Tâm trạng của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng khi không được

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 126)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.5. Tâm trạng của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng khi không được

sinh sẽ có những vấn đề không biết chia sẻ cùng ai, những vướng mắc không được giải quyết dẫn đến tư tưởng hụt hẫng, đặc biệt những suy nghĩ tiêu cực trong con người các em không được giải thoát sẽ dẫn các em đến những sai phạm khi ở trường giáo dưỡng và khó định hướng nghề nghiệp, tương lai khi ra trường.

3.2.5. Tâm trạng của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng khi không được tham vấn tham vấn

Những phân tích trên đã chỉ rõ, nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng là rất lớn. Từ việc nhận thức được ý nghĩa của tham vấn tâm lý trong cuộc sống đến hành vi tìm đến tham vấn và cảm

cách mạnh mẽ. Để làm rõ điều này, chúng tôi tìm hiểu tâm trạng của các em khi không được tham vấn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 45,4% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cảm thấy chán nản khi không được thầy cô tham vấn, 24,8% cảm thấy rất chán nản và số em cảm thấy bình thường chiếm tỷ lệ ít 29,8%.

Trên thực tế, vì một số lý do khách quan và chủ quan, một số em chưa được tham vấn, do số lượng đăng ký đông trong khi thầy cô không thể sắp xếp để tham vấn tất cả các em, cũng có thể do các em mong muốn được tham vấn nhưng không dám đăng ký vì có những vấn đề sâu kín, tế nhị các em không thể bày tỏ lòng mình. Như vậy, số đông trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều cảm thấy chán nản nếu không được thầy cô tham vấn. Từ tâm trạng chán nản, các vấn đề vướng mắc không được giải quyết bị đè nén trong khi khả năng nhận thức và đương đầu của các em còn hạn chế có thể dẫn các em đến những hậu quả tiêu cực như trầm cảm, rối nhiễu tâm lý, thậm chí gây nên những bệnh lý về tâm thần.

Một học sinh chia sẻ: “Ở trường giáo dưỡng, chúng em không có người thân yêu nào ngoài thầy cô và các bạn, khi có chuyện gì buồn hay vướng mắc, em rất mong muốn được thầy cô tháo gỡ. Nếu vì lý do nào đó không được thầy cô giúp đỡ, em cảm thấy rất chán nản và bế tắc”. (Phiếu số 17, nam)

Một giáo viên ở tổ tham vấn cũng nói rằng: “ Vấn đề của trẻ em trường giáo dưỡng thường khá phức tạp, nếu không được thầy cô giúp đỡ hay chỉ dẫn, một số em có thể bị rơi vào trạng thái tiêu cực như trầm cảm, gây gổ với bạn bè, hủy hoại bản thân… Do đó, việc tham vấn kịp thời cho các em là hết sức cần thiết”. (Phiếu số 22, nữ)

Biểu đồ 3.9. Tâm trạng học sinh nếu không được tham vấn 24,8% 45,4% 29,8% Rất chán nản Chán nản Bình thường

Kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, tham vấn tâm lý có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng, nhất là trong giai đoạn các em đang tiếp nhận quá trình giáo dục lại nhân cách làm người ở trường giáo dưỡng. Thầy cô đóng vai trò là những người trợ giúp tinh thần cho các em vượt qua những khó khăn tâm lý, những cảm xúc tiêu cực để hoàn thiện nhân cách, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

3.3. Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng

Qua phân tích ở những phần trên, có thể thấy nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng để giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống là khá cao. Tuy nhiên, hành vi thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của các em còn bộc lộ ở những mức độ khác nhau.

Trong phần này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý thể hiện qua hành vi các em tìm đến tham vấn tâm lý khi gặp khó khăn, bức xúc trong cuộc sống.

3.3.1. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng

Nhu cầu khi được ý thức sẽ trở thành động cơ hành động của con người hay nói cách khác muốn con người hành động thì phải khởi phát ý muốn hành động ở họ. Từ việc nhận thức nhu cầu của bản thân, các em đã chuyển nó thành hành vi tìm đến nhà tham vấn để được trợ giúp.

Để hiểu được mức độ mong muốn được tham vấn của trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hành vi để được tham vấn của các em.

Những hành vi để thoả mãn nhu cầu tham vấn của các em thể hiện rất rõ đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên phạm pháp. Trên đây, chúng tôi đưa ra bốn cách thức khác nhau để các em lựa chọn: Chờ thầy cô hỏi đến, làm phiếu đăng ký, gặp trực tiếp nhờ giúp đỡ, nhờ bạn bè nói giùm…Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ vị thành niên gặp trực tiếp thầy cô nhờ giúp đỡ chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%).

Biểu đồ 3.10. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên

24,8% 31,9% 55,3% 4,3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Chờ thầy cô đến hỏi Làm phiếu đăng ký Gặp trực tiếp nhờ giúp đỡ Nhờ bạn bè nói giùm

Nhìn trên biểu đồ minh họa, chúng ta có thể thấy rất rõ điều này. Đặc trưng ở trường giáo dưỡng là, đa phần thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy văn hóa cho các em ở trên lớp cũng vừa làm tham vấn tâm lý cho các em, do điều kiện công tác ở trường giáo dưỡng còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Thầy cô là những người trực tiếp quản lý và dạy dỗ các em, do đó khi thầy trò gặp nhau luôn có sự gần gũi, thoải mái và hiểu biết khá rõ về nhau, các em có thể tự nhiên đề cập những khó khăn tâm lý của mình với thầy cô và cũng nhận được những chia sẻ chân thành từ phía thầy cô. Mặt khác, một số em có nhu cầu cấp thiết được thầy cô giải toả những bức xúc tâm lý, nếu không được giúp đỡ các em rơi vào tâm trạng hụt hẫng, hoảng sợ nên các em cho rằng việc trực tiếp gặp thầy cô giúp đỡ là cách nhanh chóng nhất để thoả mãn nhu cầu tham vấn của mình. Xuất phát từ những lý do trên, đa phần trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã gặp gỡ trực tiếp thầy cô để nhờ giúp đỡ và giải toả những vướng mắc của mình.

Có 31,9% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã chọn việc làm phiếu đăng ký để được tham vấn tâm lý. Các em nhận thức được rằng, số lượng giáo viên ở tổ tham vấn còn hạn chế không đủ đáp ứng cho nhu cầu của số đông học sinh ở trường. Việc làm phiếu đăng ký sẽ đem lại sự khách quan và công bằng cho tất cả học sinh trong trường, bởi mỗi một học sinh có những vấn đề khó khăn và những nguyện vọng, mong muốn khác nhau, không thể nói rằng ai cần phải tham vấn hơn ai. Và trên thực tế, từ việc làm phiếu đăng ký, đối với những em cùng vào trường ở thời gian giống nhau nhưng có em đã được thầy cô tham vấn đến 4 hay 5 lần nhưng có em chưa được tham vấn lần nào. Những em này có nhu cầu được tham vấn nhưng chưa phát lộ trở thành động cơ bên trong thúc đẩy thành hành vi tìm gặp nhà tham vấn. Điều này được lý giải ở lý thuyết về nhu cầu, nhu cầu chỉ tồn tại ở dạng ý muốn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 24,8% học sinh chờ thầy cô hỏi đến khi muốn được tham vấn và 4,3% học sinh nhờ bạn bè nói giùm để được tham vấn. Cách lựa chọn này chủ yếu tập trung ở những em mới vào trường bởi những em này mong muốn được thầy cô giúp đỡ nhưng do tâm lý bỡ ngỡ, mới vào trường, chưa thiết thiết lập được các mối quan hệ nên thường tự ti, rụt rè khi đề cập vấn đề của mình. Thực tế, nếu thầy cô hỏi đến các em lại dốc bầu tâm sự và chia sẻ rất nhiều về câu chuyện của mình.

Rõ ràng, mức độ của nhu cầu thể hiện ở những dạng hành vi khác nhau. Hành vi càng rõ ràng, cụ thể thì nhu cầu của cá nhân càng lớn. Những em có nhu cầu nhưng chưa phát lộ thành hành vi do chưa nhận thức được đối tượng thoả mãn nhu cầu.

3.3.2. Tần suất được tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng

Lý thuyết về nhu cầu đã chỉ rõ, nhu cầu chỉ xuất hiện khi cá nhân nhận thức được rõ nét đối tượng của nhu cầu và phương thức để thoả mãn nhu cầu đó. Hầu hết trẻ em ở trường giáo dưỡng đều mong muốn được thầy cô tham vấn tâm lý, biểu hiện ở việc các em làm phiếu đăng ký, nhờ bạn bè hỏi giùm hay gặp trực tiếp nhờ thầy cô giúp đỡ. Bằng những hành vi đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 15,6% học sinh chưa lần nào được thầy cô tham vấn, số em được tham vấn từ 1 đến 2 lần chiếm 63,8%, có 15,6% em được tham vấn 3 đến 4 lần và số em được tham vấn từ 5 lần trở lên chiếm 5%.

Bảng 3.5. Số lần trẻ được tham vấn STT Nội dung Trẻ VTN Tỉ lệ % 1 Chưa lần nào 22 15,6 2 Từ 1 – 2 lần 90 63,8 3 Từ 3 – 4 lần 22 15,6 4 Từ 5 lần trở lên 7 5

Kết quả trên cho thấy, số em được tham vấn từ 1 đến 2 lần chiếm tỷ lệ cao, thể hiện rõ nhu cầu của các em đã trở thành động lực thúc đẩy hành vi tìm đến nhà tham vấn. Tuy nhiên, mức độ được tham vấn tâm lý không đồng đều ở các em, có 15,6% em chưa lần nào được tham vấn, trong khi đó có 5% số em được tham vấn tâm lý từ 5 lần trở lên. Điều này cho thấy nhu cầu được tham vấn tâm lý phát triển mức độ cao ở một số trẻ em trường giáo dưỡng, các em chủ động gặp gỡ chia sẻ, nhờ thầy cô giúp đỡ và các em tự nhận thấy sự thay đổi tích cực trong chính con người mình, sau đó cứ gặp bất cứ khó khăn gì các em lại tìm cách để gặp gỡ, chủ động nhờ thầy cô giúp đỡ, không nhất thiết đó là một vấn đề khúc mắc mà đôi khi chỉ là nhằm mục đích học hỏi những kỹ năng sống cần thiết cho các em.

Bên cạnh đó, có những em do tâm lý e ngại, rụt rè, mặc dù nhu cầu ở các em rất lớn nhưng sợ bị lộ bí mật, sợ thầy cô, bạn bè chê cười… nên các em không dám tìm đến nhà tham vấn, do đó những vướng mắc càng lúc càng bị đè nén, mâu thuẫn nội tâm… gây ra những rối nhiễu bệnh lý. Số ít còn lại, các em có nhu cầu nhưng chưa nhận thức rõ ràng ý nghĩa của tham vấn tâm lý, các em tự thấy mình có nhu cầu chia sẻ những khó khăn tâm lý nhưng lại không chủ động đăng ký hay tìm gặp thầy cô mà chỉ “chờ thầy cô hỏi đến”, điều này thể hiện sự bị động cũng như trình độ nhận thức còn hạn chế của các em, nhu cầu tham vấn tâm lý lúc này mới chỉ hình thành ở dạng trạng thái có tính chất nhu cầu chứ chưa phải là nhu cầu (vì chưa nhận thức được đối tượng thoả mãn nhu cầu và chưa trở thành động cơ thúc đẩy hành vi thoả mãn nhu cầu đó).

Biểu đồ 3.11. Số lần trẻ được tham vấn 15,6% 63,8% 15,6% 5,0% Chưa lần nào Từ 1 đến 2 lần Từ 3 đến 4 lần Từ 5 lần trở lên

Trên thực tế, mức độ được tham vấn tâm lý không đồng đều ở các em, một phần xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan từ các em nhưng phần khác do vai trò kiêm nhiệm của các thầy cô ảnh hưởng phần nào đến thời gian cũng như số lần được tham vấn cho các em. Khi chúng tôi phỏng vấn sâu, một số thầy cô đã chia sẻ: “Chúng tôi rất tâm huyết với nghề, ngoài một số trẻ em hư, quá trình giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, còn lại đa phần các em đều xem chúng tôi như người cha, người mẹ thứ hai, các em thiếu chỗ dựa tinh thần nhưng hơn hết là thiếu hiểu biết về cuộc sống, kể cả việc chăm sóc bản thân và sinh hoạt tập thể các em còn rất lúng túng. Đó là hệ quả của cả quá trình giáo dục của gia đình và từ xã hội trước đó. Trường giáo dưỡng là một môi trường giáo dục đặc biệt, cán bộ nhà trường còn thiếu nên đa phần giáo viên phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, nên chăng có thể thành lập một phòng tham vấn chuyên biệt cho các em, thầy cô được đào tạo căn bản về thực hành tham vấn thì sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho việc giáo dục, rèn luyện các em hoàn thiện nhân cách”.

3.3.3. Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng thể hiện qua việc lựa chọn hình thức tham vấn dưỡng thể hiện qua việc lựa chọn hình thức tham vấn

Sự can thiệp tham vấn có thể diễn ra dưới các cách thức khác nhau: sinh hoạt ngoại khóa, tham vấn nhóm, tham vấn cá nhân hoặc các hình thức khác.

Vậy trên thực tế, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã tìm đến tham vấn, các em đã lựa chọn hình thức tham vấn nào để giải quyết vấn đề của mình?

Biểu đồ 3.12. Mức độ của các hình thức tham vấn

34,8% 16,3% 70,9% 3,5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Sinh hoạt ngoại khóa Tư vấn nhóm Tư vấn cá nhân Hình thức khác

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có 70,9% học sinh thích hình thức tham vấn cá nhân nhất. Hình thức cá nhân có nghĩa là chỉ một người trong vai trò là thân chủ, nghĩa là chỉ một người là “đơn vị chú ý”. Trong thuật ngữ chuyên môn, công việc này được gọi là “một với một”, nói cách khác một học sinh trò chuyện với một thầy cô.

Hình thức nhóm có nghĩa là sự tập hợp các em không có liên quan lại với nhau để đạt một mục đích nào đó làm giảm bớt những vấn đề khó khăn của mỗi em hoặc những vấn đề mang tính xã hội nhằm đề cao sự phát triển của cá nhân.

Kết quả nghiên cứu trên biểu đồ cũng cho thấy có 30,8% học sinh thích hình thức sinh hoạt ngoại khóa, chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là hình thức tham

các bạn cùng nhau phân tích vấn đề và giải toả tâm lý cho số đông các em.

Các em thích hình thức này vì lý do: “Sinh hoạt ngoại khóa sẽ giúp mỗi người hiểu biết nhau nhiều hơn”, “Vì có thể tham vấn cho nhiều người và giải quyết cùng một vấn đề”, “Hình thức này sẽ tạo ra không gian để bạn bè trò chuyện cùng nhau, nói về những khó khăn và giúp nhau sống tốt hơn”, “Vì thầy cô rất bận nên không thể gặp từng người để tham vấn”…

Nguồn gốc của tâm lý nằm ở bên ngoài cá nhân - môi trường xã hội. Điều kiện xã hội nói chung quy định nội dung tâm lý cá nhân. Trường giáo dưỡng là môi trường đặc biệt nhưng có thể tổ chức thành môi trường giáo dục .Thông qua các buổi tham vấn bằng hình thức sinh hoạt ngoại khóa, tất cả các hoạt động, các mối quan hệ phải được xây dựng nhằm hướng tới các giá trị nhân bản, giúp cho học sinh trường giáo dưỡng hướng dần đến cái thiện, những cái tốt đẹp, xóa dần những biểu hiện tiêu cực và tội lỗi trong mỗi cá nhân. Hoạt động trong tập thể một mặt đặt các em vào hệ thống các quan hệ phức tạp vừa giáo dục khả năng lao động và khả năng phối hợp, thích nghi, sự trưởng thành về mặt xã hội cho cá nhân. Mặt khác, khi tham gia vào các hoạt động lao động tập thể, các em đạt được thành tích để giảm án không chỉ nhờ vào nhận thức và năng lực cá nhân mà còn nhờ vào không khí tâm lý xã hội trong trường giáo dưỡng, nhờ vào khả năng phối hợp giữa các em trong lao

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)