Mong muốn của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng về những vấn đề

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 119)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Mong muốn của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng về những vấn đề

đề thầy cô có thể giúp đỡ

Khi vào trường giáo dưỡng, các em nhận thức được những nội quy phải chấp hành, có em ở ngoài xã hội được tự do làm những gì mình thích nhưng khi vào đây các em buộc phải rèn luyện và chấp hành sự quản lý giáo dục của cán bộ ở trường giáo dưỡng.

Những vấn đề các em cho rằng thầy cô có thể giúp được là: giải toả những bức xúc, vướng mắc tâm lý; giúp các em có lối sống tích cực, có thêm hiểu biết về giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục và những kỹ năng sống.

Dưới đây là một số chia sẻ của các em học sinh trường giáo dưỡng:

- “Em muốn được thầy cô giúp đỡ cho em về với gia đình vì nhà em nghèo lắm, chỉ cần được về nhà thôi, em sẽ thay đổi bản thân, em không mong muốn gì khác.”

- “Thầy cô cho em gặp người thân, cho em quần áo mặc, những đồ dùng sinh hoạt và nhất là giúp đỡ em nên người.”

- “Thầy cô đã giúp em giải toả được tâm lý căng thẳng ở trong trường và giúp em tin tưởng mọi người.”

- “Giúp em hiểu biết về giới tính, sức khỏe tình dục.”

- “Em trở nên ngoan ngoãn hơn, hiểu biết đúng sai, hiểu thêm về cuộc sống, biết yêu thương gia đình hơn.”

Khi bàn về những vấn đề các em cho rằng thầy cô không giúp được, hầu hết các em đều cho rằng thầy cô ở trường không thể giúp đỡ các em về nhu cầu vật chất, tiền bạc, không thể giúp các em ra trường trở về với gia đình, gặp gỡ người thân, bạn bè, người yêu… Các em cũng nhận thức được thầy cô không thể giúp đỡ các em giải quyết một số nhu cầu cá nhân như: “Những sở thích cá nhân vi phạm nội quy nhà trường”, “Thầy cô không thể giúp chúng em trở về nhà ngay được”…

Mong muốn được sống trong gia đình hạnh phúc cũng là nhu cầu mà các em nhận thức được rằng thầy cô không thể giúp được cho các em. Dù trước đây sinh sống trong môi trường gia đình như thế nào, gia đình không hoàn thiện hay gia đình có những sai lầm trong giáo dục thì trong môi trường của trường giáo dưỡng, phần lớn các em vẫn khát khao, mong muốn mình có một mái ấm gia đình - ở đó có sự nâng đỡ, chở che cho các em. Tuy vậy, ở một số em do nguyên nhân nào đó đã có những “tổn thương tâm lý”, nhất là do bố mẹ đẻ gây ra thì nỗi hận gia đình còn đeo bám dai dẳng – đây là nguyên nhân tâm lý cản trở sự hướng thiện của các em và là nguyên nhân quan trọng dẫn các em lại gia nhập nhóm xã hội tiêu cực và có hành vi phạm pháp tiếp theo sau khi hết thời hạn ở trường giáo dưỡng.

Nhu cầu vật chất là nhu cầu được thể hiện rõ nét và chi phối rất lớn đến suy nghĩ, hành động, quan hệ của các em trong trường giáo dưỡng. Khi còn ở ngoài xã hội, các em là những người ý thức sai về nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu, nhất là nhu cầu vật chất – quen hưởng thụ ăn ngon, mặc đẹp và những thú vui giải trí sai lệch thì trong trường giáo dưỡng, không còn

lại tái phạm… với bản chất lười lao động thường có hành vi chèn ép, khống chế những bạn khác để thoả mãn nhu cầu vật chất của mình hoặc lợi dụng việc khó kiểm soát quá trình lao động nhất là khi lao động ở ngoài khu vực trường giáo dưỡng thường có thủ đoạn tác động vào “lòng trắc ẩn” của những người lái xe ra vào vận chuyển hàng hóa, người bán hàng rong, bán hàng xung quanh khu vực lao động để được giúp đỡ… Vì vậy, thầy cô ở trường giáo dưỡng cần lấy việc được thoả mãn nhu cầu chính đáng làm phương tiện tác động giáo dục: không phải học sinh nào cũng được hưởng quyền lợi vật chất như nhau mà phải làm cho các em hiểu rằng tại sao mình được hưởng các quyền lợi vật chất ấy, còn các bạn khác thì không (như việc được nhận quà từ gia đình, hưởng thụ sản phẩm lao động…)

Đối với những em do trước đây sống trong điều kiện kinh tế khó khăn như gia đình nghèo, thiếu chất dinh dưỡng, môi trường sống không đảm bảo (do sống lang thang cơ nhỡ nơi gầm cầu, góc chợ…), tuổi thơ gắn liền với những hình ảnh về cơn đói thường trực, những bữa ăn vô độ mỗi khi “kiếm được” được lưu giữ trong trí óc, thậm chí ám ảnh tâm trí các em. Khi vào trường giáo dưỡng tuy điều kiện ăn uống, sinh hoạt có ổn định hơn so với trước đây nhưng nhu cầu vật chất vẫn ở mức cao.

Đối với những em trước đây sống trong điều kiện kinh tế quá sung túc, được gia đình đáp ứng mọi nhu cầu một cách thái quá, có tâm lý hưởng thụ, ích kỷ, đua đòi, coi thường sức lao động. Trong điều kiện vật chất mới còn hạn chế nên nhu cầu vật chất ở các em này bộc lộ khá rõ, nhất là thời kỳ đầu vào trường.

Vấn đề mà số đông trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho rằng thầy cô không giúp được là bị các bạn đánh đập, đe nẹt. Ở các em tồn tại tâm trạng thiếu an toàn – luôn lo sợ, các em có nhu cầu được chở che, bảo vệ. Những em sống trong điều kiện kinh tế khó khăn, không được chăm lo sức khỏe, phải

tự kiếm sống sớm, không có nhà ở hoặc bị “đẩy” ra hè đường với nhiều lý do khác nhau, sống trong gia đình ly tán, bố mẹ phạm pháp… thì nỗi lo sợ, ám ảnh luôn là bạn đồng hành với các em. Với những em trước đây cuộc sống vật chất được đáp ứng nhưng thiếu sự chăm sóc quan tâm và tình thương của bố mẹ cũng dẫn đến tâm trạng này. Trong quá trình ở trường, thầy cô có lòng nhân ái, quan tâm, chăm sóc các em, để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí các em thì sẽ tạo ra động lực của lòng tự giác, hướng thiện ở các em. Sự “nổi loạn” ngầm hay ương bướng, chống đối, thậm chí xuất hiện một vài dấu hiệu bệnh lý tâm thần trong môi trường này là do cơ chế tâm lý phòng vệ nhằm bảo vệ sự tồn tại của các em. Do vậy, tác động tâm lý, giáo dục ở trường giáo dưỡng cần chú ý tới đặc điểm này.

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)