Phân theo phạm vi sử dụng:

Một phần của tài liệu Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng (Trang 70)

a) Đơn giá xây dựng khu vực (Tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) - (bao gồm đơn giá tổng hợp và đơn giá chi tiết) được xác định theo điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng thuộc cụm xây dựng tập trung gốc (cụm chuẩn).

Đơn giá sử dụng để tính dự toán các công trình xây dựng trong khu vực. Đối với những công trình có điều kiện khác biệt với cụm chuẩn thì sẽđược điều chỉnh chi phí vật liệu trong dự toán theo hệ số khu vực quy định cho khu vực đó.

Đơn giá xây dựng khu vực do Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc khu vực ban hành.

b) Đơn giá xây dựng công trình (bao gồm đơn giá tổng hợp và đơn giá chi tiết) - được xác

chính sách quy định riêng đối với từng công trình. Đơn giá xây dựng do ban đơn giá công trình lập và được cơ quan quản lý có thẩm quyền duyệt.

8.1.3 Ni dung ca đơn giá xây dng

Đơn giá xây dựng gồm ba thành phần chi phí hợp thành cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp hoặc kết cấu xây dựng đó là: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

8.1.3.1 Chi phí vt liu

Chi phí vật liệu bao gồm chi phí mua (kể cả giá trị bao bì đóng gói nếu có) các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện, bán thành phẩm, vật liệu luân chuyển, phụ tùng thay thế ... Chi phí vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản hao hụt ở dọc đường và chi phí tại hiện trường xây lắp.Trong chi phí vật liệu không bao gồm giá trị vật liệu tính vào chi phí chung và chi phí khác.

8.1.3.2 Chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chếđộđối với công nhân xây dựng mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức.

Chi phí nhân công trong đơn giá được tính với mức lương tối thiểu của cấp bậc lương theo bảng lương A.1 thang lương 7 bậc, ngành 8 – xây dựng cơ bản nhóm I ban hành kèm theo nghịđịnh số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/004 của Chính phủ. Phụ cấp lao động ở

mức 20% lương tối thiểu, một số khoản lương phụ (Nghỉ lễ, phép, tết...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ

bản.

Trường hợp công trình được hưởng thêm khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa dược tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản nêu trên thì được tính bổ sung vào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn ở bản tổng hợp dự toán xây dựng công trình.

8.1.3.3 Chi phí máy thi công

Là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơđiện, động cơ diêzen, hơi nước, máy nén khí, ... (kể cả hệ thống trang bị phục vụ cho việc sử dụng máy thi công) trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp (bao gồm: khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và phục vụ

máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí khác của máy) để hoàn thành một đơn vị

khối lượng.

- Bảo đảm tính chất bình quân khi xác định các chi phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị

công tác hoặc kết cấu xây lắp từng loại hình công trình xây dựng trong phạm vi một công trình (đối với đơn giá công trình) hoặc trong phạm vi một khu vực (đối với đơn giá tỉnh, thành phố). Tính bình quân của đơn giá xây dựng cơ bản được thể hiện ở mặt định lượng (thông qua hệ thống định mức xây dựng) và về giá (thông qua cách tính giá vật liệu bình quân đến hiện trường xây lắp, tiền lương của công nhân xây lắp và giá dự toán của các loại máy thi công)

- Bảo đảm tính phù hợp với biện pháp thi công, công nghệ thi công được áp dụng. - Bảo đảm tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất trên cơ sở chấp hành đúng các chếđộ chích sách, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm kỹ thuật, giá cả, giá cước vận chuyển của nhà nước và phù hợp với điều kiện khách quan khi xây dựng công trình. - Bảo đảm thuận lợi cho việc lập dự toán công trình xây dựng và phục vụ tốt công tác quản lý kinh tế xây dựng.

8.3 Căn cứ lập đơn giá xây dựng

Đơn giá xây dựng được lập dựa trên cơ sở các tài liệu sau:

- Định mức dự toán xây dựng quy định mức hao phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp cụ thể như sau:

+ Đối với đơn tổng hợp là căn cứđịnh mức dự toán tổng hợp + Đối với đơn giá chi tiết là căn cứđịnh mức dự toán chi tiết

+ Đối với những loại công tác hoặc kết cấu xây lắp không có trong tập định mức dự toán tổng hợp hoặc định mức dự toán chi tiết, các địa phương có thể dùng các định mức tổng hợp hoặc chi tiết chuyên ngành xây dựng cơ bản ban hành hoặc tự xây dựng và

được bộ ngành có thẩm quyền phê duyệt để bổ sung vào các tập định mức dự toán. - Bảng tiền lương ngày công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo cấp bậc của công nhân xây dựng. Căn cứ vào chếđộ tiền lương do Chính phủ

quy định các văn bản hướng dẫn của bộ Lao động thương binh xã hội và hướng dẫn cụ thể

của Bộ xây dựng.

- Bảng giá dự toán ca máy của các loại máy xây dựng. Những loại máy chưa có giá ca máy quy định thì ban đơn giá tính toán dựa trên phương pháp hướng dẫn của bộ xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảng giá cước và giá vật liệu xây dựng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời

điểm tính toán.

- Sơđồ cung ứng vật liệu trong phạm vi Tỉnh, Thành phố (do ban đơn giá địa phương lập).

- Cử ly, cấp đường, phương tiện vận chuyển vật liệu (do ban đơn giá địa phương hoặc ban

- Các định mức quy định về trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra, chi phí lán trại và các chếđộ tính giá khác liên quan đến công tác xây dựng đơn giá.

8.4 Trình tự lập đơn giá xây dựng

8.4.1 Trình t lp đơn giá chi tiết

Đơn giá chi tiết lập theo trình tự sau:

- Chuẩn bị đầy đủ các căn cứ lập đơn giá dự toán xây dựng nhưđã nêu trên. - Lập bảng tính chi tiết đơn giá xây dựng.

- Tính toán từng thành phần chi phí: vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí khác cho từng loại công tác xây lắp.

- Tổng hợp các chi phí trong đơn giá ghi vào bảng tổng hợp đơn giá, rà soát, kiểm tra, viết thuyết minh hướng dẫn.

8.4.2 Trình t lp đơn giá chi tiết dy đủ

- Chuẩn bị đầy đủ các căn cứ lập đơn giá dự toán xây dựng nhưđã nêu trên. - Lập bảng tính chi tiết đơn giá xây dựng.

- Tính toán từng thành phần chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công - Tính toán chi phí trực tiếp khác

- Tính toán chi phí chung

- Tính toán thành phần rhu nhập chịu thuế tính trước - Tính toán thuế giá trị gia tăng

- Tính toán chi phí lán trại

- Tổng hợp các chi phí trong đơn giá ghi vào bảng tổng hợp đơn giá, rà soát, kiểm tra, viết thuyết minh hướng dẫn.

8.5 Phương pháp tính đơn giá xây dựng

8.5.1 Tính toán đơn giá chi tiết:

a) Thành phần chi phí vật liệu (đơn giá vật liệu):

vli= ( 1 + Kvlp )( 1 + Kvlkv ) ∑ j=1

n

( Qj . gjvl ) (8 - 1) Trong đó:

vli: Chi phí vật liệu trong đơn giá của loại công tác xây lắp thứ i (hay đơn giá xây dựng thứ i)

QJ : Định mức sử dụng loại vật liệu chính j tính bằng hiện vật cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp i quy định trong định mức dự toán chi tiết.

Kvlp: Hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính quy định trong

định mức dự toán chi tiết của công tác xây lắp thứ i (nếu có). Kvlkv: Hệ số vật liệu khu vực.

b) Thành phần chi phí nhân công (đơn giá nhân công)

nci = Bi . gjnc (1+f) (8 - 2) Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nci: Chi phí nhân công trong đơn giá của loại công tác xây lắp thứ i (đồng)

Bi : Định mức lao động tính bằng ngày công trực tiếp xây lắp theo cấp bậc bình quân quy

định trong đinh mức dự toán chi tiết.

gjnc: Tiền lương trực tiếp xây lắp bình quân tương ứng với cấp bậc đã quy định trong định mức dự toán (đồng)

f : Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ ... có tính chất ổn định được tính vào đơn giá.

f = f1 + f2

Trong đó:

- f1: Tổng các khoản phụ cấp lương có tính chất ổn định được tính vào đơn giá.

- f2: Một số khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có thể khoản trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản.

c) Thành phần chi phí máy thi công (đơn giá máy thi công)

Chi phí máy và thiết bị thi công được tính dựa trên mức hao phí máy thi công và giá ca máy và thiết bị thi công ban hành theo quyết định của UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc. mi = ( 1 + Kimp ) ∑ j=1 n ( Cj . gjm ) (8 - 3) Trong đó:

mi: Là chi phí sử dụng máy thi công trong đơn giá của loại công tác xây lắp thứ i (đồng); gjm: Giá dự toán ca máy của loại máy thứ j (đồng)

Kimp: Hệ số tính đến chi phí sử dụng máy phụ so với tổng chi phí máy chính quy định trong định mức dự toán chi tiết của loại công tác xây lắp thứ i (nếu có)

Thực hiện tính toán đơn giá chi tiết trình bày bằng bảng tính

Ví dụ: Tính đơn giá chi tiết công tác xây tường thẳng bằng gạch chỉđặc, vữa xi măng mác 50, tường dày <33cm, ởđộ cao h<=16m

Tính đơn giá chi tiết (Bảng 8.1). Tổng hợp đơn giá chi tiết (Bảng 8.2)

Bảng 8.1: Biểu tính đơn giá xây dựng chi tiết Mã hiệu Đơn giá - loại chi phí Đơn vị Khối

lượng Giá đơn vị (đồng) Thành tiền (đồng) Cộng 1 2 3 4 5 6 7

Xây tường dày <33cm h<=16m VXM M50 -Vật liệu 507.573 Gạch viên 550 755 415.250 Vữa xây m3 0,29 219.282 63.592 Vật liệu khác % 6 28.730

-Nhân công: 3,5/7 công 1,97 27.818 54.801

-Máy thi công 8.335

Máy trộn 80 lít ca 0,036 67.428 2.427 Máy vận thăng 0,8T ca 0,04 146.656 5.866

Máy khác % 0,5 41

AE.222

Ghi chú: Cột 1,2,3,4 căn cứđịnh mức dự toán, cột 5 căn cứ bảng giá vật liệu hiện trường xây lắp, bảng giá ca máy, bảng tiền lương công nhân, cột 6 = cột 4 x cột 5

Bảng 8.2: Biểu đơn giá

Mã hiệu Danh mục đơn giá Đơn vị Vật liệu Nhân công Máy TC Đơn giá AE.222 Xây tường gạch chỉ

dày<33cm

h<16m, VXM M50

m3 507.537 54.801 8.335 570.682 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... ... ... ... ... ... ...

8.5.2 Tính toán đơn giá chi tiết đầy đủ

Đơn giá tổng hợp bao gồm chi phí trực tiếp (đơn giá chi tiết), chi phí trực tiếp khác, các thành phần chi phí gián tiếp, lãi định mức, thuế và chi phí lán trại.

Đơn giá tổng hợp được tính toán theo công thức sau:

Đgj = (vl+ nc+ m)(1+ Kttk)(1+ Kc)(1 + KT)(1 + KGTGT) + Cltr (8 - 4) Trong đó:

vli + nci + mi: Chi phí trực tiếp;

Kttki : Hệ số tính đến chi phí trực tiếp khác được lấy theo tỷ lệ % quy định của chi phí trực tiếp tùy theo từng loại hình công trình;

Kci : Là hệ số tính đến chi phí chung cho các loại công tác xây lắp thứ i, được tính theo tỷ lệ % quy định đối với chi phí trực tiếp và trực tiếp khác. Riêng một số loại công trình được tính theo tỷ lệ % chi phí nhân công (Công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa; Công tác đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng thủ công; Công tắc lắp đặt thiết bị công công trình thủy lợi);

KTi : Hệ số tính đến thu nhập chịu thuế tính trước cho các loại công tác xây lắp thứ i,

KiGTGT : Là hệ số tính đến thuế giá trị gia tăng đầu ra, được tính theo tỷ lệ % quy định; Cltr: Chi phí nhà tạm tại hiện trường đểở và điều hành thi công, được tính theo tỷ lệ % quy định.

8.5.3 Tng hp kết qu tính toán và ban hành áp dng

Kết quả của bộđơn giá bao gồm:

- Thuyết minh và hướng dẫn chung của tập đơn giá.

- Bảng giá vật liệu đến hiện trường xây lắp của các loại vật liệu chủ yếu đã được sử

dụng để tính toán đơn giá.

- Bảng hệ số khu vực đơn giá so với cụm gốc (nếu có)

- Các bảng đơn giá cho các loại công tác và kết cấu xây lắp có phân định rõ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, và chi phí sử dụng máy thi công.

Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh, thành phố do sở xây dựng địa phương chủ trì lập có sự

tham gia của các ngành tổng hợp và chuyên ngành xây dựng cơ bản tính toán và trình Uỷ

ban nhân dân tỉnh, Thành phố ban hành.

Đơn giá xây dựng công trình do ban đơn giá công trình lập và cấp có thẩm quyền duyệt theo sự phân cấp quản lý giá xây dựng cơ bản của nhà nước.

Câu hỏi

1. Khái niệm, phân loại, nội dung của đơn giá xây dựng ? 2. Trình tự lập đơn giá xây dựng ?

2. Nội dung và phương pháp lập đơn giá chi tiết ?

3. Nội dung và phương pháp lập đơn giá chi tiết đầy đủ ?

CHƯƠNG 9 GIÁ D TOÁN VT LIU XÂY DNG

(GIÁ VẬT LIỆU HIỆN TRƯỜNG)

Giá dự toán vật liệu xây dựng (Giá vật liệu bình quân đến hiện trường xây lắp) hay còn gọi giá vật liệu đến chân công trình là chi phí bình quân về sản xuất, vận chuyển 1 đơn vị

vật liệu, chi tiết, kết cấu vềđến hiện trường xây lắp, bao gồm giá mua (kể cả bao bì đóng gói nếu có), chi phí lưu thông và chi phí hiện trường.

9.1 Giá mua vật liệu : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá mua vật liệu là chi phí để mua một đơn vị khối lượng vật liệu (m3, m2, tấn ...) từ

các xí nghiệp công nghiệp (nhà máy bê tông, nhà máy gạch, xí nghiệp khai thác đá ...) và các tổ chức kinh doanh thương nghiệp.

Giá mua vật liệu bao gồm các loại :

Giá bán buôn công nghiệp: giá từ các xí nghiệp, nhà máy sản xuất. Giá bán buôn vật tư: giá tại các tổ chức cung ứng vật tư.

Giá bán lẻ: giá tại các cửa hàng đại lý kinh doanh vật tư.

Khi xác định giá mua vật liệu cần phân biệt các trường hợp sau:

Những vật liệu do nhà nước thống nhất quản lý (như sắt thép, xi măng, điện, xăng dầu ...

được tính theo giá bán buôn công nghiệp hay giá bán buôn vật tư do nhà nước quy định. Những vật liệu do các ngành của Trung ương và địa phương được phân công sản xuất và cung ứng (như gạch , ngói, cát, đá, vôi ... ) được tính theo giá bán buôn do ngành, địa phương hoặc cơ quan được uỷ quyền ban hành.

Đối với vật liệu nhập theo công trình thiết bị toàn bộ (như xi măng ,sắt thép ...) tính theo giá bán buôn vật tư tại khu vực xây dựng công trình.

Những vật liệu mua của hệ thống thương nghiệp quốc doanh (như các mặt hàng cơ khí gia công đồđiện ... ) được tính theo giá bán lẻ (giá kinh doanh thương nghiệp).

Những vật liệu mua của dân (như tranh, tre, nứa, lá ... ) được tính theo giá thoả thuận và không vượt quá giá thị trường tại địa phương đó trong thời điểm tính đơn giá.

Khi vật liệu được mua từ các nguồn khác nhau thì giá vật liệu bình quân được tính như

sau: Gbq = ∑ j=1 n Gj .fj (9 - 1) Trong đó : Gbq: Giá vật liệu bình quân ( đồng)

Một phần của tài liệu Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng (Trang 70)