PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 27)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu Các quy ước

- Các tạng ổ bụng được tính là các tạng trong ổ phúc mạc (gan, lách, tụy, ống tiêu hóa…) và cả tạng sau phúc mạc (thận, bàng quang)

- Tổn thương tạng được tính bao gồm các độ từ nhẹ đến nặng theo phân loại của AAST

- Tổn thương tạng được xác định, phân độ dựa theo chụp CLVT (đối với bệnh nhân điều trị bảo tồn không mổ), hoặc kết quả nội soi (đối với bệnh nhân NSOB chẩn đoán) hoặc kết quả mổ (bệnh nhân được mổ mở).

2.2.1. Lâm sàng

- Tuổi: Tính bằng năm. - Giới: Nam, nữ

- Tình trạng BN trước khi đến viện

+ Loại tai nạn: theo cơ chế gây tổn thương, sự phổ biến của các loại tai nạn trên thực tế, chia các loại tai nạn.

+ Thời điểm bị tai nạn: là mốc để tính thời gian từ khi bị tai nạn đến khi vào viện.

+ Sơ cứu ban đầu: Đã xử trí gì ở tuyến trước: truyền dịch, máu, đã tiêm thuốc gì (Morphin, an thần, vận mạch…), đã can thiệp thủ thuật, phẫu thuật gì?

+ Tình trạng BN ngay sau bị tai nạn: tình trạng tri giác, huyết động, tổn thương sơ bộ ban đầu… do cơ sở y tế sơ cứu ban đầu ghi nhận.

- Tình trạng BN khi đến viện

+ Thời điểm đến viện: giờ, ngày vào viện. Là mốc để tính BN đến viện sau tai nạn bao lâu, BN được theo dõi trong bao lâu.

+ Tình trạng toàn thân khi đến viện: tri giác được đánh giá bằng thang điểm Glasgow, mạch, huyết áp, nhiệt độ, tình trạng hô hấp, tình trạng thiếu máu.

+ Tổn thương phối hợp:

* Có CTSN không: điểm Glasgow, có máu tụ nội sọ không? Có vết thương sọ não? Có phù não không?

* Chấn thương ngực: có suy hô hấp không? Tần số thở (số lần/phút), Có gãy sườn không? Có tràn máu tràn khí màng phổi không?

* CTCS: có liệt hay không liệt. Chấn thương chi: vị trí chi gãy.

* Vỡ xương chậu: vị trí gãy, gãy vững hay không vững phân loại theo Tile.

* Các thủ thuật đã thực hiện cho BN.

Có nội khí quản hay không? Tự thở hay phải bóp bóng hỗ trợ? Đặt sonde dạ dày không? Số lượng, tính chất dịch dạ dày?

Đặt thông đái không? Số lượng màu sắc nước tiểu?

Có dẫn lưu màng phổi không? Số luợng, màu sắc, tính chất dịch, khí dẫn lưu. - Tiền sử bệnh:

+ Có những bệnh toàn thân nào: hen, đái tháo đường, tăng huyết áp, lao… + Tiền sử ngoại khoa: đã mổ gì, mấy lần, ở bệnh viện nào?

- Thăm khám bụng

* Tổn thương thành bụng

+ Tính chất tổn thương: sây sát, rách da, tụ máu không? Có sẹo mổ cũ không?

+ Vị trí tổn thương

+ Bụng trướng hay không * Triệu chứng khi khám bụng

+ Phản ứng thành bụng: là phản ứng co cơ thành bụng ở một vùng nào đó khi bác sỹ ấn tay khám. Biểu hiện của phúc mạc vùng đó bị kích thích như có tạng vỡ, máu, dịch tiêu hóa…

+ Cảm ứng phúc mạc: toàn bộ phúc mạc bị kích thích do dịch máu, dịch tiêu hóa, dịch mủ lan tỏa nên ấn đau khắp bụng. Tuy nhiên vẫn có vùng đau nổi trội hơn cả gợi ý điểm xuất phát.

* Triệu chứng VXC: Khám thấy có máu tụ bầm tím vùng xương chậu, xương mu. Khi khám với động tác dồn ép, ấn trước xương mu bệnh nhân đau ở chỗ điểm thương tổn xương.

- Chẩn đoán lâm sàng:

Chẩn đoán đơn thuần dựa vào hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng trước khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung cho chẩn đoán. Chẩn đoán được đề cập ở đây là chẩn đoán về CTBK-VXC. Các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán như phản ứng thành bụng, tổn thương thành bụng, gãy chi, vỡ xương chậu, chấn thương ngực cùng bên có tạng nghi bị tổn thương (bên phải nghĩ đến vỡ

gan, bên trái nghĩ đến vỡ lách), nước tiểu đỏ nghĩ đến chấn thương thận, vỡ bàng quang…

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w