Kiểu nhân vật xung đột

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải (Trang 39)

Xưa nay, con người luôn là đối tượng hướng đến của văn học nghệ thuật. Những tìm tòi, khám phá, sáng tạo của nhà văn thể hiện những tư tưởng, tình cảm, quan niệm về đời sống – xã hội bao giờ cũng ngưng kết trong các hình tượng nghệ thuật về con người. Thế giới nhân vật thường chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc sự chi phối của cái nhìn về thế giới, con người cũng như quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

Mỗi nhà văn, tùy vào đặc điểm phong cách nghệ thuật của mình mà có một quan niệm, một điểm nhìn nghệ thuật về con người khác nhau. Nam Cao khác với

con người ở phương diện đạo đức và luôn bảo vệ nhân vật đến cùng (nhân vật chị Dậu của ông đẹp đến mức lí tưởng mà không bao giờ chịu (bị) tha hóa, dẫu cho có bị dồn đuổi đến cùng, thậm chí có lúc nhà văn phải nhảy bổ vào trang sách để che chắn, giải thoát cho nhân vật) thì Nam Cao, Nguyễn Công Hoan lại nhìn nhân vật ở phương diện miếng ăn – nhân tính và sự tha hóa, vật hóa của con người. Cái nhìn nghệ thuật về con người là một yếu tố quan trọng chi phối đến việc lựa chọn, xây dựng và khắc họa tính cách cho thế giới nhân vật của mỗi nhà văn.

Với Nguyễn Khải, xuất phát từ quan niệm “nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người” là phương tiện để khám phá cuộc sống và hướng đạo cho trí khôn của nhân loại cho nên ngay từ sớm nhà văn đã xác định cho mình một sứ mệnh cao cả:

Đem văn chương nghệ thuật để phục vụ con người và cuộc sống. “Tác phẩm văn

học là một mảnh của đời sống chung, phải tham gia tích cực cho cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung”.Chính vì thế, cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà văn ngay từ đầu đã mang tính định hướng rõ ràng: nhìn con người trong mối quan hệ với tập thể và cộng đồng, gắn lợi ích riêng với lợi ích chung.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời gian đầu không hiện lên một cách phong phú, đa dạng, sinh động. Cái nhìn nghệ thuật một chiều mang tính định hướng của nhà văn đã phân loại một cách triệt để thế giới nhân vật của ông thành hai loại, hai thành phần đối lập nhau trong thế xung đột: tiến bộ và lạc hậu, tốt và xấu, cũ và mới, ta và địch. Cái nhìn phân loại này đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật như điệu bộ, vóc dáng, hành động đến việc khắc họa tính cách, lập tuyến nhân vật để chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác giả.

Viết về đề tài tôn giáo, nhà văn xây dựng được hai tuyến nhân vật xung đột nhau trong sự đối lập về lý tưởng, đạo đức, lối sống và quan hệ xã hội. Đó là những con người có lý tưởng, bản lĩnh, trình độ và đạo đức cách mạng như Thụy, Môn, Nhàn trong Xung đột; là những anh bộ đội hiền lành nhưng cũng rất kiên quyết trong việc bảo vệ chính quyền trong Nằm vạ với những kẻ phản động đội lốt thầy

tu, đội lốt tôn giáo để chống phái sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa của xã hội của chúng ta.

Với “Một đứa con chết”, mâu thuẫn, xung đột giữa hai tuyến nhân vật hiện lên càng rõ qua cách miêu tả của nhà văn. Trong cái không khí “oi ả của nắng trưa”, “dòng người kéo nghìn nghịt hàng vạn từ khắp miền Bắc dồn về lách vai nhau đặt chân lên dải đường hẹp” với những nét mặt đầy “mệt mỏi, chịu đựng” cố chờ đợi cảnh “Ủy ban quốc tế sẽ đưa máy bay chở giáo hữu ở trong miền Nam ra làm lễ rồi lại chở vào. Ai muốn gặp người thân thì đi” như lời hứa của thầy cả địa phận.

Giữa cảnh chen chúc, nhốn nháo ấy, một cái chết thương tâm của một đứa trẻ mới chín, mười tháng tuổi đã xảy ra. Với cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt, sắc lạnh, nhà văn đã vạch trần ra sự dối trá, bất công cũng như bộ mặt thật của xã hội công giáo ấy khi miêu tả đối lập hai chiếc thuyền gỗ trên cùng một dòng sông: một chiếc thì ọp ẹp nhưng đầy người, nước mấp mé sát mép. Người trên thuyền xô đẩy nhau và đứa bé đã tuột khỏi tay mẹ, rơi xuống nước và chết đuối. Cách đấy không xa, có một thuyền cồng kềnh những đòn khiêng, võng, hòm xiểng và một vị cha đạo ngồi đằng trước mũi thuyền, ném con mắt thương xót nhìn sang thuyền bên kia. Trong khoang thuyền còn quá rộng, có thể chứa thêm hơn chục đứa trẻ nữa mà thuyền vẫn chỉ có một cha ngồi!. Vị cha cố “nhân từ” kia chắc hẳn biết câu: “hãy đem trẻ con đến cho thầy, vì chưng nước đức Chúa sẽ mang cho kẻ giống như trẻ con”. Với một ngòi bút giàu tính chiến đấu, Nguyễn Khải đã đánh một đòn chí mạng vào bộ mặt nhân nghĩa, đạo đức giả của những vị cha đạo.

Ở đề tài hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông trường Điện Biên, do đòi hỏi phải khẳng định được bản chất tốt đẹp, nhân đạo của một chế độ mới mà ngòi bút nhà văn đã tỏ ra quá sắc sảo, quyết liệt khi phê phán những thói xấu, những tư tưởng cũ mòn còn rơi rớt lại trong xã hội. Đó là lối sống ích kỷ, cá nhân của y tá Giao trong Một cặp vợ chồng;

là thói hám hư danh, kiêu ngạo của Khôi trong Anh đội phó và người thợ mộc, với Khôi trong Chuyện người tổ trưởng máy kéo thì tuy tháo vát thông minh có thành tích nhưng thiếu hẳn lòng tin yêu con người, không tin ai ngoài bản thân mình; đặc biệt là cái thói ranh ma, lọc lõi, tư túi, vun vén cá nhân của nhân vật Tuy Kiền trong

Tầm nhìn xa... Ở đó, bên cạnh xung đột giữa ta và địch, xung đột trong nội bộ nhân dân mà có cả những giằng xé trong tâm hồn mỗi con người. Nhà văn miêu tả những nhân vật này với một thái độ lạnh lùng khách quan đến mức “tàn nhẫn” (chữ dùng của Chu Nga) khiến không ít người đọc không khỏi giật mình trước cái nhìn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt của ông.

Nhân vật Tuy Kiền quả là một sáng tạo sắc sảo của ngòi bút nhà văn khi ông đã chỉ ra được một cách hết sức sinh động những biểu hiện của một thứ chủ nghĩa cá nhân tinh vi, được ngụy trang dưới một hình thức có vẻ rất tập thể. Đó là một phó chủ nhiệm hợp tác xã thông minh, tháo vát, nhanh nhạy nhưng cũng đặc biệt ranh ma và hám lợi. Lão ta là một người tích cực và tận tụy với công việc chung, là một người “gần như không thể thiếu được trong guồng máy hoạt động của Hợp tác xã” nhưng cũng lại là một kẻ biết lợi dụng chức vụ, công việc chung để “chấm mút” ít nhiều một cách xảo trá: nào là nhân dịp mua gỗ rẻ cho hợp tác xã đã mua riêng ít nhiều; nào là dựng nhà thì làm cổng trước để nghe ngóng dư luận... Cái kiểu làm ăn “có lợi cho tập thể, nhưng có hại cho Nhà nước, được kế hoạch riêng nhưng lại hỏng kế hoạch chung, hoặc lợi cho tập thể một ít, lợi cho cá nhân một ít”

hay “tôi sẽ có cách xoay, gọi là ăn cắp cũng được nhưng ăn cắp vì tập thể cũng chẳng sao” của lão khiến chúng ta không khỏi giật mình, suy nghĩ.

Mô típ xây dựng nhân vật đối lập ở đây không chỉ đối lập con người với hoàn cảnh, con người với cộng đồng mà còn có cả sự đối lập, mâu thuẫn ngay trong bản thân một con người. Tuy Kiền quả là hình ảnh gần gũi của người nông dân Việt Nam còn mang nặng đầu óc tư hữu, một nhân vật không đơn giản, được nhà văn xây dựng không phải với thái độ phê phán một chiều mà lại hiện lên rất sinh động

“có da có thịt” (Nguyễn Phan Ngọc), “vừa đáng bực mình vừa đáng mến” ( Vũ Cao). Đọc xong, người đọc vẫn giữ được niềm tin ở ông ta, một người có nhiệt tình và tuy rằng ông ta có khuyết điểm nhưng không ai không tin rằng ông ta sẽ sửa được khuyết điểm đó để đóng góp được nhiều công lao hơn cho cái hợp tác xã của mình.

Đối lập với những nhân vật tiêu cực, Nguyễn Khải gửi gắm niềm tin, tình yêu và hy vọng của mình vào những con người lao động chân chính, hăng say trên những cánh đồng Điện Biên. Đó là Cừ, chủ nhiệm chính trị nông trường với những suy nghĩ về trách nhiệm lớn lao đối với những con người mà tâm hồn đã bị làm cho tổn thương bởi những quan hệ trong chế độ cũ như bé Tấm – “Phải làm cho chúng nó sống trong cái không khí hoàn toàn mới mẻ của thời đại xã hội chủ nghĩa. Đấy là phương pháp tích cực nhất có thể ngăn ngừa những tội lỗi sau này” (Đứa con nuôi); Là Nam, “một tâm hồn giản dị nhưng mới rộng lớn làm sao” (Hãy đi xa hơn nữa), là Lâm, Huân, Duệ ... những con người lao động làm chủ mình, làm chủ xã hội mới (Mùa lạc)..."Nhiệm vụ chiến lược của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là hướng về con người mới, nhằm xây dựng những điển hình tích cực mang sức mạnh khẳng định hiện thực cách mạng và hướng tới tương lai" (Phong Lê [45, tr. 25..])

Tuy nhiên, ngay ở những nhân vật này, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra hạn chế trong cách nhìn người và ngòi bút nghệ thuật của nhà văn khi ông quá chú ý đến vấn đề, đến mục đích khi miêu tả mà quên đi một nhân tố hết sức quan trọng, đó là con người, hạt nhân của hình tượng nghệ thuật. Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Khải trong thời kỳ này như Chuyện người tổ máy kéo, Một cặp vợ chồng, Nguồn vui, Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Gia đình lớn, Đứa con nuôi... ta thấy, hầu hết những truyện này của Nguyễn Khải được xây dựng trước hết và trên hết là từ vấn đề, một kiểu vấn đề được nhà văn nhận ra, nghĩ ra trước khi tác phẩm hình thành rồi ông lo tìm kiếm, sắp xếp nhân vật, tình huống, chi tiết, không – thời gian

để xây dựng tác phẩm. Dẫu sao, đó vẫn là một cái nhìn phiến diện, một chiều về con người mà như sau này, nhìn lại ông cũng đã tự thú nhận: “Vậy thì mấy chục năm qua, tôi đã viết về ai nhỉ?, Thì vẫn là viết về đồng đội, về bạn bè, về người thân kẻ thuộc, là những người cùng thời với mình mà chính tôi là kẻ sinh ra họ cũng cảm thấy còn xa lạ! Hình như họ sạch sẽ quá, thơm tho quá, như từ khoảng không bước ra chứ không từ bùn đất Việt Nam sinh ra ... Nghĩ mà tiếc cho những năm tháng đã qua, chỉ hiểu đời có một nửa, chỉ biết người có một nửa, cái nửa mà ai cũng thấy...” (Cuộc kiếm tìm mãi mãi).

Sang thời kì Đổi mới, truyện ngắn Nguyễn Khải vấn tiếp tục khai thác nhân vật theo hướng đối lập. Lấy mảnh đất hiện thực làm đối tượng, làm đề tài phản ánh, ngòi bút Nguyễn Khải luôn cố gắng thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống để tìm ra cái chân lí, cái sự thật ở bề sâu cuộc sống. Cái nhìn nghệ thuật của ông không bao giờ tỏ ra xuôi chiều, dễ dãi mà lúc nào ông cũng thích xông thẳng vào những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa ta và địch, giữa tiến bộ và lạc hậu...Vì thế, truyện ngắn của ông luôn tồn tại thế xung đột giữa hai phía, hai giai cấp ( Nằm vạ, Một đứa con chết), hai lối sống, hai đạo đức ( Tầm nhìn xa, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Anh độiphó và người thợ mộc), hai quan hệ xã hội ( Mùa lạc, Đứa con nuôi), hai cách nhìn, cách đánh giá về con người ( Bố con, Một cặp vợ chồng).

Hậu quả 30 năm chiến tranh dằng dặc và sự chuyển đổi cơ chế từ tập trung, bao cấp sang thị trường đã tạo nên giông tố, những xáo trộn, những biến động cực kỳ lớn lao trong đời sống, trong tâm hồn và trong tư tưởng mỗi người. Đây là “buổi giao thời” của mọi giá trị phải - trái, trắng - đen lẫn lộn, là thời mà “các giá trị cũ đã mất tính tuyệt đối, còn những giá trị mới thì lòe nhòe, bảo là phải cũng được, bảo là trái cũng được”.

Trong thời buổi giao thời đầy nhốn nháo đó, ở đâu cũng chỉ nghe nói đến chuyện làm tiền, kiếm tiền, buôn bán, làm ăn, thủ đoạn, mánh khóe. Đồng tiền trở

thành thước đo của mọi hệ giá trị, thước đo của mọi thước đo, thành cây gậy chỉ huy mọi thứ. Cha mẹ, anh em, vợ con...tất cả đều quay quắt vì đồng tiền. Chưa có ai như Nguyễn Khải lại trăn trở nhiều, day dứt nhiều về đồng tiền như thế. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, ông đã có gần 15 lần phải kêu lên trước sự tác oai, tác quái của đồng tiền:

- Đồng tiền dần dần đã bộc lộ sức mạnh khuynh đảo của nó, thay thế mọi giá trị trước đây được xã hội tôn vinh. Vì tất cả mọi người bỗng chốc đều rất cần tiền...và nhốn nháo, bồn chồn đến mù quáng trước sự cám dỗ của đồng tiền...

- Xung quanh người ta đã bắt đầu nói đến tiền hơi nhiều. Gặp bạn bè cũ, một nửa câu chuyện là than thở thiếu tiền...

- Biết làm gì cho có tiền bây giờ, sáng tối chỉ băn khoăn có mỗi chuyện tiền... - Trong cái thời buổi cả già lẫn trẻ đều thèm khát sự sung sướng, thèm khát ăn chơi. Mọi mối quan hệ đều tính thành tiền, mọi thành đạt đều đo bằng đồng tiền, chỗ nào cũng thì thào, mua và bán, đổi chác, lừa lọc như công việc của ma quỷ trong bóng tối...( Sống ở đời).

- Bọn họ khinh người rẻ của lắm. Họ không tin ai cả, càng không tin có lòng tốt ở trên đời. Họ chỉ tin có tiền. Tiền là quân của họ.

- Đồng tiền vừa là đầy tớ, vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp...( Nếp nhà).

- Danh nghĩa là thế (quyền lực chỉ huy kinh tế – PHN), còn thực chất vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé...(Chúng tôi và bọn hắn).

- Cái thời buổi đến thần thánh cũng quỵ lụy vì đồng tiền...

- Chó ơi là chó! Người ơi là người! Người không có tiền cái thân không bằng con chó...( Tiền).

- Bây giờ người ta chỉ nhắm rượu với cái lợi, cái danh thôi, với người sang hoặc người có tiền thôi” ( Lạc thời).

- Đồng tiền...một sớm một chiều đã trở thành kẻ dẫn đường hiểm ác, độc đoán, có sức mạnh dời núi lấp biển, lần lượt giết chết đám trẻ con trong gia đình và đang chờ sẵn ở nhà để giết nốt người chiến binh còn đang ngơ ngác trước sự đổi thay của thời thế ( Nơi về).

Mọi giá trị của cuộc sống đã bị đảo lộn trong cơn sóng gió của nền kinh tế thời mở cửa. Chính ở vào những lúc này, và nơi này, Nguyễn Khải nhận ra cái 'lạc thời' của cả một thế hệ. Sự xung đột, mâu thuẫn bắt nguồn từ, “Thời buổi kinh tế thị trường không thể sống bằng nhân, bằng nghĩa như thời còn chiến tranh, bây giờ đã sống là phải thủ đoạn, phải vị kỉ mới bảo vệ được bản thân và gia đình”. Đến lúc này, “Cái nhân nghĩa, cái danh dự chỉ còn là chuyện ngày xưa, chuyện của các cụ". Đây cũng chính là khởi nguồn cho bi kịch của lớp người trí thức lạc thời, của những người già, quân nhân vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh. Những người già vì một lí do nào đó bị đẩy ra ngoài lề xã hội, lạc thời. Hãy xem cách Nguyễn Khải miêu tả sự lạc thời của hai thế hệ:

- Con gái mặc quần lửng, áo thun hở bụng, tuổi trung niên thì mặc váy, cắt tóc tém, nói năng bộ nửa mới nửa cũ...các ông cỡ tuổi tôi nhăn nheo, dúm dó trong những bộ quần áo cũ bạc, lấy chuyện thời sự quốc tế, thời sự trong nước làm mối

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)