Sau thời kỳ Đổi mới, cuộc sống đã mở ra trước mắt nhà văn biết bao điều mới mẻ, lạ lẫm. Nghĩ khác tất viết khác. Cuộc sống không còn là một đường thẳng, nhất định đi theo một hướng mà nó tỏa ta muôn ngả với rất nhiều ngõ ngách, quanh
co. Con người cũng không còn suy nghĩ một chiều, giản đơn mà tất cả mọi thứ đã trở nên xù xì, góc cạnh. Đã không còn những năm tháng yên tĩnh khi mà cuộc sống của con người ở đâu cũng giống nhau, “ngày ngày đều giống nhau, người người đều giống nhau, một đời người như ngắn đi vì không có những bất ngờ, những may rủi, không có những bước thăng trầm” (Anh hùng bĩ vận). Những con người rất
nhạt trong một xã hội rất buồn. “No ăn mà buồn. Không phải lo nghĩ mà buồn”. Bước sang thời mở cửa, cả xã hội đều bấn loạn lên vì đồng tiền và những cơ hội để thăng tiến, đua chen. Đồng tiền trở thành thước đo mọi giá trị. Con người không thể cứ tiếp tục sống một cuộc sống bình lặng, sung túc “Cơm có nhà nước lo, nhà ở có nhà nước lo” mà phải đối mặt với cuộc sống ngổn ngang bề bộn với trăm thứ lo lắng. Mỗi con người là một tiểu vũ trụ, là một vùng bí ẩn. “Con người khó hiểu thật, khó dò đoán thật”. Con người có thể khám phá mọi bí mật của cái thế giới vật chất bao quanh nó trừ những bí mật của chính nó” (Danh dự).
Đến bây giờ con người mới hiện lên một cách phong phú, góc cạnh, nhiều chiều với những thay đổi, biến hóa, những “phía khuất mặt người” hay những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn. Nhà văn đã biết nhìn ra những vẻ đẹp ẩn chứa bên trong tâm hồn của những con người nhỏ bé, bình thường. Ông đồng cảm, chia sẻ với những số phận, những kiếp người côi cút, bất hạnh.
Với lối kể chuyện sinh động hấp dẫn kết hợp với lời phân tích tấm lí nhân vật sâu sắc, Nguyễn Khải đã tạo cho tác phẩm của mình những màu sắc riêng, không chỉ là những con người sinh động, đi lại, nói năng dạn dĩ mà còn được khắc họa cả những chi tiết bên trong. Đây cũng chính là ưu điểm nổi trội của Nguyễn Khải được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao.
Thành Duy đã khẳng định: "Mọi vấn đề mà các nhà văn cho là khó khăn nhất trong khi sáng tác là việc thể hiện tâm lí nhân vật. Nguyễn Khải có những thành công nhất định về mặt này, phát hiện ra được những khía cạnh tâm lí khác nhau của nhân vật sau những hiện tượng bình thường nhất".
Sống giữa đời, nhà văn quan tâm đến những sự việc, những con người, những số phận nhỏ bé xung quanh mình. Đó là những người như Ông cháu, Người vợ, Mẹ và các con, Những người già, Một người Hà Nội, Một cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Lính chữa cháy, Mẹ và bà ngoại, Đàn ông, đàn bà, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, Bạn viết cũ...hay những truyện như Nếp nhà, Tiền, Danh dự, Danh phận, Sống giữu đám đông, Sống giữa đời, Một bàn tay và chín bàn tay, Đời khổ, Đổi đời, Chuyện tình mỗi người..
Nhìn vào những tên truyện ngắn trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một sự thu hẹp trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn khi chuyển từ những đề tài, chủ đề lớn mang nặng tính tư tưởng, triết lí kiểu như Xây dựng, Đôi mắt, Hãy đi xa hơn nữa, Tầm nhìn xa, Gia đình lớn...sang những sự việc, những con người nhỏ bé xung quanh (Rất nhiều tên truyện bắt đầu bằng từ một, là đơn vị số đếm nhỏ nhất, mang tính chất cá thể, riêng biệt ( Một cặp vợ chồng, một người Hà Nội, một bàn tay và chín bàn tay, một chiều mùa đông, một giọt nắng nhạt, một người mẹ chồng tuyệt vời...).
Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ sau thời kì đổi mới phong phú, đa dạng như chính sự phong phú đa dạng của cuộc đời, thực sự là bản thân chúng chứ không phải là những cái bóng của nhà văn như trước kia.
Thế giới nhân vật của ông hiện lên thật phong phú, đa dạng, gồm đủ mọi loại người, mọi tầng lớp xã hội, mọi tính cách, trong đó hình tượng những con người bình thường khổ đau, bất hạnh xuất hiện nhiều hơn cả. Đó là hai ông cháu ăn xin nghèo trong Ông cháu, lang thang khắp phố phường trong sự đói lạnh, xua đuổi
của người khác; là chị Bơ trong Nắng chiều suốt một lầm lũi, cặm cụi quanh bốn
bức tường, “không có gì là của riêng mình, đến một thằng đàn ông của riêng mình cũng không có”; là Chị Vách trong Đời khổ, suốt cả một đời không có lấy một
ngày vui, hết chờ chồng, nuôi con rồi lại đến thờ chồng, vật lộn với những đứa con nửa điên nửa dại của mình; là cảnh ngộ của hai vợ chồng anh thương binh trong
Một bàn tay và chín ngón tay, những con người khốn khổ bởi những vết thương và
sự tàn phá của chiến tranh trên cơ thể. Hai vợ chồng nhưng chỉ có được một bàn tay còn lành lặn trên một khuôn mặt như “một cái đầu lâu trong thời kỳ phân hủy”; là bà lão già ngày ngày nhặt hoa dại trong Mẹ và các consuốt một đời chắt chiu, dành dụm nuôi con, nuôi cháu nhưng về già lại bị vứt ra ngoài đường vì lý do bà đã từng là .... công nhân vệ sinh, bẩn thỉu, ảnh hưởng tới sức khỏa các cháu!
Đúng như Nguyễn Khải đã từng tâm sự khi Nhìn lại những trang viết của mình: “Cuộc đời những con người nhỏ bé với những vui buồn, những lo lắng vặt vãnh ám ảnh tôi suốt một đời ... Những số phận bất hạnh những cuộc đời ngang trái, những trớ trêu trong nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi .. (Chuyện nghề).
Viết về những con người bình thường, nhỏ bé, những số phận bất hạnh, Nguyễn Khải đã phát hiện ra và nâng niu những vẻ đẹp ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn của họ, đó là tình thương yêu giữa con người, là nhân cách cao thượng, là sự hy sinh vì người khác. Chúng ta xúc động trước tình thương của người ông dành cho đứa cháu côi cút của mình, tự bỏ đi và có lẽ sẽ chết vạ vật ở một góc phố nào đó khi không muốn trở thành gánh nặng cho đứa cháu của mình (Ông cháu). Đặc biệt là cảnh ngộ những người thương binh trong Một bàn tay và chín bàn tay hay
Hai vợ chồng ở chân động Từ Thức. Họ là những người thương binh, tàn nhưng không phế. Họ biết tìm đến nhau để sưởi ấm cho nhau qua những ngày tháng giá lạnh của cuộc đời.
Câu chuyện của anh Nghinh và chị Kiếm kết thúc như một câu chuyện cổ tích giữ đời thường khi nhà văn để cho họ sống một cuộc đời thật đẹp, thật hạnh phúc với những đứa con đẹp đẽ như cái tuổi thanh xuân họ đã đi qua. Ngắm nhìn cảnh sống hạnh phúc của gia đình ấy, nhà văn như chợt thức ngộ về lẽ sống ở đời và thốt lên “Cứ nhìn xem, hai cái thân xác đã bị đốt cháy, đã bị băm nát, chỉ còn đợi thành tro, thành bùn rồi mà vẫn hồi sinh được, vẫn làm cho mình trở thành bất
tử bằng dòng giống của mình, bằng sự nghiệp của mình và bằng một tình yêu không dễ mấy ai quên”.
Ông ca ngợi những tấm gương, những con người lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn lại mang trong mình cái truyền thống, cái gia phong. Ông viết về một bà cô họ, cô Hiền, một người bình thường như bao con người bình thường khác nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn giấu nhiều giá trị nhân văn làm nên một phong thái Hà Nội. Đó là nếp ứng xử hợp tình hợp lí trong gia đình và ngoài xã hội, sang trọng, bản lĩnh, tự tin. Người cô được tác giả coi như một “hạt bụi vàng” của Hà Nội và ao ước “những hạt bụi vàng lấp lánh ở đâu đó, ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội). Một bà cô suốt đời chăm lo gìn giữ gia phong cho một dòng họ (Nếp nhà). Một cô em họ biết tính toán hợp thời nhưng bao giờ cũng trọng cái danh hơn cả
(Tiền). Một ông trưởng họ với một niềm tin truyền dạy trong dòng họ một cách sống: Biết sống dũng cảm, vị tha và dám hi sinh cho một niềm tin nếu thấy là đúng
(Ông trưởng họ). Một ông thầy truyền dạy cho học trò cái đạo lí “Cái khó nhất trong mọi cái khó là tập giữ trọn lời hứa. Thủa nhỏ là hứa với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè. Lớn lên là hứa với lí tưởng với đất nước, với non sông. Trước khi hứa phải nghĩ cho chín, còn đã hứa dù sau này gươm có kề cổ cũng không thay đổi, thân phận có tan nát cũng không thay đổi” (Thầy Minh).
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải phong phú với đầy đủ tính cách, mâu thuẫn, đầy ý thức và mang tầm tư tưởng, triết lí cao. Một trong những thay đổi lớn về thế giới nhân vật của ông sau 1975 là sự xuất hiện ở vị trí quan trọng của nhân vật người trí thức. Đó có thể là đội ngũ nhân viên văn phòng làm việc ở những vị trí khác nhau trong xã hội, có thể là những nhà quản lí, giữ vai trò quan trọng trong guồng máy chính quyền, có thể là nhà văn, nhà báo, luật sư (Chính- Một cõi nhân gian bé tí) là ông Hai thư kí (Hai ông già ở Đồng tháp
mười), là mọ Vũ, là Tư Tốn...để qua đó, nhà văn đặt ra nhiều vấn đề của cuộc sống hiện tại: "ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen..."
Hình tượng nhân vật trí thức - trung tâm xuyên suốt các tác phẩm sau 1975 không chỉ được phản ánh theo nhiều ngành nghề đa dạng mà còn ở nhiều góc độ với nhiều chiều hướng sâu đậm khác nhau. Nhưng có một điều Nguyễn Khải luôn quan tâm nhấn mạnh là khía cạnh tâm lí, tư tưởng của loại nhân vật này. Đó là những trí thức hợp thời và lạc thời, nhiều trí thức ảo tưởng, tham vọng và sai lầm.
So sánh với các nhà văn cùng thời, cũng viết về nhân vật trí thức, Ma Văn Kháng quan tâm đến môi trường văn hóa đạo đức trong quá trình nhào nặn nhân cách, số phận trí thức. Nhân vật Tự trong "Đám cưới không có giấy giá thú" là điển hình của một anh trí thức đang phải đối mặt, gánh chịu bởi những sức ép của hoàn cảnh. Một giáo viên có tài năng, có lương tâm, một nhân cách được hình thành từ truyền thống gia đình đẹp đẽ, được lí tưởng thời đại bồi đắp, được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những cái cao cả của văn chương nhưng không nuôi nổi vợ con bằng nghề của mình, bị kẻ xấu hãm hại, bị vỡ mộng trước một thực trạng đáng xấu hổ.
Tự bị đẩy vào tính huống lựa chọn nghiệt ngã: anh có thể kiếm đủ tiền nuôi vợ, con bằng cách dạy thêm như Thuật, như Thảnh...nhưng như thế có nghĩa là anh phải từ bỏ những nguyên tắc đạo đức mà mình tôn thờ. Trước sự o ép của hoàn cảnh, Tự đã chọn giữ nhân cách và chính điều đó đã tạo nên bi kịch cho gia đình anh: gia đình tan vỡ, bị làm nhục và rơi vào túng quẫn. Đặt vấn đề sự thử thách của hoàn cảnh với nhân cách, Ma Văn Kháng có điểm gần gũi với Nam Cao với những nhân vật như: giáo Thứ (Sống mòn);nhà văn Hộ (Đời thừa); Điền (Trăng sáng)... những người bị đẩy đển "bước đường cùng" do sự đè nặng của miếng cơm manh áo.
Với Nguyễn Khải, ông ít quan tâm thể hiện quá trình hình thành nhân cách trí thức mà tập trung vào khả năng lựa chọn sáng suốt hay lầm lẫn của nhân vật. Có những trí thức năng động, thích ứng nhanh với thời cuộc mới, có lý tưởng sống như
Bình, Quân, Vĩnh, Ba Huệ. Họ sống ý nghĩa và là những người hợp thời do có sự lựa chọn sáng suốt. Bên cạnh những mẫu trí thức đó, Nguyễn Khải viết về những "bi kịch lạc thời"- bi kịch của những trí thức, vì một lí do nào đó bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Bi kịch thường xảy ra với những trí thức thiếu năng động trong tư tưởng, bảo thủ trong lối sống. Có những bi kịch do tham vọng, có những bi kịch do ảo tưởng mà thành. Cũng có những bi kịch của những con người đẹp đẽ gặp phải thời thế đảo điên, các giá trị lộn sòng. Nguyễn Khải nhìn con người từ nhiều phía, đặt con người trong quan hệ với thời thế.
Qua nhân vật trí thức hợp thời và lạc thời, Nguyễn Khải nêu lên vấn đề mối quan hệ giữa con người với thời thế, triết lí về thời thế: Cuộc sống hiện tại với bao sự đổi thay, sự tồn tại đan xen giữa giá trị cũ và mới, đòi hỏi con người phải có sự chọn lựa, phải chọn cho mình một con đường đi phù hợp đề hòa mình vào guồng quay cuộc sống.
Nhân vật trí thức mà Nguyễn Khải gửi gắm niềm tin yêu trân trọng nhiều nhất là những nhà văn, nhà báo...những người này hiện lên trong tác phẩm của ông có cốt cách, có phẩm chất đạo đức và nhân cách đáng được nể trọng- họ trở thành những chuẩn mực về văn chương và lẽ sống.
Cơ chế thị trường cổ vũ giá trị cá nhân, tạo nên một cung cách sống mới nhưng cũng tạo nên những bi kịch. Khi những con người sống hôm nay chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân, khi có sự suy thoái về đạo đức, cái thiện trở nên yếu thì tất yếu có nhiều bi kịch trong cuộc sống này. Trí thức, do trình độ hiểu biết, do bản chất "lo trước nỗi lo thiên hạ" là những người cảm nhận sớm và sâu sắc những va đập sâu sắc của số phận, những biến thiên thời thế và Nguyễn Khải ở giai đoạn này đã nhìn họ như những thân phận nhỏ bé, có lúc đáng giận, có lúc đáng thương. Vấn đề Nguyễn Khải đặt ra cho họ và cho mình là: Làm sao để trí thức có thể sống đúng với sự kì vọng của xã hội? có thể giữ được nhân cách kẽ sĩ không bị sỉ nhục, không bị thương hại? Vẻ đẹp của người trí thức trong tác phẩm Nguyễn Khải là vẻ đẹp
của những con người suy nghĩ, thức tỉnh trước, những con người ý thức được giá trị của bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng, biết lựa chọn những cách ứng xử thấu tình đạt lí.
Để khắc họa được chân dung nhân vật và làm nổi bật được chủ đề tư tưởng, ngòi bút nhà văn đi sâu vào khắc họa, miêu tả nội tâm nhân vật với những chi tiết tâm lí rất sắc sảo. Những xáo trộn của cuộc sống len lỏi vào từng mối quan hệ, từng gia đình, từng con người đã khiến cho bao gia đình tan nát trong cơn lốc xoáy của đồng tiền thời buổi kinh tế thị trường. Đàn bà là một truyện ngắn hay của Nguyễn Khải viết về sự tan vỡ của một mái ấm gia đình khi người chồng, một cảnh sát hình sự, khỏe mạnh, đẹp trai, những tưởng có một cuộc sống gia đình hạnh phúc với một người vợ đẹp, một đứa con khôn như niềm ghen tị của bao nhiêu bạn bè.
Vậy mà, chỉ vì thiếu tiền mà cuộc sống gia đình trở nên tẻ nhạt, buồn thảm. Vợ ngoại tình. Vẫn là một gia đình nhưng cuộc sống hai người là hai thế giới. Lạc lõng. Trống rỗng. “Từ mấy năm nay, chị (người vợ), có một gương mặt rất lạ, không vui, không buồn, cũng không giận. Như mặt tượng. Vừa là vợ, vừa là người lạ”. Để lột tả được cái chán chường, mệt mỏi, rã rượi của gia đình ấy, nhà văn sử dụng những chi tiết trong cuộc sống vợ chồng. “Cũng có đêm anh muốn được yêu vợ đưa tay khẽ vuốt một cánh tay của vợ. Chị hất tay anh ra như người ghê tởm,
nói làu nhàu: “Ông ngủ đi, tôi mệt quá”. Có lần anh nhẫn nại, năn nỉ thì chị quay mặt về phía anh, một gương mặt trắng xanh, dưới ánh đèn đường chiếu vào, nói