Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca (nội bộ ca)

Một phần của tài liệu Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng (Trang 46)

- Tổn thất thời gian làm việc thấy rõ: được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp chụp

ảnh ngày làm việc. Đối tượng nghiên cứu là các loại nghề và các loại máy móc thi công chủ yếu trên công trường.

Khoảng thời gian quan sát phải bằng thời gian của 1 ca . Nếu công trường làm việc 2 ca thì chụp ảnh ngày làm việc cũng tiến hành cho tất cả các ca đó. Đồng thời phải được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tổn thất thời gian làm việc thấy rõ bao gồm các loại sau:

+ Công tác thừa: làm lại những phần thi công hỏng do lỗi của công nhân, cán bộ kỹ thuật hoặc do các nguyên nhân khác.

+ Ngừng việc ngoài quy định.

Do tổ chức lao động và sản xuất không tốt;

Do các nguyên nhân ngẫu nhiên như bị mất điện nước đột ngột ... Do vi phạm kỷ luật lao động.

- Tổn thất thời gian làm việc không thấy rõ: được phát hiện căn cứ vào các lần kiểm tra

định kỳ tại chổ

Tổn thất thời gian làm việc không thấy rõ được phân như sau: + Vì tổ chức lao động và sản xuất không đúng .

+ Tổn thất do chất lượng vật liệu, kết cấu, sản phẩm ở khâu trước làm ra kém. + Tổn thất vì vi phạm kỷ luật sản xuất .

+ Tổn thất do sai sót trong đồ án thi công.

Việc chỉnh lý kết quả nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc nội bộ ca được tiến hành theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 : Chỉnh lý kết quả của từng lần chụp ảnh ngày làm việc của công nhân hay của máy.

Giai đoạn 2 : Tổng hợp kết quảđiều tra theo từng khu vực quan sát, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra tổn thất.

Giai đoạn 3 : Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn công trường.

Giai đoạn quan trọng nhất của tất cả công tác nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc của công nhân và của máy là việc nghiên cứu các biện pháp cải tiến việc sử dụng thời gian làm việc và áp dụng chúng vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng (Trang 46)