Kiểu nhân vật tự truyện

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải (Trang 55)

Chúng ta biết rằng, "nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật..." [9, tr. 24..].

Với truyện ngắn Nguyễn Khải, có một kiểu dạng nhân vật đã trở nên hết sức quen thuộc và đặc thù của riêng ông, đấy chính là kiểu nhân vật tự truyện, vừa là nhân vật tôi đóng vai người kể chuyện, vừa là những hình ảnh thân thuộc, lấy nguyên mẫu nhiều từ cuộc đời của nhà văn. Hóa thân vào nhân vật người kể chuyện, Nguyễn Khải muốn bộc lộ sự quan sát, trải nghiệm, suy tư của mình về cuộc sống. Điều đó tạo nên sự gần gũi, thân mật, sự đồng cảm giữa người kể chuyện - nhân vật, nhà văn và độc giả. Với vai trò tham dự vào câu chuyện như một nhân vật, người kể chuyện không phải "giấu mặt, lẩn đi" ngược lại, người kể chuyện có điều kiện bộc lộ trực tiếp cái nhìn cuộc sống và trạng thái cảm xúc một

cách thực nhất. Đồng thời, ta thấy người kể chuyện của Nguyễn Khải có những nét riêng, độc đáo - người kể chuyện mang nhiều yếu tố tự truyện của tác giả.

Với nhân vật tôi là người kể chuyện xuất hiện trong hầu hết các sáng tác của nhà văn suốt hơn 50 năm qua với một lí lịch không thay đổi: một nhà báo, một nhà văn cộng sản, trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám, luôn mong muốn phản ánh một cách kịp thời, chân thực và khách quan chân dung con người thời đại, với một ý thức hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Con người này đi nhiều, giao thiệp rộng, hiểu biết và thích quan sát, suy ngẫm, thích chuyện trò, lắng nghe, "vừa là nhân chứng, vừa là tác nhân" của các cuộc hội ngộ, chia li. Người đọc dễ dàng nhận ra đây là nhân vật mang đậm dấu ấn tiểu sử cuộc đời cũng như đặc điểm tâm lí, tính cách của tác giả.

Nếu như trước đây, người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thường ở ngôi thứ ba, đứng ở ngoài và đứng xa nhân vật, kể lại câu chuyện một cách khách quan, lạnh lùng, tỉnh tảo, kiểu giấu mặt nhưng cái gì cũng biết, như muốn “đi guốc trong bụng” người khác (Nằm vạ, Một đứa con chết, Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người tổ trưởng máy kéo…). Mạch kể chuyện chứa đựng "ý thức độc thoại" theo quan điểm sử thi, cùng hướng tới cái đích nghệ thuật là phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người đang chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc hoặc đang hăng say xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chủ thể trần thuật chiếm ưu thế tuyệt đối trong vai trò độc thoại, còn các nhân vật được "tô đắp" theo những khuôn tính cách định hình, vì vậy người đọc không có nhu cầu đối thoại hay tranh luận với người kể vì tính chất độc thoại đã không cho phép nhân vật hoặc người đọc "cãi lại". Người kể thường đứng cao hơn nhân vật của mình, nhân danh kinh nghiệm cộng đồng, nhìn nhận con người theo một chuẩn mực cộng đồng và nhân vật tích cực sẽ phát ngôn theo cách đánh giá của tác giả, biến thành cái loa truyền bá tư tưởng nhà văn.

Bước sang thời kỳ Đổi mới, trở về với đời thường, với quan điểm cá nhân coi mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ, cảm hứng sử thi, triết luận đã lùi xuống trong hầu hết các tác phẩm của ông, người kể chuyện thường là nhân vật “tôi” trực tiếp tham gia vào mọi diễn biến của câu chuyện. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 42 truyện ngắn sau 1980 của Nguyễn Khải thì có tới 36 truyện xuất hiện người kể chuyện xưng 'tôi". Số liệu này ở tiểu thuyết là 5/7: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười.

Nhìn chung, nhân vật người kể chuyện mang yếu tố tự truyện của Nguyễn Khải khác với rất nhiều người viết cùng thời, nhưng thường không phải người nắm vững toàn bộ bí mật của câu chuyện, là người ban phát triết lí được rút ra từ sự trải nghiệm của bản thân và cộng đồng. Người kể chuyện của Nguyễn Khải có một khuôn mặt riêng, cụ thể, có cá tính, lai lịch tiểu sử, có ý kiến, tư tưởng riêng trước mỗi vấn đề đặt ra. Người kể chuyện trở thành một nhân vật văn học cũng có những ưu điểm, khuyết điểm như một người bình thường. Cũng chủ quan, kiêu ngạo, cũng nông nổi, thậm chí hồ đồ, cũng "ngại va chạm" hay "né tránh", cũng "háo danh" "khôn vặt". Đó là người kể chuyện "rất gần với chúng ta" (Vương Trí Nhàn).

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng hay sử dụng nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nhân vật Tôi của Nguyễn Minh Châu cũng thường là nhân vật trí thức nhưng phần lớn lại không phải là người viết văn, viết báo. Hoặc nếu là người cầm bút thì nhà văn cũng không có ý định xây dựng một chân dung tự họa như Nguyễn Khải. Trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan, nhân vật người kể chuyện thường không xuất hiện trong tác phẩm mà là người kể vô hình. Người kể để nhân vật tự nói năng, hành động, giao tiếp sôi nổi với nhau. Truyện của Nguyễn Công Hoan hiện ra như một sân khấu đời sống.

Nguyễn Khải lại khác. Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải rất phong phú, đa dạng. Có khi nó là nhân vật chính, tự kể lại câu chuyện của mình,

người, Mất toi một cuốn sách, Một chiều mùa đông, Một giọt nắng nhạt (tự truyện),

nghề văn cũng lắm công phu; cũng có khi chỉ là một nhân vật phụ, cùng tham gia vào diễn biết của cốt truyện, một người được trực tiếp chứng kiến một câu chuyện nào đó xảy ra với người khác, hay người được khác tin cậy kể lại cho nghe như truyện Nếp nhà, chúng tôi và bọn hắn, Thầy Minh, Bố con, Danh dự, Sống ở đời, Cái thời lãng mạng, Giận ông trời, Những năm tháng yên tĩnh, Lính chữa cháy…

cũng có thể đó chỉ là một người kể chuyện, người dẫn dắt các chi tiết, tình tiết,

biến cố của câu chuyện phát triển như Sống giữ đám đông, Một bà mẹ chồng tuyệt vời, Tiền, Người vợ, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Một cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Một người Hà Nội, Đất kinh kỳ, Người của ngày xưa. Nhân vật tôi ấy rất biến hoá, vừa là nhân vật, vừa là người kể chuyện lại vừa mang hình bóng tác giả. Có thể nói, đấy chính là một nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật cũng đồng thời là một thủ pháp quen thuộc của nhà văn.

Theo các nhà nghiên cứu, một khi chủ thể trần thuật đứng vai nhân vật “tôi” trong truyện khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, tự nhiên hơn bởi lẽ, nếu như có ai đó nói với bạn về một điều gì đó xảy ra với chính họ thì bạn thật dễ tin, chia sẻ hơn là họ kể về một câu chuyện xảy ra với người khác. Thêm nữa, sử dụng thủ pháp này, cho phép nhà văn chỉ nói về những gì anh ta biết và có thể bỏ qua những gì không biết. Anh ta có thể thú nhận việc này, việc nọ vì cớ này, cớ nọ mà không thể có điều kiện để biết hết được. Nhờ vậy câu chuyện càng có vẻ gần với sự thực hơn và cũng chính nhờ vậy mà bạn đọc cảm nhận thấy gần gũi với nhà văn hơn. Đôi lúc người đọc cũng hiểu được rằng, nhà văn đang làm một công việc hư cấu nghệ thuật và nếu anh ta có làm cho nhân vật xưng tôi trong truyện giàu trí tưởng tượng hơn, điềm tĩnh hơn, thông minh, sắc sảo hơn so với chính con người tác giả ngoài đời thì người đọc cũng có thể dễ dàng rộng lượng mà thông cảm và chia sẻ với nhà văn.

Trong những truyện ngắn gần đây của Nguyễn Khải, cái tôi trần thuật là nhân vật chính, xưng “tôi” thường là nhà văn hoặc là nhà báo đi tìm hiểu thực tế và đa số những nhân vật ấy là những người già. (Cái thời lãng mạng, Mất toi một cuốn sách, Nghệ nhân ở làng, Phía khuất mặt người, Lạc thời…) . Có vẻ như, cái nghề viết lách giúp cho nhà văn có cớ để được phép tìm hiểu tận cùng ngõ ngách

mọi vấn đề và cái từng trải, già dặn của tuổi lại giúp ông có được những suy nghiệm, triết lí sâu sắc về cuộc đời và lẽ sống. Thấp thoáng trong những cách nói năng, triết lí ấy là bóng dáng của tác giả. “Nhân vật của tôi hầu như cứ tăng dần tuổi theo số tuổi của người viết. Xưa kia là hai mươi, là ba mươi, bây giờ là năm mươi, là sáu mươi. Người lớn thường không thể hành động sôi nổi như thời còn trẻ, vả lại họ đã hành động nhiều rồi, lúc này là lúc họ ngẫm nghĩ về những việc họ đã làm để tâm sự một điều gì, để triết lí một điều gì” [40, tr. 61]. Phải thế chăng mà càng về sau, nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải càng hay triết lí, suy nghiệm. Chất triết lí khiến cho truyện ngắn Nguyễn Khải có chiều sâu và sức ám ảnh trong tâm trí người đọc. Nhiều người tìm đến với truyện ngắn của ông như tìm đến một sự dẫn đạo, một sự đồng điệu hay một sự thức tỉnh tâm thức con người ở chiều sâu những giá trị nhân văn bởi truyện của ông giúp ta nhìn thấy được cái bề sâu của cuộc sống ngay trong những sự việc nhỏ nhặt, bình thường hàng ngày mà đôi lúc chúng ta mới chỉ mơ hồ cảm thấy.

Trong các truyện ngắn Cái thời lãng mạn, Anh hùng vĩ vận, Phía khuất mặt người, nhân vật tôi- người kể chuyện- trở thành nhà văn, nhà báo từng trải và hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ở nhân vật tôi, người đọc thấy bóng dáng của Nguyễn Khải qua những lời kể, qua nhũng lời bình luận về con người và cuộc đời. Bằng cách sáng tạo nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất, Nguyễn Khải có thể chủ động, linh hoạt, biến hóa trong phương thức trần thuật. Người kể chuyện khi thì tạm lùi khỏi câu chuyện để dẫn dắt, giới thiệu lai lịch người này, người kia với vai trò dẫn chuyện, khi thì trực tiếp tham gia tranh luận, bàn bạc sôi nổi cùng với các nhân vật

khác (lúc thì chan chát nảy lửa, lúc thân mật suồng sã, lúc đồng cảm sẻ chia, lúc bùi ngùi xúc động...). Điều quan trọng là nhờ có nhân vật này mà Nguyễn Khải có thể bày tỏ chính kiến, tư tưởng của mình một cách thoải mái. Lối kể chuyện từ chính cuộc đời từng trải của nhà văn làm cho câu chuyện bộc lộ rõ tính tự truyện. Đó chính là sự rút ra từ chính bản thân cuộc đời nhà văn.

Để thức tỉnh được tâm thức người đọc, trong truyện ngắn của mình, bao giờ Nguyễn Khải cũng để cho nhân vật của mình thức tỉnh trước. Nhân vật của ông vì thế luôn là một cái tôi đầy ý thức, luôn tự phân tích, xem xét và không ngần ngại “chường” cả cái mặt mình trên trang viết. Nhân vật ấy luôn cảm thấy day dứt, áy náy, trăn trở với lẽ đời, với thời thế, với nghề nghiệp và với cả sự tồn tại của chính mình bản thân mình. Câu hỏi xuất hiện rất nhiều trong suy nghĩ của nhân vật. Phần nhiều đó là những lời tự vấn, mở đường cho những suy nghĩ, đối đáp, cuộn xoắn vào nhau tạo nên một dòng ý thức khá đặc biệt. Trong Cái thời lãng mạn, Anh hùng vĩ vận, Phía khuất mặt người, “tôi” là một nhà văn từng có ít nhiều tiếng tăm đang kiểm nghiệm lại chặng đường đã qua của mình, nhưng không phải là cái nhìn tổng kết có thành tích mà là một sự tự ý thức nghiêm ngặt, thậm chí riết róng: “Có người bảo tôi: “Ông nên viết hồi kí một đời văn, bán được đấy”. Tôi cũng tưởng thế. Nhưng nghĩ cho kỹ, chẳng có gì đáng viết ngoài ba câu chuyện tầm phào vì đời văn của tôi rất nhạt. Là một viên chức ăn lương để viết.(Anh hùng bĩ vận). Có lúc nhà văn không ngại "lộn trái" bản thân trên trang viết: "có lần... anh nói một câu chuyện gì đó; một câu chuyện không nên nói to cũng không nên đứng nói ngoài đường. Tôi đưa hai mắt nhìn xung quanh theo thói quen, rồi bảo nhỏ: "ông nói be bé chứ". Anh nhìn tôi vẻ mặt khinh miệt rồi cười khẩy: Nhà văn chó gì mà nhát thế. Đã nhát thì không nên cầm bút nữa" ờ mình cũng hèn thật, nhưng cái hèn đã thấm vào máu rồi, làm sao mà sửa" (Chúng tôi và bọn hắn).

Trong nhiều truyện ngắn gần đây của Nguyễn Khải, người ta hay thấy nhân vật "tôi" của ông luôn tự nhận mình là ngây ngô, ngờ ngệch, thuộc loại máu loãng,

cũng có lúc vờ vịt, hay làm bộ, ngớ ngẩn, kém cỏi. Bằng một giọng điệu thản nhiên, phớt tỉnh, ỡm ờ như không đâu, nhà văn ngấm ngầm "lật tẩy" chính mình trong sự cười cợt không giấu diếm. Thực ra đó cũng là một sự tự họa đầy giễu cợt của nhân vật về mình. Thế nhưng, nói về mình cũng là để nói về người, nhạo báng mình mà như còn nhạo cợt ai kia nữa. Nó không chỉ là sự "kể xấu", "tự bới móc mình" như tác giả có lần đã từng nói mà còn là lời tự thú, cũng là nỗi đau xót về sự sa sút phẩm chất ở ngay một số người cầm bút. Nó không chỉ là nỗ lực tự nhận thức của riêng một cá nhân mà còn là sự nhận thức lại của cả xã hội trong thời kì Đổi mới.

Cái "duyên" của nhân vật tôi nằm ở sự thành thực đến kinh người, ở lối nói, lối kể đầy linh hoạt, cuốn hút. Giọng điệu trần thuật lúc băm bổ, chì chiết, lúc lấp lửng, cười cợt, cũng có lúc nhũn nhặn, thành khẩn, nhưng vẫn cứ lấp lánh ánh hài hước nhạo báng...Có sự đan xen tất cả các sắc thái ấy trong giọng điệu kể chuyện của nhân vật (mà cũng là của Nguyễn Khải). Cái giọng không do uốn éo làm duyên mà rất tự nhiên. Nó là cái vốn có của một con người thông minh, sắc sảo và cũng khá tinh quái, rất biết giễu mình và giễu người. Tuy nhiên, ở đôi chỗ, nhân vật "tôi" vẫn còn bộc lộ những nét cực đoan, thái quá, thành khẩn, tự làm khổ bản thân mình đến mức không cần thiết. Cũng có thể nhận ra trong đấy nét cực đoan của chính Nguyễn Khải.

Có thể nói chủ thể trần thuật ở ngôi thứ nhất rõ ràng là một thế mạnh trong ngòi bút Nguyễn Khải bởi lẽ tất cả những gì nhà văn viết ra đều đã được lắng đọng, thẩm thấu, chắt lọc ra từ tâm hồn của người viết. Nhà văn đã có sự hóa thân tối đa vào nhân vật của mình ( nhiều chỗ đạt đến độ trùng khít). Trước khi những số phận nhỏ bé, những mảnh đời đáng thương gây được sự xúc động trong lòng người đọc thì trái tim của người viết trước đó đã phải nức nở với từng cảnh ngộ của nhân vật của mình. Có thể hơi chủ quan nhưng chúng tôi vẫn muốn nói đến đặc điểm này của truyện ngắn Nguyễn Khải: Phải chăng, sự rung động, cái hồn cốt, cái mạch

sống nhân văn trong truyện ngắn của ông được bắt nguồn từ cái tâm của người viết, một tâm hồn rất đỗi nhân hậu, đa cảm, có phần rụt rè, nhún nhường trong những va chạm của cuộc sống hàng ngày nhưng lại luôn quyết liệt, da diết, đằm thắm trong những cảm xúc yêu thương?

Người ngu là câu chuyện mất tiền một cách "rất vô duyên","rất ngớ ngẩn"

của nhân vật xưng tôi trong một hoàn cảnh rất oái oăm: phải đền những non một triệu cho một vụ đụng xe mà nhân vật tôi không hề biết đụng lúc nào, đụng như thế nào. Thật quá vô lí. Vậy mà chỉ vì " cái mặt của người kìa là mặt người lương thiện" mà nhân vật tôi đâm ra lúng túng, nhẫn nhịn, cả nghĩ. Không nghĩ đến cảnh

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải (Trang 55)