Chụp Xquang

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 55)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2. Chụp Xquang

- Chụp bụng không chuẩn bị

Trong CTBK, người ta thường chụp bụng không chuẩn bị tư thế đứng để tìm dấu hiệu liềm hơi dưới hoành hình ảnh gián tiếp của vỡ tạng rỗng trong ổ bụng. Giá trị dự báo dương tính của liềm hơi dưới hoành rất cao, rất ít dương tính giả [43], nhưng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có BN nào được chụp XQ bụng vì các BN đều bị vỡ xương chậu không đứng để chụp được. Chụp XQ khung chậu 63 BN (100%), 19/35 BN chụp XQ ngực có gãy xương sườn, 25/41 BN được chụp XQ có gãy xương các chi ở tư thế nằm.

- Thương tổn VXC theo chẩn đoán XQ:

Có nhiều cách phân loại vỡ xương chậu, nhưng có 3 bảng phân loại thường dùng nhất là của Letournel, Young và Tile. Bảng phân loại của Letournel ra đời năm 1981. Letournel cho rằng xương chậu thường bị vỡ ở vùng yếu của cấu trúc xương gồm: phía trước có khớp mu và hai ngành xương mu, phía bên có ổ chảo, phía sau có đường qua lỗ xương cùng, khớp cùng–chậu và phần sau cánh chậu [28]. Năm 1980 Tile và Pennal đề nghị cách phân loại phản ánh cơ chế chấn thương, độ nặng nhẹ, tiên lượng tổn thương và liên hệ được chỉ định điều trị [11]. Sau đó Tile bổ sung và hoàn chỉnh lại vào năm 1998. Năm 1986, Young và Burgess dựa vào 3 nhóm cơ chế chấn thương của Tile và Pennal là LC (Lateral Compression), APC (Anteroposterior Compression), VS (Vertical Shear) để đề nghị thêm nhóm thứ 4 là cơ chế phối hợp của các lực trên [54].

Theo cách phân loại gãy xương chậu của Tile, các thương tổn thường gặp trong kiểu gãy vững loại A với 58,73%, loại B chiếm 33,33% nghĩa là xương chậu mất vững theo hướng xoay ngang nhưng còn vững theo

hướng dọc, loại C chiếm 7,94% là loại gãy không vững

4.3.3. Siêu âm

Siêu âm bụng là thăm dò dễ thực hiện, mang lại nhiều thông tin có giá trị nên được thực hiện ở 100% các BN

4.3.3.1. Phát hiện dịch ổ bụng

Phát hiện dịch ổ bụng là giá trị lớn nhất mà siêu âm đem lại. Khả năng phát hiện dịch ổ bụng phụ thuộc vào trình độ người siêu âm, số lượng dịch ổ bụng, tình trạng ổ bụng (trướng hơi, tràn khí dưới da bụng…). Trên siêu âm để tìm dịch ổ bụng người ta thường tập trung tìm ở các khoang dưới gan, quanh lách, Douglas, rãnh đại tràng vì là nơi tập trung dịch và có mốc để phân định gan, lách, bàng quang, thành bụng. Có 54 BN (85,7%) phát hiện được dịch trên siêu âm ở các vị trí, độ dày mỏng lớp dịch khác nhau; có 48 BN (76,2%) phát hiện có tụ máu sau phúc mạc. Theo một số nghiên cứu, để phát hiện được dịch ở Morison, lượng dịch trung bình phải trên 500 ml [13], [14]. Như nhận xét chung của các nghiên cứu về siêu âm trong CTBK độ dày của lớp dịch và số khoang ổ bụng có dịch phản ánh được lượng dịch trong ổ bụng nhiều hay ít. Tuy nhiên lượng dịch nhiều hay ít lại không tương xứng với độ tổn thương tạng, nhiều khi vỡ tạng đặc độ III, IV lượng dịch ổ bụng ít hơn vỡ tạng đặc độ II, rách mạch máu ở mạc treo, mạc nối... Ngoài ra lượng máu tụ sau phúc mạc do VXC cũng làm thay đổi đáng kể lượng dịch ổ bụng. Chính vì vậy độ dự báo dương tính theo Brown là 61% [44]. Hơn nữa không có dịch ổ bụng trên siêu âm không đồng nghĩa với không có tổn thương tạng cho nên mặc dù không ai phủ nhận giá trị phát hiện dịch ổ bụng của siêu âm nhưng các nghiên cứu đều cảnh báo những nguy hiểm khi sử dụng siêu âm như một test sàng lọc BN có CTBK. Theo Brown và cs độ dự báo âm tính đạt 99% [44]. Nhưng dù sao việc xác định được có dịch ổ bụng, mức độ dịch do siêu

âm đem lại là thông số rất có giá trị cho bác sỹ lâm sàng có thái độ xử trí tiếp theo như chụp CLVT, theo dõi tiếp, làm lại siêu âm hay phải đi mổ ngay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w