Nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 68)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo

dưỡng về nhu cầu tham vấn tâm lý

3.1.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về tham vấn tâm lý

Trước hết, chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về vai trò, lợi ích của tham vấn. Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của tham vấn trong việc giải quyết vấn đề khó khăn tâm lý có tác dụng thúc đẩy hành vi tìm tới tham vấn. Bởi không ít học sinh không hiểu tham vấn là gì, ai làm tham vấn, nó có tác dụng thế nào với việc nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của các em. Việc nhận thức được rằng, tham vấn tâm lý giúp các em giải toả bức xúc, giải quyết những căng thẳng thần kinh sẽ giúp cho bản thân trở nên khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần cũng là yếu tó thúc đẩy hành vi tìm tới tham vấn ở các em. Ngược lại, nếu không có hiểu biết về vai trò của tham vấn hay cho rằng tham vấn chỉ là nhằm mục đích khai thác thông tin hay dành cho những người có rỗi nhiễu tâm thần thì nó sẽ làm cản trở ý nghĩa của hoạt động tham vấn trong quá trình sự trợ giúp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, có một số không ít học sinh, mặc dù gặp khó khăn, bức xúc về tâm lý nhưng các em lại chưa tìm đến tham vấn mà âm thầm chịu đựng hoặc chỉ tâm sự, tìm lời khuyên từ một vài bạn bè.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 95% học sinh hiểu rằng, tham vấn tâm lý là quá trình trao đổi, chia sẻ giữa nhà tham vấn và thân chủ, giúp thân chủ nói ra và hiểu được những khó khăn tâm lý của mình, nhận thấy tiềm năng của bản thân và tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề của mình.

Biểu đồ 3.1. Nhận thức về tham vấn tâm lý 11,3% 5,0% 95,0% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Một dịch vụ cho lời khuyên

Quá trình NTV trò chuyện, khai thác thông tin Quá trình trao đổi, chia sẻ

Để có được hiệu quả trong quá trình tác động đến thân chủ, nhà tham vấn cần phải nắm được các kỹ năng tham vấn. Không phải tất cả các kỹ năng tham vấn đều có mức độ sử dụng vào thực tế như nhau. Các kỹ năng cần được sử dụng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu cũng như vấn đề của các em. Một số kỹ năng thông dụng có tính chất quyết định chính trong các buổi hoặc trong một giai đoạn của quá trình tham vấn cho trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi, kỹ năng diễn giải, kỹ năng đương đầu… Tuy nhiên những kỹ năng đó chỉ trở nên sử dụng có hiệu quả khi nó được kết hợp với sự biểu hiện phi ngôn ngữ (giọng nói, nét mặt, tư thế…) và thể hiện một cách phù hợp với bối cảnh của mối quan hệ tham vấn.

Như vậy, đa phần các em đều nhận thức được đúng đắn về bản chất của tham vấn, đó không phải là nhà tham vấn cung cấp lời khuyên phù hợp, cũng không phải là quá trình khai thác thông tin như một số em lầm

tưởng mà tham vấn xuất phát từ lòng yêu thương con người và niềm tin vào sự trợ giúp tinh thần.

Tham vấn ở trường giáo dưỡng là một quá trình tương tác đặc biệt giữa thầy cô và học sinh có vi phạm pháp luật. Quá trình chia sẻ trong tham vấn thể hiện ở các giai đoạn hợp tác khác nhau, đòi hỏi việc sử dụng linh hoạt các kỹ năng của thầy cô. Thông qua tham vấn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học cách thay thế suy nghĩ không có lợi bằng suy nghĩ mang tính tích cực hơn. Nếu trước đây các em cảm thấy khó khăn trong việc xác định và bộc lộ những cảm xúc vui, giận dữ, sợ hãi, tội lỗi… thì quá trình tham vấn của thầy cô có thể giúp các em học cách làm thế nào để bộc lộ cảm xúc tiêu cực và tự chủ hành vi. Nếu các em cảm thấy khó khăn khi nói ra những nhu cầu chính đáng của mình, thông qua tham vấn, các em khám phá ra những cách hành xử mới thay thế và tự tin trong việc bày tỏ nhu cầu của mình… Đó chính là hiệu quả mà tham vấn trong trường giáo dưỡng đem lại cho các em với mục đích chung là giúp các em bình ổn tâm lý, nâng cao hiểu biết và hướng thiện.

Tham vấn cho trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng là một tiến trình liên hệ hỗ tương giữa nhà tham vấn là thầy cô trực tiếp dạy dỗ, giáo dục các em. Thầy cô thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc, tham vấn được kết hợp như là một hoạt động bổ trợ hiệu quả để giáo dục, trợ giúp tinh thần cho các em. Trong khi đó, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng là những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em thường có những thiếu hụt về tình cảm gia đình, thiếu sự chăm sóc và nương tựa, số khác là những em hư, có những nét tâm lý tiêu cực do tham gia vào nhóm bạn bè xấu, bị rủ rê, lôi kéo và còn rất nhiều những nguyên nhân khác dẫn các em đến những khó khăn tâm lý không tự mình giải quyết hay lo liệu được. Trong tiến trình đó, thầy cô dùng những hiểu biết và kỹ năng tâm lý để giúp các em đương đầu một cách có

đau buồn, có một cái nhìn tích cực và khách quan hơn về mình, về người khác, về các biến cố trong cuộc đời, giúp các em phát triển sức khỏe tinh thần, lựa chọn một ngành nghề thích hợp, quan trọng hơn là giúp các em tìm lại ý nghĩa cho cuộc sống, tìm một hướng đi cho đời mình.

Một học sinh chia sẻ rằng: “Em bị bạn bè rủ rê nên rơi vào con đường phạm tội. Thời gian cải tạo ở trường giáo dưỡng khiến em cảm thấy rất buồn chán, mọi thứ không như mình mong muốn, gia đình, người thân cũng xa lánh em nên em mất niềm tin vào cuộc sống. Đó là cái giá quá đắt cho những điều em đã làm. Nhưng quả thực thầy cô giáo đã trở thành người cha, người mẹ thứ hai của em, thầy cô đã nâng đỡ và an ủi tâm hồn yếu đuối của em để giờ đây em có thể vững vàng đứng trên đôi chân từng vấp ngã của mình. Nếu trở về cộng đồng, em tin rằng em sẽ sống tốt và làm những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội.” (Phiếu số 69, nam).

Một em khác: “Em bị xâm hại tình dục năm 13 tuổi, vì tuyệt vọng nên em theo bạn bè bỏ học đi lang thang. Khi vào sống trong ngôi nhà chung trường giáo dưỡng, điều em cảm thấy mặc cảm và cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất là những băn khoăn về sức khỏe tình dục và nỗi lo bệnh tật luôn đeo bám em. Em đã lấy hết can đảm để chia sẻ với thầy cô tất cả chuyện quá khứ của mình… Thầy cô đã giúp em đương đầu với cuộc sống với cái nhìn lạc quan hơn. Em đã hoàn toàn thay đổi và tìm được mục đích sống cho cuộc đời mình.” (Phiếu 124, nữ)

Qua những buổi tham vấn, thầy cô trò chuyện, tâm tình, tạo dựng ở các em niềm tin, giúp các em có thể thoải mái bày tỏ những nỗi niềm của mình và giúp các em đưa ra những quyết định. Thực tế, các thầy cô ở trường giáo dưỡng thường giúp các em thấy rõ mình, sự việc hay hoàn cảnh bằng cách: cung cấp những tri thức cần thiết về giới tính, sức khỏe tình dục, về kỹ năng

sống… hoặc có thể giúp các em suy nghĩ hoặc ý thức hơn về những khía cạnh khác trong cuộc sống mà các em không chú ý, quan tâm đủ.

Khi nhìn nhận vấn đề, thầy cô cùng với các em đưa ra nhiều phương hướng, đánh giá và giúp các em chọn lựa, nâng đỡ và khuyến khích để các em hành động, thầy cô đồng hành cùng các em từ việc nhỏ đến việc lớn hay từ việc dễ đến việc khó để các em thấy mình có khả năng, giúp cho các em thêm tự tin để tiếp tục cố gắng… Một học sinh đã chia sẻ:

“Khi mới vào trường, em rất hoang mang và lo lắng, em muốn rèn luyện để trở thành người tốt nhưng có nhiều thói quen xấu em rất khó từ bỏ, em vẫn thèm thuốc và muốn liên lạc với đám bạn bè đi bụi nhưng thầy cô đã giúp em hiểu được điều nên làm hay không nên làm, động viên em rèn luyện và có lối sống tích cực, biết từ bỏ những thói quen xấu. Đến nay, chính bản thân em đã thay đổi rất nhiều, em sẽ không để bạn bè rủ rê lôi kéo, em muốn sống có ích cho gia đình và xã hội. Em cảm ơn thầy cô nhiều lắm.” (Phiếu số 95, nam)

Tham vấn cho trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng là giúp các em lớn dần và tự đảm nhận, thu xếp “chuyện” của mình chứ không phải luôn lệ thuộc, nhờ cậy, đợi chờ chỉ dẫn hay lời khuyên, giải pháp… của thầy cô. Đa số trẻ vị thành niên đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa này của tham vấn.

Trong tiến trình tham vấn, đòi hỏi hai bên phải dấn thân. Đây là lĩnh vực hoàn toàn thuộc về “con người” nên rất tế nhị và phức tạp. Đi vào phần sâu thẳm tiềm thức hay muốn sửa đổi hành vi của các em cũng cần sự ý thức và nhất là ước muốn cộng tác của chính các em. Mức độ cộng tác của các em sẽ giúp cho tham vấn thành công nhanh hay chậm, sâu xa hay hời hợt, do đó thầy cô phải làm sao giúp các em ý thức được điều quan trọng này.

tùy thuộc vào nhu cầu và vấn đề của các em, có thể là vài buổi nhưng đôi khi phải mất hàng tháng hoặc hàng năm mới đi đến kết quả. Tuy nhiên, trong điều kiện ở trường giáo dưỡng còn hạn chế về nhân lực, trong khi số học sinh ở trường khá đông và hoàn cảnh gia đình, vấn đề tâm lý mỗi em thường phức tạp, do đó thầy cô không có đủ thời gian cũng như điều kiện để theo sát giúp đỡ trọn vẹn những khó khăn của các em mà chỉ giúp các em giải toả một phần nào đó những bức xúc tâm lý. Việc các em nhận thức được vấn đề của mình và thể hiện nhu cầu tham vấn về vấn đề đó là rất quan trọng. Với một số em sự trợ giúp đơn thuần chỉ là để giải toả cảm xúc (đạt mục đích), vì vậy việc thầy cô lắng nghe các em, giải toả tâm lý và sử dụng kỹ năng thấu cảm để các em thấy được tôn trọng, được chấp nhận là đủ. Nhưng với một số em khác, mục tiêu tham vấn không đơn thuần là giải toả cảm xúc, nhận biết vấn đề của mình mà giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, thay đổi thói quen xấu hay có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, có bản lĩnh để đương đầu với những vấn đề khó khăn gặp phải còn cần rất nhiều thời gian và tâm huyết của thầy cô.

Chúng tôi nhận được chia sẻ của một thầy giáo: “Những khó khăn tâm lý của trẻ em trường giáo dưỡng thường khá phức tạp, câu chuyện của các em thường không nảy sinh từ trường giáo dưỡng mà là những cảm xúc của quá khứ, nỗi giằng xé và những chuyện đau buồn không dễ gì vượt qua. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến quá trình giáo dục lại cho các em. Khi tham vấn, mặc dù rất day dứt và cảm thông với các em nhưng những yêu cầu công việc và thời gian quá hạn chế, chúng tôi không thể toàn tâm để giúp đỡ các em, đặc biệt là với những vấn đề quá khó không thể chỉ qua một vài buổi trò chuyện có thể giúp các em tháo gỡ được.”

Một học sinh đã nói rằng: “Ở trường giáo dưỡng, em đã cố gắng rất nhiều trong rèn luyện, học nghề và tham gia các phong trào văn nghệ. Vì vậy, em được sớm trở về nhà nhưng càng nghĩ đến việc trở về cộng đồng, em càng

hoang mang lo sợ… em sợ bị mọi người xa lánh, sợ bị gia đình bỏ rơi, sợ không đủ bản lĩnh để đương đầu với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống nên quay lại con đường cũ. Em mong muốn thầy cô giúp em có cái nhìn tích cực hơn về mọi chuyện.” (Phiếu số 129, nam)

Quá trình tiếp xúc với thầy cô, trẻ em trường giáo dưỡng thường có thiện cảm với những thầy cô có sự chân thành, biết lắng nghe và thấu hiểu các em. Khi các em tin tưởng, khâm phục thì sẽ làm theo, mong được thầy cô quan tâm và khen ngợi, tích cực làm tốt công việc liên quan đến công tác quản lý giáo dục của thầy cô. Ngược lại, khi các em không tin, không khâm phục thì tỏ ra ngang bướng, ngấm ngầm chống đối, thậm chí công khai chống đối… Vì vậy, việc trau dồi sự hiểu biết tâm lý trẻ, coi trọng lương tâm nghề nghiệp của thầy cô giáo là cơ sở bảo đảm cho hiệu quả quản lý giáo dục các em ở trường giáo dưỡng.

3.1.2. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về sự cần thiết của tham vấn tâm lý của tham vấn tâm lý

Để tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng, trước tiên chúng tôi tìm hiểu nhận thức của các em về mức độ cần thiết của tham vấn tâm lý.

Kết quả điều tra cho thấy có đến 80,1% em cho rằng tham vấn tâm lý rất cần thiết đối với học sinh ở trường giáo dưỡng, 17% em cho là tương đối cần thiết, 2,2 % em thấy có cũng được không có cũng được và chỉ có rất ít em (0,7%) cho rằng tham vấn tâm lý là không cần thiết. Nghiên cứu trên cho thấy rằng, nhu cầu được tham vấn tâm lý đối với học sinh trường giáo dưỡng ở mức độ rất cao.

Khi được hỏi rằng: “Vì sao em có sự lựa chọn như vậy?”, một số em đã đưa ra những lý giải về vai trò của tham vấn tâm lý đối với cuộc sống của các em:

Em P.H.A vào trường được 18 tháng: “Tham vấn tâm lý giúp cho bản thân em cảm thấy nhẹ nhàng hơn, giúp mình giải toả được những âu lo, buồn phiền của mình”.

Em H.M.H vào trường được 11 tháng: “Vì tham vấn tâm lý có ích cho em và giúp đỡ, chia sẻ, động viên những bạn bè của em”.

Em Đ.M.C vào trường được 6 tháng: “Tham vấn tâm lý giúp em và các bạn hiểu biết hơn về cuộc sống xã hội và biểu biết về pháp luật”.

- “Tham vấn tâm lý giúp em hiểu được tâm lý của mình và tự chủ trong cuộc sống, không có những tư tưởng sai lầm” (Phiếu số 8, nam)

- “Học sinh trường giáo dưỡng là những người bạn thiếu may mắn và đáng thương nên rất cần thiết được tham vấn tâm lý” (Phiếu số 15, nữ)

- “Vì ngoài việc học tập và lao động trong trường giáo dưỡng, chúng em cần phải được tham vấn về các vấn đề tâm lý khác như gia đình, tình yêu, tình dục, nghề nghiệp sau này.” (Phiếu số 33, nam)

- “Có những bạn muốn tự tử để về với bố mẹ, vì thế em nghĩ tham vấn tâm lý rất cần thiết cho những bạn như vậy” (Phiếu số 10, nữ)

- Em T.V.T ở Vĩnh Phúc: “Có những vấn đề tâm lý mà em khó lý giải và không hiểu hết được thì thầy cô giáo sẽ giúp cho em hiểu. Em không hiểu vì sao mà khi ở nhà em cãi bố mẹ mà khi vào đây em thấy nhớ và yêu bố mẹ vô cùng”.

- “Vì nếu không được tham vấn tâm lý em sẽ thấy chán nản và không đủ nghị lực để vượt qua thời gian tu dưỡng ở trường giáo dưỡng” (Phiếu số 142, nam)

- “Mỗi chúng em đều có những vướng mắc cần được tham vấn” (Phiếu số 91, nam)

- “Trường giáo dưỡng là môi trường luôn bị cô lập về tình cảm như nhớ nhà, những chuyện buồn trong quá khứ... nên chúng em rất cần được

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)