngƣời chết), cắm trên đầu con gà này rất nhiều hƣơng để hoàn thành việc phong ấn cho linh hồn. Thầy Tạo cầm tờ lệnh bài viết ở phần đầu chữ “Phúc”, ở phần chân chữ “Lộc”, con gái hay ngƣời hàng phƣờng trang trí quan tài bằng giấy đỏ mong ngƣời chết đƣợc thiên niên, hƣởng phúc lộc mãi mãi.

Tế thổ thần xong, con cháu nối tiếp nhau bò quanh huyệt mộ một vòng rồi từ từ đặt quan tài xuống huyệt, con cháu lấp đất thành nấm mồ cao (gò mộ) và dựng nhà mồ cho ngƣời chết. Nhà mồ thƣờng làm rất đơn giản gồm có bốn cái cột và lợp mái cọ để che mƣa nắng cho nấm mồ. Khi mãn tang, nhà mồ này cũng bị đốt cháy không để lại gì cả. Ngoài ra, thầy tạo đặt trên đầu mộ 2 hòn đá, một cây đèn dầu, một chai rƣợu còn ở dƣới chân thì chỉ đặt một hòn đá để phòng sau này có bị lún, sụt khi đắp lại cũng không lệch hƣớng.

Hạ huyệt, khấn thổ thần xong, thầy Tạo đốt sớ, dùng lửa gửi cho ngƣời chết nhà táng, cây tiền, linh sa, vàng mã và toàn bộ đồ dùng của ngƣời chết (chăn, màn, gối, đệm, quần áo…), khấn sơn thần bảo vệ giúp mồ mả. Con cháu kính cẩn bái biệt ngƣời chết, thắp hƣơng ở những ngôi mộ xung quanh, những ngƣời không thuộc gia quyến tang chủ tháo khăn tang hơ trên ngọn lửa và trở về nhà tang chủ. Ngƣời trong tang gia phải đội khăn tang cho tới khi cởi khăn mới thôi. Lễ gồm 1 mâm cúng có: 2 con gà chín (nếu không có đủ thì 1 gà và 1 miếng thịt lợn chín), cơm, tiền giấy, hoa quả, đèn dầu. Ngoài ra còn 1 con gà sống để sau khi cúng xong đem thả. Khi hạ huyệt thầy cúng tiến hành cúng nhập mộ nhƣ sau [3,tr.51].

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)