Về Quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học lạc hồng đến năm 2020 (Trang 78)

Đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức Giáo dục quốc tế với các hình thức đa dạng và phong phú nhƣ: trao đổi học thuật, liên kết đào tạo cho sinh viên và giảng viên với các chƣơng trình thực tập, trao đổi ngắn hạn, chƣơng trình đôi, chƣơng trình đào tạo sau Đại học nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng sinh viên và giảng viên từng bƣớc khẳng định vị trí thƣơng hiệu của Trƣờng Đại học Lạc Hồng trong hệ thống Giáo dục Đại học Quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, trƣờng đã đàm phán và ký kết Bản thỏa thuận với các trƣờng: National Kaohsiung First University Of Science and Technology

(Taiwan);National Kaohsiung University Of Applied Sciences (Taiwan);Chen Kung University (Taiwan); Youngsan University (Republic of Korea); Asia University (Republic of Korea); Chosun University (Republic of Korea); Đại học Ngô Châu Quảng Tây (Peoples’ Republic of China); Institut Fur Internationale

Bildungskooperation an der Hoschule Merseburg e.v. University of Applied Sciences (Germany); Dong Eui University (Republic of Korea).

Với những kết quả ban đầu rất khả quan:

+ Từ năm 2006 đến nay có 15 sinh viên đang theo học Master ngành Cơ điện tử tại Đại học Kao Hùng – Đài Loan theo chƣơng trình học bổng toàn phần và bán phần.

+ Năm 2009 Đại học nữ Seoul – Hàn Quốc đồng ý sẽ cấp 02 suất học bổng Thạc sỹ cho giảng viên và 02 suất học bổng thực tập ngắn hạn cho sinh viên ngành tiếng Hàn.

+ Đại học Kanazawa - Nhật Bản đang phỏng vấn các ứng viên để cấp 01 suất học bổng Thạc sỹ ngành Hóa Môi trƣờng và 03 suất học bổng Thạc sỹ chuyên ngành tiếng Nhật.

+ Đại học Nữ Nhật Bản trong tháng 11/2009 sẽ phỏng vấn để cung cấp 01 suất học bổng cho sinh viên Lạc Hồng theo chƣơng trình thực tập ngắn hạn.

+ Ngoài ra, trƣờng đang xúc tiến chƣơng trình hợp tác với Đại học Vesfold – Na Uy về trao đổi sinh viên và đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ các ngành kỹ thuật.

+ Đang hoàn tất dự án liên kết đào tạo (50/50) chƣơng trình Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh tổ chức tại Lạc Hồng do Đại học Ishou – Đài Loan cấp bằng.

+ Tất cả các nêu trên đều sẵn sàng tiếp nhận sinh viên Lạc Hồng tham gia chƣơng trình thực tập ngắn hạn và chƣơng trình cử nhân 2+2 với kinh phí tự túc.

Chúng ta nhận thấy rằng hoạt động Hợp tác Quốc tế của trƣờng Đại học Lạc Hồng đã có những kết quả nhất định, góp phần từng bƣớc khẳng định vị thế của trƣờng trong hệ thống giáo dục Đại học trên thế giới.

Với những định hƣớng hoạt động rõ ràng, theo sát mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của trƣờng, với những nổ lực cao của mình, Trung tâm Quan hệ Quốc tế - Tƣ vấn du học & Việc làm sẽ hoàn thành các trọng trách mà Nhà trƣờng giao phó, góp một phần nhỏ xây dựng trƣờng Đại học Lạc Hồng ngày một vững mạnh.

2.3.9. Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin của trƣờng đƣợc trang bị hiện đại, hệ thống quan hệ giữa các đơn vị trong trƣờng đƣợc sử dụng trang web nội nộ của trƣờng để trao đổi thông tin, quản lý sinh viên bằng hệ thống công nghệ thông tin, tất cả các cơ sở đều có wifi phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của nhân viên, giáo viên, sinh viên...

Đẩy mạnh khai thác wedsite : (www.lhu.edu.vn)

- Trung tâm Thông tin Tƣ liệu: Ban đầu chỉ là bộ phận Thƣ viện trực thuộc phòng Đào tạo, với chức năng chính là quản lý và cho mƣợn sách, báo. Những năm đầu khi mới thành lập, cơ sở vật chất và vốn tài liệu còn hạn chế. Đến cuối nhiệm kỳ 1, Thƣ viện chỉ có khoảng hơn 1.500 đầu sách, chủ yếu là sách tiếng Việt, công tác quản lý còn thô sơ, thủ công.

Qua 14 năm hoạt động website của trƣờng có nội dung ngày càng phong phú hơn phục vụ cho công tác Dạy và học. CB-CNV và sinh viên truy cập ngày càng nhiều hơn, 2 năm liền đƣợc website www.webometrics.info đã chính thức công bố thứ hạng các trƣờng đại học trên thế giới đƣợc xếp hạng ngày 30/7/2011.

Về thƣ viện: Thƣ viện của trƣờng đƣợc tại khu A cơ sở 1 với diện tích 500m với đầy đủ trang thiết bị máy vi tính tra cứu và cho sinh viên học tập , phòng học nhóm .

Các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của trƣờng bao gồm: sách, bài giảng do giảng viên biên soạn, giáo trình…của trƣờng và các nhà sản xuất. Trƣờng đã tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng. Hầu hết các môn học đều có giáo trình bài giảng do giảng viên của Trƣờng biên soạn.

Hiện nay, thƣ viện Trƣờng có tổng số 35.455 bản sách và tài liệu nhƣ sau:

Bảng 2.14: Thống kê tài liệu thư viện (tính đến tháng 6/2012)

STT Loại tài liệu Số tựa Số cuốn

1 Sách 7.675 16.266

2 Luận văn – Báo cáo NCKH 747 750

3 Tạp chí 217 11.084

4 Giáo trình, bài giảng điện tử 692 5 Tài liệu hình ảnh (CDROM, Video) 132 6 Tài liệu điện tử 17.388

Tổng cộng: 26.851

(Nguồn: Trung tâm tư liệu trường Đại học Lạc Hồng)[13]

Nhận xét: Bảng 2.13 cho thấy nguồn giáo trình, tài liệu của Trƣờng rất phong phú, bao gồm nhiều loại giáo trình, tài liệu khác nhau. Ngoài các tài liệu truyền thống nhƣ: sách, luận văn, tạp chí, Trƣờng còn xây dựng kho tài liệu điện tử nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập đa dạng của ngƣời học.

Bảng2.15: Phân loại tài liệu thư viện theo chủ đề

STT Tên phân loại Số tựa Số cuốn

1 Tổng quát 825 1.616

2 Triết học và tâm lý học 96 161

3 Tôn giáo 8 14

4 Khoa học xã hội 1.722 3.482

5 Ngôn ngữ 1.804 3.244

6 Khoa học tự nhiên và toán học 761 1.859 7 Nghệ thuật, mỹ thuật và trang trí 158 234 8 Văn học và tu từ học 326 445

9 Địa lý và lịch sử 211 429

Tổng cộng: 8.539 17.355

(Nguồn: Trung tâm tư liệu trường Đại học Lạc Hồng)[13]

Trong những năm gần đây, Nhà trƣờng chú trọng trong việc bổ sung số lƣợng đầu sách có trong thƣ viện, để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Trong mỗi đợt bổ sung thƣ viện đều có tham khảo ý kiến của các khoa về sách, giáo trình và tài liệu tham khảo cần bổ sung. Bên cạnh đó, nguồn sách của thƣ viện cũng đƣợc bổ sung thêm bởi các giảng viên là ngƣời nƣớc ngoài hoặc cán bộ, giáo viên của trƣờng có sách tặng thƣ

(Nguồn: từ trung tâm tư liệu trường Đại học Lạc Hồng)[13]

Hình 3.5: Thƣ viện

2.3.10. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trƣờng nội bộ của trƣờng – IFE * Điểm mạnh (S)

- S1 Trình độ quản lý: Đa số các lãnh đạo là những ngƣời có kinh nghiệm

lâu năm trong ngành giáo dục và tâm huyết với trƣờng, công tác quản lý đƣợc thực hiện rất tốt từ Hiệu trƣởng – Phó Hiệu trƣởng - Khoa, Phòng - Giáo viên, Nhân viên, theo từng cấp quản lý, chính vì vậy công việc luôn luôn có hiệu quả cao.

- S2: Đã có thương hiệu và được nhiều người biết: Là đơn vị hoạt động gần

15 năm tại Đồng Nai, thƣơng hiệu của Đại học Lạc Hồng hiện nay đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi ngƣời, đƣợc công nhận và đánh giá cao trong hệ thống các trƣờng ngoài công lập.

- S3: Tiềm lực tài chính mạnh: Tài chính tự thu, tự chi nên công tác đầu tƣ

đƣợc hội đồng quản trị và BGH cân đối đầu tƣ xây dựng cơ sở mới cũng nhƣ trang thiết bị dạy và học theo kế hoạch dự trù của các đơn vị theo năm học.

- S4: Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin nội bộ của trƣờng đƣợc bố trí

gắn kết giữa các cơ sở hiện đại và hệ thống mạng đƣợc triển khai phục vụ cho toàn thể giáo viên và sinh viên.

- S5: Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại: Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị làm việc hiện đại và đầy đủ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý và nâng cao vị thế của trƣờng.

- S6: Chính sách tạo động lực: Giảng viên và cán bộ nhân viên đƣợc khuyến khích học tập nâng cao trình độ nhƣ học thạc sỹ đƣợc hỗ trợ 20 triệu, học Tiến sỹ hỗ trợ 30 triệu, trong thời gian đi học đƣợc hƣởng lƣơng cơ bản.

* Điểm yếu (W)

- W1: Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức của trƣờng đã đƣợc xây dựng và áp dụng đến cho toàn thể giáo viên và sinh viên thực hiện nhƣng việc theo dõi thực hiện chƣa tốt nên một số cá nhân còn chƣa có ý thức tốt về văn hóa.

- W2: Chƣơng trình đào tạo: Chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng luôn đƣợc cập nhật và nâng cao phƣơng pháp giảng dạy nhằm đạt chất lƣợng nhƣng hiện tại vẫn chƣa hoàn thiện, hiện tại còn đang xây dựng .

- W3:Chính sách tạo động lực: Chính sách tạo điều kiện của nhà trƣờng có nhƣng chƣa tập trung, chƣa có kế hoạch phát triển nhân sự dài hạn cho từng đơn vị.

- W4: Hoạt động nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho nhiều công ty, đơn vị có phong trào nghiên cứu khoa học trong trƣờng rất sôi động NCKH giáo viên một năm 1 lần , NCKH sinh viên một năm tổ chức 2 lần theo định kỳ .

-W5: Chiến lƣợc Marketing: Hiện tại trƣờng chƣa có chiến lƣợc Marketing dài hạn mà chỉ làm ngắn hạn trong các đợt tuyển sinh.

Để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu quan trọng của trƣờng ĐHLH, tác giả lập ma trận đánh giá nội bộ(IFE).

Bảng 2.16: Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) trường Đại học Lạc Hồng

Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1. Trình độ và kinh nghiệm của

giảng viên 0.10 3 0.30

2. Chính sách tạo động lực

0.11 2 0.22

3. Trình độ quản lý 0.08 2 0.16

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

0.08 2 0.16

5. Năng lực Tài chính 0.10 3 0.30

6. Thƣơng hiệu 0.09 3 0.27

7. Nghiên cứu khoa học

0.10 3 0.30

8. Hoạt động marketing

0.08 2 0.16

9. Văn hóa tổ chức 0.06 2 0.12

10. Chƣơng trình đào tạo

0.10 3 0.30

11. Hệ thống thông tin

0.10 4 0.40

Tổng cộng 1.00 2.69

(Nguồn điều tra của tác giả vào tháng 09/2012)

Nhận xét:Qua kết quả ma trận đánh giá nội bộ ở bảng 2.15, ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2.69, cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức với môi trƣờng nội bộ là tốt hay chiến lƣợc của tổ chức đã tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có. Nhƣ vậy, Trƣờng ĐHLH nên tận dụng thế mạnh, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lƣợng và hình ảnh thƣơng hiệu, xây dựng chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra chất lƣợng cao, hình ảnh văn hóa Lạc Hồng ngày càng tốt hơn...

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đang hòa mình với nền kinh tế quốc tế, điều này đòi hỏi lao động trong tất cả các ngành nghề phải có trình độ, có năng lực thực sự. Nhận biết đƣợc điều này trƣờng Đại học Lạc Hồng đã có nhiều cố gắng nhƣ: tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu nhân lực, nỗ lực trau dồi học hỏi nâng cao kiến thức… Qua phân tích đánh giá thực trạng từ yếu tố bên trong và bên ngoài của

trƣờng Đại học Lạc Hồng, đánh giá chung trong công tác đào tạo của Nhà trƣờng có những ƣu điểm và nhƣợc điểm sau:

Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ giảng viên nhiệt tình, năng động sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có ý thức học tập tiếp thu vận dụng những kỹ thuật hiện đại tiên tiến để không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng. Nhà trƣờng đã quan tâm đầu tƣ công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.

Nhà trƣờng đã từng bƣớc cải tiến dần nội dung chƣơng trình đào tạo nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của các ngành nghề đang đƣợc xã hội ƣa chuộng.

Trong những năm qua, Nhà trƣờng đã quan tâm đến công tác đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ dạy và học.

Nhược điểm

Bên cạnh những ƣu điểm trên, trong công tác đào tạo Nhà trƣờng có những nhƣợc điểm nhƣ sau:

Chất lƣợng đào tạo bị hạn chế ngay từ đầu vào, đa số sinh viên đăng ký dự thi vào trƣờng là những sinh viên có học lực từ trung bình khá trở xuống. Và xét tuyển nguyện vọng 2,3 từ nhiều vùng miền khác nhau. Điều này đã gây ra khó khăn cho công tác đào tạo và trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng đầu ra, ảnh hƣởng đến uy tín của Nhà trƣờng.

Việc điều chỉnh, cải tiến chƣơng trình đào tạo chƣa thật sự phát huy hiệu quả, chƣa thật sự thích nghi với nhu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà sinh viên cần có khi tham gia vào thị trƣờng lao động, chƣa thể hiện đƣợc sự mong muốn có những thành công mang tính đột phá, để nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ tạo lợi thế cạnh tranh cho hoạt động đào tạo của Trƣờng.

Phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên giữa các giảng viên tham gia trong chƣơng trình còn có những khác biệt.

Đội ngũ trợ giảng chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp, có kiến thức chuyên môn nhƣng thiếu kinh nghiệm thực tế, điều này nhà trƣờng phải mất một khoản thời gian dài để đào tạo.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu còn ít so với số lƣợng sinh viên đang theo học tại Trƣờng. Số lƣợng giảng viên trẻ có thâm niên công tác dƣới 5 năm cao, chƣa có kinh nghiệm thực tế chính vì vậy trong công tác giảng dạy vẫn còn nhiều thiếu sót

về chuyên môn nghề nghiệp và chuyên môn sƣ phạm dẫn đến ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Chất lƣợng đội ngũ giảng viên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo ngày càng cao, giảng viên thiếu thời gian để tập trung nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên môn để có khả năng cải tiến, nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Cơ sở vật chất phát triển chƣa thật sự phù hợp với yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

KẾ LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng II, tác giả đã tập trung phân tích các hoạt động, các yếu tố môi trƣờng bên trong của trƣờng ĐHLH: Tuyển sinh – Đào tạo, nguồn nhân lực, công tác quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị, marketing, tài chính, nghiên cứu khoa học.... Từ đó rút ra các điểm mạnh, điểm yếu của trƣờng và xây dựng ma trận đánh giá nội bộ. Qua đó nhà trƣờng cần phát huy hơn nữa những mặt mạnh và khắt phục những điểm yếu và những đe dọa.

Ngoài ra, chƣơng II cũng tập trung phân tích môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành. Qua đó, hình dung đƣợc bức tranh tổng thể về môi trƣờng bên ngoài, xác định đƣợc những cơ hội và đe dọa đang ảnh hƣởng đến hoạt động của trƣờng từ đó xây dựng ma trận đánh giá bên ngoài để thấy đƣợc khả năng thích ứng, đối phó của nhà trƣờng với môi trƣờng, đồng thời thấy đƣợc nhà trƣờng cần tập trung khai thác những cơ hội nào và khắc phục những đe dọa nào.

Chƣơng 3:HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chung của trƣờng ĐHLH

3.1.1. Sứ mạng của Trƣờng Đại học Lạc Hồng đến năm 2020

“Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế.

Bồi dưỡng nhân tài có khả năng học lên sau đại học, có tính sáng tạo và phát triển nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao.

Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội”

Tôn chỉ : ĐẠO ĐỨC –TRÍ TUỆ - SÁNG TẠO

3.1.2.Tầm nhìn

Trƣờng Đại học Lạc Hồng giảm dần đào tạo bật trung cấp, nâng cao chất lƣợng đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học; phấn đấu trở thành một thƣơng hiệu đào tạo có uy tính trong nƣớc và khu vực .

3.1.3. Mục tiêu chung của trƣờng ĐHLH đến năm 2020 3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học lạc hồng đến năm 2020 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)