3. Các giai đoạn sáng tác truyện ngắn Nguyễn Khả
3.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Khải trước thời kì Đổi mớ
Đây là giai đoạn sáng tác khá dài của Nguyễn Khải từ khoảng 1952 đến 1986. Bên cạnh những thể loại được xem là mặt mạnh như tiểu thuyết, bút kí, tạp văn, truyện vừa… Nguyễn Khải sáng tác khá nhiều truyện ngắn và cũng có nhiểu tác phẩm in dấu ấn trong tâm trí bạn đọc và giúp ông đến với công chúng yêu văn chương như: Mùa lạc, Đứa con nuôi, Một cặp vợ chồng, Anh đội phó và người thợ mộc, Nguồn vui…
Cũng như các thể loại khác, truyện ngắn của ông trước Đổi mới đi sâu khai thác hai mảng đề tài chính là cuộc sống của người nông dân vùng công giáo sau Cải cách ruộng đất; phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Những truyện ngắn tiêu biểu thời kì này thường khai thác chủ đề ở hai phía trái ngược nhau của cuộc sống: phía tiêu cực, lạc hậu và phía tích cực, tiến bộ để từ đó khẳng định được xu thế vận động từ bóng tối ra ánh sáng của cuộc sống mới cũng như của con người mới.
Về đề tài tôn giáo, Nằm vạ và Một đứa con chết là hai truyện ngắn tiêu biểu cho cái nhìn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt của nhà văn. Nằm vạ là câu chuyện về một con chiên xứ đạo bị bọn phản động đội lốt tôn giáo xúi giục, làm tay sai đắc lực cho bọn chúng để chống lại chính quyền. Bà Bột – nhân vật trung tâm của cuộc nằm vạ, vốn là một người nông dân bình thường, nghèo khổ nhưng chỉ vì lời “xúc xiểm, xui dại” của “một vài người không ưa chế độ dân chủ cộng hòa” đã cầm đầu một nhóm người đến cướp lúa của gia đình anh Khái về cho nhà thờ. Cuộc xô xát diễn ra. Khi bộ đội đến can thiệp, biết không thể cướp không công sức của vợ chồng anh Khái, bà Bột đã giở mánh khóe cũ của “hạng ăn vạ có nghề ra”, vờ chết để bắt vạ bộ đội. Khi anh bộ đội cầm tay mụ giữ lại, mụ “lập tức vứt bó lúa ra đường, rồi từ từ khuỵu xuống, lăn xuống ruộng lúa nằm cứng đờ”.
Mánh khóe đó quả thật đã có tác dụng rất lớn đối với tất cả mọi người, khi ai cũng tin rằng “bộ đội đánh chết người”, trong khi “lời phân trần của bộ đội, của một số người thấy rõ sự thật bị tiếng chuông nhà thờ đổ hồi và làn sóng công phẫn át đi”. Tuy nhiên, với ngòi bút sắc sảo, nhà văn đã kết thúc màn kịch một cách hết sức trào phúng khi bà Bột bị mọi người dè bỉu, chê bai và bỏ mặc trong đám ruộng giữa chiều tối, giữa “tiếng chòng ghẹo nhau”, tiếng “cười đùa ầm ĩ” của những kẻ đi xem về. Bà lủi thủi tự “lần ra mép bờ, bò lên rồi tập tễnh về nhà” trong sự thờ ơ, lạnh nhạt của con cái, xóm làng..
Khác với không khí nhốn nháo, sôi động của Nằm vạ, Một đứa con chết lại là một cuộc hành hương bất đắc dĩ của đám con chiên ngoan đạo bị dụ dỗ, lừa gạt về đất thánh, với một cái chết thương tâm của một đứa trẻ chưa đầy tuổi. Về đất thánh xin ơn đại xá mà mang nét mặt “mệt mỏi, chịu đựng” trong cái “oi ả của nắng, cái đông đúc chen lấn của dòng người kéo nghìn nghịt hàng vạn từ khắp miền bắc dồn về, lách vai nhau đặt chân lên dải đường quá chật hẹp”. Với Nằm vạ và Một đứa trẻ, Nguyễn Khải đã giáng một đòn chí mạng vào bộ mặt giả nhân, giả nghĩa và tội
ác của bọn mệnh danh là “Đạo”, là “cha” lừa bịp, dụ dỗ những giáo dân vô tội đi vào những con đường mê muội, tăm tối.
Tiếp sau đề tài tôn giáo, Nguyễn Khải còn rất thành công trong đề tài phản ánh cuộc sống sôi động của cả miền Bắc trên con đường đi lên CNXH. Với cái nhìn “thấu suốt”, ông đã phát hiện ra được cả những hiện thực phức tạp của cuộc sống cũng như những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn con người.
Mùa lạc là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải ở mảng đề tài này. Nhà văn không chỉ miêu tả rất sinh động không khí lao động khẩn trương, hăng say của nông trường Điện Biên mà còn khắc họa thành công những nhân vật điển hình, tiểu biểu cho hình tượng những con người lao động trong xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người bình thường, giản dị, chất phác, phần lớn xuất thân từ nông dân nghèo, vượt qua những lối sống của con người cũ, cuộc đời cũ, họ tự rèn luyện mình để trở thành những con người mới của thời đại với một “tâm hồn trong sáng đến nỗi soi vào mình mà thấy được tâm tư của người khác”.
Trước khi lên nông trường Điện Biên, Đào là một phụ nữ nghèo, không có nhan sắc, lại gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Đào đã có một đời chồng. Chồng cờ bạc, rượu chè và đã chết. Đứa con nhỏ lên hai cũng chết. Cuộc sống trở nên chán nản, tuyệt vọng. Con người bất hạnh “đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” ấy lên Điện Biên với suy nghĩ “con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi nào đó thật hẻo lánh để quên đi cuộc sống đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ”
Nhưng khi lên với nông trường Điện Biên, được sống trong một không khí lao động và xây dựng hăng say; được sống với những con người nhân hậu, đầy yêu thương, Đào đã tìm lại được niềm vui, niềm khát sống và “niềm hạnh phúc riêng mà chị đã mất đi bảy tám năm nay”, ai ngờ lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất – chiến trường Điện Biên Phủ.
Có thể nói, ở đây, cái nhìn hiện thực tỉnh táo của nhà văn đã thấm quyện với cái nhìn tích cực của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Trong tập truyện ngắn Mùa lạc
không chỉ có nhân vật Đào tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống mới mà còn có rất nhiều cảnh ngộ khác như em Tấm (Đứa con nuôi), một đứa trẻ mồ côi, từ lúc bé đã phải đi ở, hầu hạ cho kẻ khác để kiếm miếng cơm manh áo, bị bóc lột thậm tệ và bị những thành kiến xấu xa của xã hội cũ đục khoét tâm hồn từ ngày còn thơ bé, đã được anh Cừ yêu thương đem về nông trường chăm sóc, cho ăn học để thành người trong xã hội mới. Đó là cô Thoa trong Chuyện người tổ trưởng máy kéo, một cô gái bị cái nhìn hẹp hòi đối với người phụ nữ của những người xung quanh làm cho trắc trở tình duyên cuối cùng cũng tìm thấy tình yêu thương và hạnh phúc ở mảnh đất Điện Biên này.
Sống giữa môi trường ngập tràn tình yêu thương con người như thế, ngòi bút Nguyễn Khải say sưa ca ngợi bộ mặt tươi sáng, đẹp đẽ của cuộc sống mới. Ông đặc biệt chú ý đến một số nhân vật và làm nổi bật những phẩm chất cao quý của họ, những nhân vật mà ông yêu mến và gửi gắm nhiều hi vọng và lí tưởng của mình. Đó là Cừ, chủ nhiệm chính trị nông trường và Quang, tổ trưởng sản xuất trong truyện Đưa con nuôi; Là Nông Kí Lâm, bí thư chi bộ nông trường; Doãn, tổ trưởng sản xuất trong Người tổ trưởng máy kéo và những quân nhân cách mạng khác vừa chuyển sang mặt trận sản xuất. Họ là những người lao động bình thường, giản dị nhưng lại có một tinh thần trách nhiệm rất cao và một đời sống tinh thần rất phong phú, luôn biết yêu thương và quan tâm chăm sóc người khác. Qua những nhân vật như thế, Nguyễn Khải đã biết nhìn ra và ca ngợi được những bông hoa đang xuất hiện trong đời sống và cả trong tâm hồn con người.
Rõ ràng, trên cơ sở sự theo dõi, nghiên cứu những đổi thay của số phận, tâm trạng nhân vật, Nguyễn Khải đã làm nổi bật sự chuyển biến của con người trong quá trình lớn lên, trưởng thành trong chế độ mới như thế nào và đi đến hạnh phúc
như thế nào. Đó quả thật là một sự vận động đi từ bóng tối ra ánh sáng của con người trong một xã hội mới mang đậm tính nhân văn.
Với cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt, tỉnh táo đã giúp cho nhà văn phát hiện và nắm bắt vấn đề rất nhanh. Tuy nhiên, đặc điểm này vừa là thế mạnh nhưng cũng lại là hạn chế trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Đọc truyện ngắn Nguyễn Khải, nhiều lúc chúng ta có cảm tưởng, nhà văn xây dựng tác phẩm không phải trên cơ sở hình tượng nghệ thuật mà là trên cơ sở vấn đề, một vấn đề nhà văn phát hiện ra trong cuộc sống trước khi tác phẩm hình thành. Nhà văn luôn bắt mình phải tìm cho ra vấn đề có tác dụng chi phối đến con người và cuộc sống, rồi ông lo giải quyết bằng được vấn đề mà mình đặt ra đó chứ ít quan tâm đến việc phải làm sao bằng những hình tượng sống, bằng những con người có da có thịt, có cuộc đời riêng gắn với những cuộc đời chung của xã hội, dựng các bức tranh nghệ thuật sinh động mà từ những bức tranh đó nó toát ra được những điều anh muốn nói.
3.2.2.Truyện ngắn Nguyễn Khải sau Đổi mới
Bước sang thời kì Đổi mới với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, thể loại truyện ngắn có vẻ phù hợp hơn với cái nhịp sống của con người hiện đại (ngắn, súc tích, phù hợp với quỹ thời gian khan hiếm dần của cuộc sống hiện đại). Nguyễn Khải “bước vào một đợt viết sôi nổi nữa sau hai đợt viết hào hứng trước đây” với hàng chục truyện ngắn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc như Đời khổ, Luật trời, Người ngu, Nắng chiều, Anh hùng bĩ vận, Một người Hà Nội, Lính chữa cháy, Một bàn tay và chín bàn tay, Đàn ông, Đàn Bà, Sống giữa đám đông, Đổi đời, Ông cháu, Phía khuất mặt người… Với ông, có lẽ, cái già dặn của đời người đã biết tìm đến với cái cô đọng của thể loại trong một cảm hứng tìm tòi, khám phá cuộc sống và con người không ngừng nghỉ theo một cách nghĩ, cách viết khác. Cùng với sự đổi thay đến chóng mặt của xã hội, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải về hiện thực cuộc sống và con người đã có nhiều biến chuyển, vận động theo xu hướng đi gần sát hơn với cuộc đời. Hiện thực cuộc sống không còn
phiến diện, một chiều, cũng không hề “bị chỉ huy” hay bị trói buộc nữa mà đó là một hiện thực xô bồ, hối hả, đầy biến động và đầy hương sắc.
Nhà văn nhìn cuộc sống trong tính đa dạng muôn mặt của nó với một cái nhìn tự nhiên, đa chiều, đầy chiêm nghiệm, suy ngẫm. Ông phát hiện ra rất nhiều điều mới mẻ, nhìn đâu cũng thấy người lạ, chuyện lạ: “Vẫn là đất nước mình mà thêm một bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người” (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười). Cuộc sống vốn dĩ xô bồ, lòng người vốn dĩ phức tạp nhưng trước đây, hoặc là do cái nhìn phiến diện hoặc là do chủ quan tưởng mình có thể làm chủ ngay được thế giới bằng trí tuệ sắc sảo của mình mà tưởng là đơn giản và dễ điều khiển lắm.
Chuyển từ một ngòi bút hướng ngoại sang hướng nội, đào rất sâu vào thế giới bí ẩn của tâm hồn con người, truyện ngắn Nguyễn Khải sau Đổi mới quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề triết lý nhân sinh, những vấn đề liên quan đến sự sống, sự tồn tại, đặc biệt là cái đạo lý, nghĩa tình của con người.
Trước đây Nguyễn Khải thường mượn thế giới để đưa ra những suy nghĩ này khác của mình và hiện thực luôn được lựa chọn theo chủ quan hạn hẹp còn nhiều định kiến của người viết. “Xưa kia, Nguyễn Khải cũng đi vào thực tế đấy mà thực chất là chỉ để tìm mình, để phát ngôn cho chính mình”, “còn giờ đây, trước những biến động phức tạp của cuộc sống, nhà văn đi vào thực tế là để tìm người, hiểu người, gắng nói tiếng nói của người” [42, tr.420]. Một sự chuyển hướng từ hướng nội sang hướng ngoại. Thu hẹp cái nhìn nghệ thuật không phải là một sự đơn giản hóa, lại càng không phải là một sự phiến diện, hời hợt mà thu hẹp để đi vào chiều sâu. Cái chiều sâu ở đây chính là độ lắng đọng và cái nhìn đầy chiêm nghiệm, suy
ngẫm và triết lí của tuổi già.
Thời kì này, nhà văn hay trăn trở cái lẽ sống ở đời, sống giữa đám đông, về cái danh phận và danh dự của con người. Đối với ông lúc này, “được sống là hạnh
phúc nhưng sống lại không dễ đâu” (Sống ở đời). Con người ta sống ở đời không phải chỉ cần có Danh phận không thôi mà quan trọng hơn hết là danh dự một đời người: “Danh dự nặng hơn tính mạng, gia đình, tài sản, mất tất cả vẫn sống được nhưng mất danh dự thì sống cũng như chết” ( Danh dự).
Chính vì có cái nhìn ở chiều sâu ấy mà ông nhìn cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống lại cuộc xâm lược của Đế quốc Mỹ là một cuộc đối đầu của danh dự dân tộc. Đế quốc Mỹ không chỉ xâm phạm đến độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân dân mà còn xâm phạm lên “mọi mối quan hệ truyền thống, mọi nếp sống truyền thống, một nền văn hóa truyền thống” “Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam trở thành danh dự của một dân tộc đã bị xúc phạm” ( Danh dự).
Bên cạnh cái nhìn nghệ thuật ở chiều sâu, truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì này còn có cái nhìn ở bề dày của truyền thống, của văn hóa, của lịch sử. Con người không chỉ tồn tại trong thời gian, không gian mà con người còn tồn tại trong truyền thống văn hóa và lịch sử của cả một dân tộc. Mỗi con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với hiện tại, quá khứ và tương lai. “Con người không bao giờ là hiện tại mà nó còn là cái hoàn thành của một quá khứ xa thăm thẳm tới mấy chục thế kỉ” ( Danh dự). Nhìn về quá khứ để ghi nhận, biết ơn và nhìn về tương lai để phấn đấu.
Có phải chính bởi cái nhìn nghệ thuật ở chiều dài của thời gian và chiều sâu của nền văn hóa, của lịch sử ấy mà lúc nào chúng ta cũng cảm thấy Nguyễn Khải có một nỗi trăn trở, ám ảnh, day dứt ngay với sự tồn tại của chính mình trên cõi đời này. Lúc nào ông cũng tự so sánh và lúc nào cũng như cảm thấy có lỗi với bạn bè, với đồng đội, với những người xung quanh. Chẳng hạn, về danh dự thì ông so sánh:
“Trong những năm qua, những thử thách của anh luôn hướng về danh dự của một người chiến sĩ; còn những thử thách của tôi luôn hướng về danh vọng và địa vị của một viên chức tầm thường”.
Về sự sống, sự tồn tại, sự khỏe mạnh của mình khi nhìn thấy những mất mát, hi sinh của đồng đội, “Anh lại ngượng, lúng túng như người có lỗi”; “Đến với gia
đình vừa có người vừa mất, mình không nên còn sống. Đến với người bạn bị thương, bị đau yếu ở chiến trường ra mình không nên quá khỏe mạnh!”.
Phải nói rằng, không phải ai cũng có được cái nhìn đầy trăn trở, biết ơn và có trách nhiệm với con người và cuộc sống như thế. Đó quả thật là một sự dũng cảm, một sự tri ân và biết bao nghĩa tình với đồng đội. Cái nhìn đầy biết ơn và tự vấn ấy giúp cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay cảm nhận được trách nhiệm và ý nghĩa của sự sống thiêng liêng trên cõi đời này khi soi mình vào truyền thống, vào văn hóa, vào lịch sử của dân tộc.
Nhạy cảm với những đổi thay của thời cuộc, thời kì này, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn cũng không phải là một cái nhìn hiện thực tỉnh táo nghiêm ngặt, khám phá cuộc sống trong thế xung đột, mâu thuẫn như trước nữa mà thay vào đó là một