a. Tình hình chính trị ổn định
Tình hình ổn định về chính trị luật pháp tại các quốc gia là một yếu tố hết sức quan trọng tác động đến môi trƣờng hoạt động của các tổ chức. Mặc dù hiện nay trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nhƣng Việt Nam đƣợc coi là quốc gia có môi trƣờng chính trị ổn định. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành trong nƣớc phát triển, trong đó có giáo dục Đại học.
Công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại lớn vì thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Dƣới sức ép ngày càng tăng buộc Việt Nam phải đẩy mạnh tốc độ cải cách. Bên cạnh đó Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển đầu tƣ, trong đó có đầu tƣ cho GD & ĐT. Chủ trƣơng phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, tạo môi trƣờng lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, nhiều quốc gia ngày càng chú trọng đến việc phát triển giáo dục, coi đấy nhƣ là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nƣớc trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, GD&ĐT còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là đảm bảo sự phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội.
Ngày 27/1/2005, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 25/2005/QĐ-TTg về việc quy định danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm xác định rõ cấp học, trình độ và lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nhóm ngành nghề, chƣơng trình ngành nghề giáo dục. Ngày 27/6/2005, Chủ tịch nƣớc đã ký lệnh công bố Luật Giáo dục sửa đổi đƣợc quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ VII.
Tích cực giao quyền tự chủ cho các trƣờng Đại học và cao đẳng trên các mặt hoạt động, khuyến khích hoạt động sản xuất kết hợp đào tạo, chủ động sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo.
c. Tác động của các yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về GD &ĐT
Quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học của chúng ta còn quá dễ dãi nên dẫn tới trong 11 năm gần đây đã thành lập mới và nâng cấp hơn 300 trƣờng Cao đẳng, Đại học trong khi các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ giảng viên không đảm bảo. Tạo ra sự cạnh tranh không công bằng đối với các trƣờng.
Các yếu tố chính trị, pháp luật tạo ra cho Đại học Lạc Hồng cơ hội và thách thức sau:
- Cơ hội
+ Chính trị ổn định là một trong những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Nhờ đó có nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập và kéo theo nó là nhu cầu lao động đã đƣợc qua đào tạo ngày càng tăng dẫn tới số lƣợng ngƣời học ở các cấp sẽ tăng và là cơ sở để nhà trƣờng tăng quy mô. Bên
cạnh đó các cơ sở đào tạo nƣớc ngoài cũng sẽ tham gia liên doanh liên kết với trƣờng, trƣờng có thể nhận đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài.
+ Chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục làm cho tỷ lệ ngƣời học các cấp phổ thông ngày càng tăng, vì vậy số ngƣời học đã đƣợc học hết Trung học phổ thông ngày càng tăng và lực lƣợng này có điều kiện cần để tiếp tục theo học ở các trƣờng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó với chủ chƣơng phấn đấu 200 ngƣời có trình độ Đại học trên một vạn dân của nhà nƣớc đã tạo ra cho các trƣờng Đại học có thể đƣợc tăng chỉ tiêu tuyển sinh và là cơ sở để tăng quy mô.
+ Nhà nƣớc tăng quyền tự chủ cho các trƣờng Đại học đây là cơ hội để các trƣờng ngoài công lập nói chung và Đại học Lạc hồng nói riêng có các hƣớng đi phù hợp với tiến trình phát triển nhƣ: Đầu tƣ cơ sở vật chất, cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên,... nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện, thu hút đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ…
- Thách thức
+ Quản lý nhà nƣớc trong giáo dục còn nhiều bất cập làm ảnh hƣởng đến sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trƣờng về chỉ tiêu tuyển sinh.