Nhận thức của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng về những phẩm

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 86)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.1.4. Nhận thức của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng về những phẩm

phầm chất quan trọng của nhà tham vấn

Việc trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng nhận thức được những phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn có ý nghĩa rất lớn, thể hiện mong muốn của các em về hình ảnh thầy cô, một số em mong muốn thầy cô là những người chân thành, thấu hiểu các em, số khác cho rằng sự chấp nhận, không định kiến là phẩm chất quan trọng của nhà tham vấn.

Bảng 3.1. Những phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn Phẩm chất nhà tham vấn Giá trị

trung bình Thứ bậc

Mức độ quan trọng

Năng lực chuyên môn 3,18 2 Quan trọng

Thấu hiểu 2,62 1 Rất quan trọng

Chân thành 3,26 3 Quan trọng

Chấp nhận thân chủ 3,77 5 Quan trọng

Tin tưởng thân chủ 3,64 4 Quan trọng

Không định kiến 5,40 6 Ít quan trọng

Có tinh thấn khỏe mạnh 6,13 7 Ít quan trọng Để thu được kết quả trên, chúng tôi đã xử lý số liệu bằng cách tính giá trị trung bình, chia khoảng và xếp thứ bậc theo mức độ quan trọng của các tiêu chí trên. Với bảy tiêu chí nêu ra ở bảng trên, chúng tôi tính khoảng cách giữa các biên độ theo công thức sau:

7 – 1

= 2 (2 là đơn vị chia khoảng) 3

Như vậy, có 3 mức độ cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.4. Phẩm chất tâm lý của nhà tham vấn 3,18 2,62 3,26 3,77 3,64 5,4 6,13 0 1 2 3 4 5 6 7

Năng lực chuyên môn Thấu hiểu Chân thành Chấp nhận thân chủ Tin tưởng thân chủ Không định kiến Có tinh thần khỏe mạnh

Chú giải: Giá trị trung bình chung càng thấp thì phẩm chất tâm lý đó càng quan trọng đối với các em học sinh trường giáo dưỡng.

Qua bảng số liệu thể hiện thứ bậc cho thấy, các em học sinh ở trường giáo dưỡng cho rằng, thấu hiểu là phẩm chất tâm lý quan trọng nhất của nhà tham vấn (xếp ở thứ bậc 1≈ 2,6). Khi thầy cô lắng nghe sâu sắc, thầy cô có thể thấu hiểu vấn đề của các em bằng cảm xúc. Thấu hiểu (hay còn gọi là thấu cảm) là trải nghiệm điều mà thân chủ đang trải nghiệm, hiểu được những tình cảm và ý nghĩ bên trong của các em, hiểu được các em bằng cả trái tim và bằng trí óc. Hiểu các em như các em hiểu bản thân mình. Sự thấu hiểu giúp thầy cô đánh giá được cảm xúc, tâm trạng, mong muốn của các em mà không quá gắn cảm xúc của mình vào vấn đề của các em, để những nhận xét của bản thân thầy cô được khách quan hơn.

Thấu hiểu không có nghĩa là đồng cảm. Đồng cảm được hiểu là nghĩ và cảm nhận giống người khác nhưng khi tham vấn sự đồng cảm không phù hợp.

Nhà tham vấn không nên có cảm xúc giống thân chủ mà nên hiểu thân chủ một cách tách biệt với cảm xúc của mình. Trên thực tế, có những thầy cô trong quá trình tham vấn, khi lắng nghe những chia sẻ từ các em, có thể vì quá xúc động hoặc quá đau buồn cho những thiếu hụt trong tình cảm hoặc những hoàn cảnh éo le của các em mà không làm chủ được cảm xúc của mình, đôi khi vì quá đồng cảm mà mất đi sự sáng suốt, tính khách quan khi đánh giá vấn đề tâm lý của các em, không hiểu được nguyên nhân tâm lý sâu xa của các em.

Qua việc các em học sinh ở trường giáo dưỡng lựa chọn và ưu tiên phẩm chất thấu hiểu ở người làm tham vấn đã cho thấy nhu cầu, mong muốn được thầy cô thấu hiểu của các em là rất lớn. Thấu hiểu là một tiến trình chia sẻ, là sự thông đạt cho nhau về tư tưởng, cảm xúc ở mức độ cao nhất, hiểu những gì các em đang suy nghĩ, đang nói đến đều có liên quan đến kinh nghiệm, đến cảm xúc của các em. Trên thực tế, không phải thầy cô nào cũng làm tốt được điều này. Để có được sự thấu hiểu, thầy cô phải diễn tả điều các em trình bày bằng ngôn từ để làm sáng tỏ cho cả hai bên. Không phải là hiểu hết tất cả vấn đề và con người của các em mà hiểu các tâm tình, thái độ xuất phát từ sự kiện đó, ngay trong lúc trò chuyện.

Khi chúng tôi phỏng vấn sâu một số các em: Các em mong muốn thầy cô thấu hiểu như thế nào? Một số ý kiến cho rằng:

- “Thấu hiểu là thầy cô hiểu được những tâm trạng bên trong của em, có những điều chúng em không thể nói ra hết được nhưng thầy cô vẫn có thể hiểu” (Phiếu số 107, nam)

- “Em phạm tội nên phải vào đây để rèn luyện, nhưng giờ đây em rất hối hận vì những sai lầm của mình. Em rất sợ bị mọi người xa lánh. Em mong thầy cô hiểu được những lo lắng của em” (Phiếu số 118, nữ)

Như vậy, để có thể thấu hiểu tâm lý các em, thầy cô phải nhìn cuộc sống của các em như từ chính cách nhìn của các em; Cảm thấy thế giới riêng của các em như là thế giới riêng của mình và điều này coi như là điều kiện cốt yếu của tham vấn. Thầy cô cảm thấy sự giận dữ, sự sợ hãi và sự bối rối của các em như thể là của chính mình nhưng thầy cô lại không đồng nhất và để những cảm xúc của mình xen vào trong câu chuyện của các em. Xuất phát từ sự thấu hiểu sẽ khơi dậy ở thầy cô tình yêu thương vô hạn và trách nhiệm lớn lao đối với các em.

Yếu tố năng lực chuyên môn của thầy cô cũng được các em đề cao (xếp bậc 2 ≈ 3,18). Có nhiều người cho rằng để giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn tâm lý chỉ cần một tấm lòng nhân hậu nhưng kiến thức và được đào tạo có bằng cấp về thực hành tham vấn là vô cùng quan trọng.

Năng lực chuyên môn là một trong những phẩm chất cần thiết dẫn tới sự thành công trong tham vấn. Năng lực của thầy cô thể hiện ở sự ham hiểu biết, lòng mong muốn được tiếp cận và kiểm chứng các phương thức tham vấn mới, tham gia vào các tổ chức chuyên môn và đọc sách báo chuyên nghiệp. Các nguyên tắc đạo đức của Hiệp hội tham vấn Hoa Kì đã chỉ ra những khía cạnh phản ánh năng lực của nhà tham vấn, đó là: Hành nghề trong khả năng và trong lĩnh vực chuyên môn của mình; Chỉ được làm việc ở vị trí tương ứng với khả năng; Biết cách kiểm tra hiệu quả công việc và tham khảo ý kiến của người khác; Tham gia liên tục vào các khoá đào tạo nâng cao và biết giới hạn các hoạt động của mình khi sức khoẻ thể chất và tâm lý mệt mỏi. Khi nhà tham vấn có chứng nhận về bằng cấp chuyên môn và được cấp chứng nhận về tư cách hành nghề. Điều này xác định phạm vi những gì nhà tham vấn có thể và không thể làm trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Đối với các em học sinh ở trường giáo dưỡng, việc lựa chọn năng lực chuyên môn của thầy cô là phẩm chất tâm lý quan trọng bậc 2 cho thấy các em

đã nhận thức được vai trò của yếu tố này. Có thể các em chưa nhận thức được đầy đủ những nguyên tắc và quy phạm bắt buộc về trình độ chuyên môn của người làm tham vấn, nhưng các em hiểu rằng khi thầy cô có năng lực chuyên môn sẽ hiểu biết đầy đủ và đánh giá đúng đắn những vấn đề tâm lý các em gặp phải. Như vậy, các em mới có động lực đến gặp gỡ, chia sẻ với thầy cô và tin tưởng vào kết quả của quá trình tham vấn. Những chia sẻ của các em đó là:

- “Em cho rằng năng lực chuyên môn là rất quan trọng vì thầy cô có hiểu biết, được đào tạo thì mới có khả năng giúp đỡ chúng em giải quyết vấn đề theo hướng tốt nhất”. (Phiếu số 88, nam)

- “Nếu thầy cô có năng lực sẽ có thể hiểu được điều chúng em nói và cả những suy nghĩ bên trong mà chúng em không thể nói ra”. (Phiếu số 117, nữ)

Thực tế cho thấy, năng lực chuyên môn của người làm tham vấn chỉ có được thông qua các quá trình luyện tập và tích luỹ kinh nghiệm. Thầy cô giáo - những người trực tiếp quản lý giáo dục và tham vấn cho các em cần nhận thức

về năng lực và những giới hạn về sự tinh thông của mình. Cụ thể là: “Nhà tham vấn phải có trình độ cao trong nhận thức về giá trị, về kiến thức, về kỹ năng, về những giới hạn và về nhu cầu của mình” (nguyên tắc của Hiệp hội tham vấn

Hoa Kì). Có như vậy, tiến trình tham vấn tâm lý cho các em mới đạt được những thay đổi tích cực.

Các em cũng đề cao phẩm chất chân thành của thầy cô (bậc 3 ≈ 3,26). Bởi sự chân thành là cơ sở để tạo dựng niềm tin ở các em khi chia sẻ vấn đề của mình.

Theo Carl Rogers, chân thành chính là sự trung thực, là sự hợp nhất trong bình diện nhận thức, hành vi và cảm xúc. Khi nhà tham vấn trung thực với bản thân mình thì đồng thời sẽ trung thực với chính thân chủ. Và sự trung thực của các em chỉ có được khi thầy cô trung thực với chính bản thân mình. Sự chân

vấn đề khi các em hỏi. Mặt khác, thầy cô chỉ có thể khuyến khích các em nói ra sự thật khi không quá tỏ thái độ phán xét trước những gì các em thổ lộ.

Tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ là một trong những phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn, đây cũng là yếu tố được xếp ở bậc 4 (≈ 3,64) mà trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho là cần thiết. Carl Rogers – nhà tâm lý học nhân văn nổi tiếng ở Mĩ đã đưa ra khái niệm “thân chủ trọng tâm”, tức là trao lại khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ, “Thân chủ là chuyên gia giỏi nhất về vấn đề của mình, chứ không phải là nhà tham vấn”. Các em chia sẻ rằng, bản thân rất nỗ lực, cố gắng rèn luyện để sớm trở về với gia đình nhưng lại rất lo sợ những người xung quanh không tin tưởng mình. Mỗi em đều có quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, thầy cô không chịu trách nhiệm về hành vi của các em nhưng thầy cô cần xây dựng lòng tin ở các em, làm cho các em tin vào chính mình.

Một học sinh nói rằng: “Khi tham gia lao động cùng các bạn, em cảm thấy rất hăng say và thích thú, em cứ ngỡ rằng mọi chuyện không có gì phải lo lắng cả nhưng cứ một lúc nào đó nghĩ đến việc trở về cộng đồng và đối diện với những phán xét của xã hội, em lại thấy sợ hãi. Em muốn thầy cô hãy giúp chúng em vững tin, cố gắng để xã hội sẽ nhìn khác đi về chúng em”.

(Phiếu số 55, nam)

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tham vấn là giúp cho thân chủ tự đương đầu với vấn đề của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra khi nhà tham vấn có sự tin tưởng ở bản thân và đương đầu được với các vấn đề của mình. Sự tin tưởng bản thân của thầy cô là tấm gương tốt giúp các em tự đương đầu với vấn đề của bản thân. Hầu hết các lý thuyết về tham vấn và trị liệu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chịu trách nhiệm về cuộc sống cá nhân và sau cùng là ý thức kiểm soát số phận của bản thân. Vì thế khả năng

làm mẫu về nội tâm của thầy cô và đưa các em hướng đến ý thức chịu trách nhiệm cao cho tương lai nhìn chung là một phẩm chất quan trọng mà thầy cô

phải tôi luyện. Một cô giáo chia sẻ: “Đa số các em tìm đến chúng tôi đều mong chờ một sự giúp đỡ và cách tháo gỡ nhanh nhất. Chính tâm lý phụ thuộc đó khiến các em luôn ngờ vực vào khả năng giải quyết vấn đề của mình. Điều chúng tôi có thể làm là giúp các em tìm thấy những tiềm năng và bình tâm, sáng suốt để nhìn nhận sự việc.Giả định rằng cả hai bên cùng đưa ra những giải pháp nhưng các em phải tự mình lựa chọn giải pháp nào là phù hợp nhất vì chỉ các em mới hiểu rõ nhất vấn đề của mình”.

Chấp nhận thân chủ là yếu tố xếp bậc 5 (≈ 3,77) trong mức độ ưu tiên của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng khi lựa chọn phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn. Chấp nhận là sự nhiệt tình tôn trọng thân chủ như một con người có giá trị tự tại vô điều kiện, bất kể vị trí, địa vị, hành vi, đạo đức, tình cảm họ đang có tích cực hay tiêu cực. Biểu hiện ở việc các em mong muốn được mọi người tôn trọng nhân phẩm; có quyền được là chính mình, có quan điểm, ý nghĩ, cảm giác riêng, không cần phải giống với thầy cô hay ai khác; được phép tiếp cận với mọi dịch vụ trợ giúp... có nghĩa là các em được tôn trọng như một con người độc lập.

Carl Rogers gọi khả năng chấp nhận thân chủ là “không gán các điều kiện ràng buộc với thân chủ”. Thái độ nồng nhiệt tích cực và chấp nhận của thầy cô đối với những gì thuộc về con người các em sẽ tạo ra sự thay đổi ở chính các em. Điều này có nghĩa là thầy cô chân thành mong muốn các em sống bất cứ một cảm xúc nào đang diễn ra trong lòng các em lúc đó, có thể là nỗi sợ hãi, bối rối; sự đau đớn, thù ghét; những yêu thương, hằn học, tức tối, can đảm hay kinh hoàng... Như vậy là thầy cô đang quan tâm tới các em theo cách không chiếm hữu.

Một học sinh ở trường đã bật khóc khi tâm sự với chúng tôi: “Em đã làm những việc sai trái, bản thân em luôn xấu hổ về những việc đã làm và em luôn mong muốn sẽ gột bỏ được tất cả những xấu xa trong con người mình để sống tốt hơn. Điều em mong muốn nhất khi ở trường là bạn bè, thầy cô không cười chê và coi thường em và sau này khi ra trường em được xã hội chấp nhận và đối xử tốt”. (Phiếu 103, nam)

Không chỉ đối với cậu học sinh này mà có lẽ với suy nghĩ của tất cả những đứa trẻ ở trường giáo dưỡng, sự chấp nhận từ mọi người trở thành một động lực thôi thúc bên trong để các em phấn đấu trở thành người có ích, một con người lương thiện. Điều này lý giải lý thuyết về nhu cầu cấp cao của Maslow, rằng các em có nhu cầu được tôn trọng, được thể hiện giá trị của bản thân mình. Đây cũng là nét tâm lý đáng quý ở tâm hồn những học sinh ở trường giáo dưỡng.

Chấp nhận là một tình cảm tích cực, không dè dặt, không phòng vệ, không phê phán, không giả tạo. Thực tế, để có được sự chấp nhận các em, đặc biệt các em ở đây là những trẻ vị thành niên phạm tội, gây nên những hành vi nguy hiểm, thậm chí rất nghiêm trọng và đau đớn cho xã hội... sẽ là một thử thách lớn đối với thầy cô ở trường giáo dưỡng. Vẫn hiểu rằng, các em xem thầy cô như là một chỗ dựa tinh thần và thầy cô cũng nắm được những nguyên tắc đạo đức làm tham vấn nhưng để có được sự chấp nhận và cái nhìn khoan dung về các em thì nó phải xuất phát từ sự thấu hiểu và lòng yêu thương con người, tin tưởng vào những nỗ lực và sự thay đổi của các em.

Không định kiến là tiêu chí xếp ở bậc 6 mà trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng quan tâm khi lựa chọn phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn. Định kiến là thái độ có sẵn, một chiều, dùng để nhìn nhận người khác theo quan điểm của mình. Định kiến được thể hiện rõ khi có những khác biệt hoặc bất đồng. Khi thầy cô mang định kiến sẽ có cái nhìn máy móc và giải

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 86)