Những đề xuất của trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng để đáp ứng tốt

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 141)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.3.5.Những đề xuất của trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng để đáp ứng tốt

tốt hơn nhu cầu tham vấn của các em

Để đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh ở trường giáo dưỡng, các em đã đề xuất những mong muốn với nhà trường và các thầy cô giáo. Dưới đây là một số nội dung đề xuất của các em để giúp cho hoạt động tham vấn trở nên có ý nghĩa hơn với các em.

Đối với thầy cô, những đề xuất của các em đưa ra là: chúng em muốn các thầy cô tham vấn cho chúng em ngay trên lớp học, giúp đỡ chúng em rèn luyện tốt để sớm trở về với gia đình, quan tâm đến chúng em nhiều hơn, luôn lắng nghe chân thành và thấu hiểu chúng em, các thầy cô hãy giữ bí mật về những vấn đề của chúng em, nói cho chúng em nhiều hơn về mọi mặt

Em N.V.K, vào trường 8 tháng chia sẻ: “Em muốn thầy cô hãy chia sẻ những kinh nghiệm sống với chúng em, những điều nên làm và không nên làm vì chúng em vẫn còn là trẻ con, không có đủ nhận thức để hoàn thiện bản thân”.

Chúng ta thấy rằng, tâm lý của con người không phải là bất biến, không thay đổi mà có thể giáo dục, cải tạo được. Bên cạnh sự tác động giáo dục mang tính khoa học trong trường giáo dưỡng, khi có sự kết hợp đan xen của hoạt động tham vấn, thầy cô đóng vai trò là những người tương tác, trợ giúp tinh thần cho các em giải quyết những vướng mắc tâm lý, nhà trường tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các em thì có thể loại bỏ được những nét tâm lý tiêu cực ở các em và hình thành những nét tâm lý tích cực mới, giúp các em tiếp nhận những kỹ năng sống phù hợp hướng đến những hoạt động có ích cho gia đình, xã hội và cho chính bản thân, từ đó có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp chuẩn mực xã hội.

Đối với nhà trường, những ý kiến đưa ra của các em là:

- “Đừng để những người đã vào trường trước chèn ép học sinh mới” (Phiếu số 33, nam)

- “Em có đề xuất rằng, nhà trường nên kỷ luật một vài bạn cá biệt nào đó để làm gương và nhắc nhở cho tất cả các bạn trong trường” (Phiếu số 74, nam)

- “Chúng em muốn nhà trường quan tâm hơn đến đời sống hàng ngày của học sinh, giúp các bạn được ăn uống, sinh hoạt tốt hơn” (Phiếu số 52, nữ)

- “Nhà trường hãy tạo cơ hội cho những bạn đạt thành tích được giảm án nhiều hơn nữa” (Phiếu số 89, nam)

- “Em mong nhà trường thành lập một phòng tham vấn rộng lớn, khang trang hơn để thầy cô có điều kiện tham vấn cho học sinh” (Phiếu số 101, nam)

- “Nhà trường hãy tạo điều kiện cho chúng em được gặp thầy cô tham vấn nhiều hơn nữa” (Phiếu số 34, nữ)…

Còn rất nhiều những mong muốn các em đưa ra, nhưng có thể thấy, trên đây là những tâm sự rất chân thành thể hiện khát khao, nhu cầu chính

đáng của trẻ em trường giáo dưỡng.

Nhìn chung, khi đề xuất những kiến nghị với nhà trường, hầu như trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều mong muốn được đáp ứng các điều kiện về ăn uống, vật chất, sinh hoạt. Các em cũng mong muốn thầy cô giúp đỡ giải quyết các mối quan hệ bạn bè, hiện tượng chèn ép trong phòng ở. Đặc biệt các em mong muốn nhà trường xây dựng và trang bị cơ sở vật chất cho phòng tham vấn khang trang hơn. Tuy nhiên, hầu hết các em cảm thấy hài lòng về điều kiện sinh hoạt và nội quy của nhà trường. Chỉ có một số các em có tư tưởng hưởng thụ, có sự hụt hẫng với điều kiện cuộc sống bên ngoài so với khi vào trường nên nảy sinh những đòi hỏi vượt quá giới hạn đáp ứng ở trường

phần lớn nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm văn hóa… đã làm cho trường giáo dưỡng và xã hội có một khoảng cách xa. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn nên trường giáo dưỡng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, đời sống… Điều này có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, tâm lý của thầy cô và hoạt động quản lý giáo dục tới các em. Trong giai đoạn hiện nay, các trường giáo dưỡng đã và đang được củng cố, xây dựng lại khang trang hơn đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của các em. Với môi trường như vậy, dù phải sống riêng biệt với xã hội, phải tuân theo nội quy, giờ giấc, phải xóa bỏ thói quen tiêu cực, phải lao động… nhưng các em sẽ giảm bớt cảm giác bị gò bó, thúc ép, không rơi vào trạng thái stress hay những rối loạn tâm lý.

Về vấn đề này, Nghị quyết của Bộ chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã ghi rõ: “Xây dựng, cải tạo, sửa chữa các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trường giáo dưỡng”. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cũng như các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động này, điều kiện cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng được cải thiện đáng kể và góp phần tích cực vào hoạt động quản lý giáo dục trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Lãnh đạo Bộ, tổng cục và đội ngũ cán bộ giáo viên trường giáo dưỡng cũng quan tâm chú ý nhiều đến hoạt động tham vấn cho học sinh, góp phần đưa những các em một thời lầm lỗi trở về hòa nhập với cộng đồng.

MỘT SỐ CAS THAM VẤN

DỰ CA THAM VẤN CỦA GIÁO VIÊN

Thời gian: 10 giờ, ngày 15 tháng 03 năm 2011

Địa điểm: Trường giáo dưỡng số 2, phòng tham vấn tâm lý

Nhà tham vấn (NTV): Chào Vương! Cô rất vui và cảm ơn Vương vì khi gặp khó khăn em đã tin và chủ động tìm đến cô để chia sẻ. Trong khả năng có thể của mình cô mong là sẽ phần nào giúp em tháo gỡ những khó khăn mà em đang gặp phải.

Khi ra học văn hoá cô trò mình đã biết một số thông tin về nhau. Tuy nhiên buổi tham vấn ngày hôm nay không giống những tiết cô lên lớp dạy nên cô muốn Vương biết một số điều cô trò mình sẽ cùng thực hiện. Đó là: Cuộc nói chuyện của cô và Vương sẽ là bí mật của hai cô trò mình, trừ khi em cho phép cô nói hoặc những điều em chia sẻ nếu ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng của em hay của người khác thì cô không thể giữ bí mật cho em.

Và cô cũng muốn Vương nói cho cô nghe sự thật, bởi nếu Vương đau bụng mà em nói với cô là đau đầu thì cô rất khó có thể giúp được em. Cô trò mình sẽ nói chuyện dựa trên những điều cô vừa nêu Vương nhé!

NĐTV: Vâng!

NTV: Bây giờ Vương có thể nói cho cô nghe, hôm nay xuống đây em mong cô giúp đỡ em điều gì?

NĐTV: Mẹ em đang ốm có lúc em muốn trốn trường về thăm mẹ.. NTV: Cô hiểu là Vương đang rất lo lắng cho sức khoẻ của mẹ. Nhiều người ở trong hoàn cảnh đó cũng có tâm trạng giống như em. Chỉ những đứa trẻ biết quan tâm, yêu thương, gắn bó với gia đình mới có tâm trạng và suy nghĩ như vậy.

NĐTV: Tuần trước bố em lên thăm bố nói vậy. NTV: Bố đã nói gì với em về mẹ?

NĐTV: Bố em bảo mẹ đi chợ ngã gãy chân hiện đang bị bó bột không đi lại được nên em muốn về thăm mẹ.

NTV: Nếu mẹ biết em dành nhiều tình cảm cho mẹ như vậy chắc hẳn mẹ sẽ rất vui. Nhưng nếu bây giờ em trốn trường về thăm mẹ tâm trạng của mẹ sẽ ra sao?

NĐTV: Mẹ vui vì được gặp em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NTV: Chỉ vui thôi hay còn có tâm trạng như thế nào nữa? NĐTV: Mẹ em sẽ lo lắng.

NTV: Theo em mẹ sẽ vui nhiều hơn hay lo lắng nhiều hơn? NĐTV: Có lẽ là lo lắng nhiều hơn ạ!

NTV: Ngoài việc làm mẹ lo lắng thì còn điều gì có thể xảy đến với em nếu như em trốn trường?

NĐTV: Em thưa cô! Bị bắt lại, không được về phép, không được giảm, bị ngồi nhà kỷ luật, làm mất đi niềm tin của thầy cô dành cho.

NTV: Cũng có thể trên đường trốn về nhà em sẽ gặp phải những rủi ro, theo em đó có thể là những rủi ro nào?

NĐTV: Bị tai nạn, không có tiền đi xe phải lấy trộm và bị bắt cô ạ! NTV: Vậy bây giờ em thấy mình nên làm gì?

NĐTV: Có lẽ em không nên trốn cô ạ!

NTV: Cô rất vui khi em có suy nghĩ như vậy. Ở lại trường em có cách nào để liên lạc và biết được tình hình của mẹ?

NĐTV: Em sẽ viết thư và đăng ký xin gọi điện về nhà để gặp mẹ cô ạ! NTV: Bây giờ em cảm thấy thế nào?

DỰ CA THAM VẤN CỦA GIÁO VIÊN Thời gian: 9 giờ, ngày 16 tháng 03 năm 2011

Địa điểm: Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, phòng tham vấn tâm lý Tình huống: Một học sinh nam xin tư vấn về nỗi lo lắng khi biết tin mẹ bị bệnh

NTV: Sao hôm nay em có chuyện gì mà buồn vậy? Bây giờ em có thể tâm sự thầy nghe được chứ? Khi em tâm sự cũng bớt đi sự buồn và lo lắng cho em, bên cạnh đó thầy cũng có khả năng có thể giúp đỡ em.

NĐTV: Mẹ em đang nằm ở bệnh viện.

NTV: Thầy hiểu em đang lo lắng sức khoẻ của mẹ, thầy và mọi người ở trong hoàn cảnh đó cũng có tâm trạng như em, chỉ có những đứa trẻ biết quan tâm, suy nghĩ yêu thương gắn bó với gia đình mới có tâm trạng như vậy.

NTV: Sao em biết mẹ đang ở BV?

NĐTV: Có một bạn ở gần nhà có bố mẹ lên thăm và nói. NTV: Bạn em đã nói gì về mẹ em?

NĐTV: Bạn em nói mẹ bạn lên thăm kể mẹ em bị bệnh hiện đang nằm ở BV Tỉnh.

NTV: Nếu mẹ em biết em đang dành tình cảm cho mẹ như vậy chắc mẹ rất vui, nhưng nếu em buồn và lo lắng cho mẹ như vậy thì ảnh hưởng tới sức khoẻ và học tập rèn luyện của em ở trường. Nếu mẹ biết được sẽ như thế nào?

NĐTV: Mẹ sẽ buồn.

NTV: Ngoài việc mẹ buồn ra thì mẹ còn có tâm trạng nào nữa? NĐTV: Mẹ sẽ lo lắng.

NTV: Khi mẹ lo lắng về em thì làm cho sức khoẻ của mẹ và bệnh tật của mẹ như thế nào?

NTV: Sức khoẻ mẹ yếu bệnh nặng.

NTV: Theo em thì nên để mẹ lo lắng, buồn hay vui vẻ? NĐTV: Dạ! Thưa thầy em muốn mẹ được vui vẻ hơn.

NTV: Để giúp mẹ vui vẻ, có sức khoẻ chiến thắng bệnh tật thì em nghĩ em nên làm gì?

NĐTV: Dạ thưa thầy em sẽ học tập tốt, rèn ruyện tốt để mẹ mừng và vui vẻ

NTV: Ngoài việc mẹ mừng và vui vẻ như vậy còn mang đến cho ai nữa?

NĐTV: Dạ thưa thầy, cho thầy cô và người thân của em.

NTV: Thầy rất vui khi em nghĩ vậy! Nay ở trong trường em có cách nào để liên lạc hay biết được tình hình sức khoẻ của mẹ không?

NĐTV: Em sẽ viết thư đăng ký gọi điện thoại về nhà để biết được tình hình sức khoẻ của mẹ.

NTV: Bây giờ em cảm thấy thế nào ? NĐTV: Em thấy vui và bớt đi sự lo lắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NTV: Thế em có vấn đề gì nữa cần chia sẽ với thầy không? NĐTV: Dạ! Không.

NTV: Sau này em có vấn đề gì cần thầy cô giúp đỡ, em có thể xin tham vấn hoặc gặp thầy cô để chia sẻ trong bất kỳ thời gian nào.

CAS THAM VẤN (Tác giả thực hiện) Thời gian: 15 giờ, ngày 16 tháng 3 năm 2011

Địa điểm: Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, Tư vấn nhanh tại lớp học

NTV: Kiên à, có chuyện gì mà trông em buồn thế, em có tâm sự gì có thể cùng cô chia sẻ cho vơi đi nỗi buồn.

NĐTV: Ngại và hơi rụt rè

NTV: Em đưa cho tôi một mảnh giấy, hẹn một lát nữa sẽ tâm sự với tôi. (Đợi cho các bạn ra hết, em lên chỗ tôi).

NĐTV: Thưa cô, em buồn lắm cô ạ. Em là học sinh vào trường lần hai, lần trước vào và đã về. Thời gian đầu về, bố thương em song về được mấy tháng em thấy tính bố thay đổi nhanh chóng, hễ nhìn thấy em là bố chửi bố đánh. Trong bữa ăn nếu bố ăn thì em đi, không có bố thì em mới ngồi ăn cùng mẹ và gia đình. Nhiều lần bố đánh em, mẹ vào can cũng bị bố đánh luôn, em

rất ghét bố và thương mẹ (Khóc)

NTV: Cô rất hiểu tâm trạng em lúc này. Những ai ở trong hoàn cảnh của em cũng có tâm trạng giống em. Thời gian đầu về em thấy tình cảm của mỗi người trong gia đình đối với em như thế nào?

NĐTV: Bố mẹ và anh chị đều quan tâm, mong muốn tìm cho em một việc làm ổn định.

NTV: Trong thời gian đó em làm gì?

NĐTV: Em đi làm nghề xe ôm cùng bố, bố luôn quan tâm và giúp đỡ em.

NTV: Em phát hiện thấy tính bố thay đổi từ lúc nào? NĐTV: Cách đây mấy tháng - bố có vợ bé.

NĐTV: Rồi cô ạ! Nhưng bố không nghe.

NTV: Em quả là một đứa trẻ biết thương bố thương mẹ, sống có trách nhiệm, luôn muốn gia đình mình hạnh phúc. Cô rất hiểu về hoàn cảnh của em lúc đó. Khi biết bố có vợ bé em nghĩ gì về mẹ?

NĐTV: Em rất thương mẹ, lo lắng cho mẹ đồng thời rất ghét bố. NTV: Em đã làm gì để giúp mẹ ?

NĐTV: Em chưa làm được gì để giúp mẹ cô ạ. NTV: Vậy bây giờ em sẽ làm gì?

NĐTV: Em sẽ cố gắng rèn luyện tốt, nghe lời thầy cô, được giảm hạn sớm về với gia đình.

NTV: Cô mong rằng em sẽ làm được những điều em đang nghĩ, cô cũng rất ủng hộ em. Qua cuộc trò chuyện giữa cô và em đã giúp em đỡ buồn và thoải mái chưa?

NĐTV: Dạ rồi cô ạ.

NTV: Cô hi vọng sau này có chuyện gì buồn em cứ mạnh dạn tâm sự với các thầy cô giáo để cùng các thầy cô chia sẻ nhé.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 141)