NộI DUNG CHủ YếU CủA GIAI ĐOạN THIếT Kế THÀNH PHầN Tổ CÔNG NHÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng (Trang 61)

Cần phải xác định được số lượng công nhân cần thiết cho quá trình thi công và bậc nghề của họ, trong đó có số công nhân điều khiển máy và số công nhân phục vụ máy. Thành phần công nhân điều khiển máy: Nhìn chung từng loại máy đã có quy định về số

công nhân điều khiển ghi trong lý lịch máy. Nhưng trong một số trường hợp mức độ cơ

giới hoá cao và sử dụng nhiều máy cùng loại thì có thể bố trí 1 công nhân điều khiển

đồng thời một số máy.

Nếu điều kiện cho phép 1 công nhân điều khiển nhiều máy thì số máy 1 công nhân điều khiển có thểđược xác định như sau :

Đối với máy hoạt động chu kỳ : Tca . Kt m = ( 6 - 3 ) T pv Đối với máy hoạt động liên tục : Tm m = + 1 ( 6 - 4 )

Tpv Trong đó :

m : số máy mà công nhân có thểđiều khiển; Tca : độ lâu ca làm việc;

Kt : hệ số sử dụng thời gian;

Tm : thời gian máy có thể hoạt động được;

Tpv: thời gian cần thiết để người công nhân điều khiển máy trong 1 ca hoặc 1 chu kỳ;

1 : con số thực nghiệm.

Xác định số công nhân xây lắp phục vụ máy:

Đối với máy hoạt động theo chu kỳ: về nguyên tắc phải đảm bảo chu kỳ làm việc của công nhân < chu kỳ làm việc của máy.

Đối với máy hoạt động liên tục :

Năng suất 1 phút tác nghiệp của máy Số công nhân phục vụ máy =

Năng suất 1 phút tác nghiệp của CN Sca Năng suất 1 phút tác nghiệp của máy = Tca . Kt 1 Năng suất 1 phút tác nghiệp của CN = Ttn Thiết kế chếđộ làm việc của ca máy :

Khi thiết kế chếđộ làm việc của ca máy cần vạch ra những sự ngừng việc liên quan

đến tổ chức thi công của máy trong ca làm việc, phạm vi giao động tiêu chuẩn và thời hạn nhỏ nhất có thể của những sự ngừng máy đó, chếđộ làm việc trong xây dựng (như số ca và độ lâu ca, thời hạn ngừng đặc biệt).

Khi thiết kế chếđộ làm việc của ca máy cần tạo mọi khả năng để giảm bớt thời hạn của những sự ngừng việc đến mức thấp nhất.

Để xác định chếđộ làm việc của ca máy cần xác định các thời điểm chủ yếu sau đây: Thời gian có mặt của công nhân ở nơi làm việc.

Thời gian chuẩn bị cho máy ra hiện trường.

Thời gian bắt đầu công tác có hiệu quả của máy khi bắt đầu ngày làm việc và sau khi ngừng đặc biệt.

Thời gian kết thúc công tác có hiệu quả của máy trước khi ngừng đặc biệt và trước khi kết thúc ngày làm việc.

Trị số hệ số sử dụng máy trong ca được xác định theo công thức: Tca - ( Thl + Tđb ) 100 - ( thl + tđb ) Ktg = hay Ktg = ( 6 - 5 ) Tca 100 Trong đó : Ktg : là hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy; Tca : là thời hạn 1 ca máy;

Thl : là thời gian ngừng hợp lý được quy định của máy;

Tđb : là thời gian làm việc đặc biệt của máy (ví dụ : đối với máy làm việc có chu kỳ là thời gian máy làm những công việc không chu kỳ của máy. Đối với máy làm việc liên tục là thời gian máy chạy không tải);

thl , tđb : là thời gian ngừng hợp lý và thời gian làm việc đặc biệt của máy tính theo trị số

tương đối (%).

Xác định định mức năng suất ca máy , định mức thời gian sử dụng máy :

Định mức năng suất của ca máy được xác định bằng cách nhân định mức năng suất một giờ máy làm việc liên tục với số giờ làm việc liên tục của máy trong ca. Số

lượng giờ máy làm việc liên tục trong ca chính bằng số giờ máy trong ca nhân với hệ số

sử dụng máy trong ca .

Nca = Ngiờ . Tca . Ktg ( 6 - 6 ) 1

Đtgm = ( 6 - 7 ) Ngiờ . Ktg

Một phần của tài liệu Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)