Thái độ xử trí các tổn thương

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 62)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.4.2.Thái độ xử trí các tổn thương

khả năng điều trị bảo tồn không mổ (chiếm 66,67%) và 21 BN có chỉ định can thiệp phẫu thuật (chiếm 33,33%).

Việc xử trí tổn thương dựa vào chẩn đoán trước mổ để lựa chon phương pháp mổ nội soi hay mổ mở, các thương tổn cụ thể trong mổ để chọn hướng sửa chữa thích hợp. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 BN được NSOB thì xử trí đốt điện cầm máu gan, lách 3 trường hợp; 1 BN vỡ bàng quang đơn thuần được khâu qua nội soi; 1 BN chuyển mổ mở do trước mổ chẩn đoán là vỡ tạng đặc, sau NSOB thấy tổn thương phối hợp vỡ lách và vỡ ruột non ở 2 vị trí và đụng dập mạc treo ruột.

Trong 16 BN được mổ mở ngay từ đầu, có 7 BN bị tổn thương ống tiêu hóa (2 BN vỡ dạ dày phát hiện trên phim chụp CLVT, 4 BN chụp CLVT không xác định tổn thương mà chỉ thấy có khí tự do trong ổ bụng, 1 BN không phát hiện được gì nhưng quá trình theo dõi thấy các triệu chứng nghi ngờ cần phải mở bụng); có 1BN chấn thương thận mổ ngày thứ 3 do trong quá trình theo dõi, điều trị thấy khối máu tụ tăng lên, huyết động không ổn định; có 3 BN vỡ gan, 5 BN vỡ lách đã được mổ để xử trí tổn thương do BN có ĐCT nên shock ngay từ đầu, hồi sức tích cực huyết áp không lên.

Đối với tổn thương VXC đều không xử trí gì, tuy nhiên để hạn chế việc mất máu, trong nghiên cứu có 6 BN được mổ xử trí tổn thương vỡ tạng đặc kết hợp thắt động mạch chậu trong hai bên.

4.5. KẾT QUẢ HẬU PHẪU

Thời gian có lưu thông tiêu hóa trở lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố: tổn thương tạng đặc hay tạng rỗng, mức độ tổn thương tạng, có máu tụ sau phúc mạc không, có CTSN không, có liệt tủy không, tuổi, thể trạng BN… Do tình trạng BN rất đa dạng, phức tạp, không đồng nhất, nhóm so sánh giữa mổ mở và mổ nội soi lại ít, nên khó đánh giá NSOB có giúp BN có lưu thông tiêu hóa trở lại sớm hơn không, và nhóm sửa chữa tổn thương tạng đặc có lưu thông tiêu hóa sớm hơn tạng rỗng không. Chỉ có thể nhận thấy rằng thời gian có lưu thông tiêu hóa trở lại ở nhóm mổ chấn thương vỡ tạng đặc trung bình là 53,44± 16,05h (nhanh nhất là 38h đối với nội soi thăm dò), rồi đến nhóm mổ chấn thương vỡ tạng rỗng trung bình là 67,54 ± 16,15h, muộn nhất ở nhóm có tổn thương phối hợp cả tạng đặc và tạng rỗng trung bình là 85,25 ± 11,21h. Theo nghiên cứu của Lê Tư Hoàng thời gian lập lại lưu thông tiêu hóa sau mổ trung bình là 47,54± 16,05h [2]; của Nguyễn Tiến Dũng là 60 ±13,07h [55]. Do có VXC , có tụ máu sau phúc mạc nên tình trạng trướng bụng kéo dài làm cho thời gian có lưu thông tiêu hóa trở lại ở mẫu nghiên cứu kéo dài hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 62)