8. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Nhận thức của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng về lợi ích của
3.1.3. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về lợi ích của tham vấn tâm lý tham vấn tâm lý
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 85,1% học sinh cho rằng tham vấn tâm lý giúp các em giải toả được những bức xúc. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, học sinh ở trường giáo dưỡng gặp phải những bức xúc tâm lý như: môi trường mới gò bó có tính kỷ luật nghiêm ngặt, điều kiện sinh hoạt không còn tự do như trước đây, các em phải xa gia đình, người thân, từ bỏ những thói quen cũ, quá trình thích nghi với bạn bè, phòng ở, cán bộ nhà trường gặp nhiều khó khăn… Khi được tham vấn, những bức xúc trên của các em phần nào được giải toả, giúp các em vững tin để học tập và rèn luyện ở trường giáo dưỡng.
Một học sinh chia sẻ rất chân thành: ”Có lẽ không một ai trong số chúng em lại không lo lắng, bức xúc, buồn chán khi sống ở trường giáo dưỡng, mọi thứ đều khác hẳn với cuộc sống thường ngày trước đây, nhiều lúc chúng em buồn bực và muốn buông xuôi tất cả, thấy cuộc sống không còn tươi đẹp nữa, nhưng khi được thầy cô trò chuyện, giúp đỡ, chúng em đã biết quý trọng giá trị của bản thân và nỗ lực để làm điều có ích hơn”
Một em khác: “Những ngày đầu vào trường, em đã rất sợ hãi, bạn bè trong phòng dọa dẫm, đe nẹt và đánh nhau, em nhớ nhà nhưng không liên lạc được, em phải lao động thường xuyên và thực hiện kỷ luật nghiêm ngặt… Chính thầy cô đã cho em cơ hội chia sẻ những khó khăn, nhận thức được sai lầm mắc phải và giúp em hiểu rằng, ở môi trường này chúng em sẽ được trưởng thành và học được những bài học quý giá của cuộc đời” (Phiếu số 37, nam).
Biểu đồ 3.3. Nhận thức về lợi ích của tham vấn tâm lý 85,1% 33,3% 43,3% 39,7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
Giải tỏa bức xúc Có thêm kiến thức
Được trò chuyện Có nhận thức và lối sống tích cực
Có 43,3% trẻ cho rằng tham vấn tâm lý đã giúp các em có cơ hội trò chuyện, nói lên những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình. Trường giáo dưỡng gần như là một môi trường “khép kín”, các em được quản lý giáo dục lại nhân cách để có lối sống tích cực. Tuy nhiên để thay đổi được những nhận thức và thói quen cũ không phải là điều đơn giản, đặc biệt là đối với những trẻ bướng bỉnh, chống đối và có những tâm lý tiêu cực, thật không dễ dàng để các em hòa nhập với môi trường mới. Các em có nhu cầu được trò
chuyện, nói lên những tâm tư của mình, khi thầy cô hiểu được cảm xúc của các em và có phương pháp tác động tâm lý phù hợp, các em sẽ có thái độ học tập và rèn luyện tích cực hơn.
Một cán bộ của trường giáo dưỡng chia sẻ: “Tham vấn hiệu quả cho trẻ em trường giáo dưỡng không hẳn là trợ giúp các em thay đổi nhận thức theo hướng tích cực mà đôi khi thầy cô chỉ cần lắng nghe các em, trở thành người bạn tâm giao… cũng là một điều quý giá đối với các em rồi”.
Thực tế cho thấy, trẻ em trường giáo dưỡng muốn được thầy cô tham vấn vì đơn giản là muốn được trò chuyện, muốn được nói về tâm tư, nguyện vọng của mình. Hầu hết các em thường ít được người thân quan tâm nên khi vào trường giáo dưỡng nhu cầu này càng gia tăng mạnh mẽ. Tham vấn với các em đơn giản chỉ là được thầy cô lắng nghe, yêu thương và tin tưởng vào những nỗ lực của các em.
Có 39,7% trẻ vị thành niên cho rằng tham vấn tâm lý giúp cho các em có nhận thức và lối sống tích cực. Đa phần các em do nhận thức sai lầm đã có hành vi vi phạm pháp luật, khi vào môi trường mới các em xuất hiện tâm trạng khủng hoảng, chán nản làm nảy sinh những tâm lý tiêu cực như chống đối, vi phạm nội quy, đánh bạn, bỏ trốn… Trong quá trình được thầy cô tham vấn, các em có thể tháo gỡ được những vấn đề vướng mắc của mình, thay đổi nhận thức – hành vi, từ đó có thái độ học tập và rèn luyện tích cực. Nhiều em khi được học những bài học văn hóa về nhân cách, về những phẩm chất tốt đẹp của con người và những điều hay lẽ phải, những chuẩn mực đạo đức của con người, các em có thể đánh giá được bản thân mình và biết được những điều nên hay không nên làm. Các em tự nhận thức được những sai lầm trước đây, cảm thấy xấu hổ với thầy cô bạn bè về những điều mình đã làm, các em muốn rèn luyện thật tốt, phấn đấu đạt nhiều thành tích để có cơ hội được giảm
này cho thấy, tham vấn tâm lý đã giúp cho phần nhiều trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng có nhận thức và lối sống tích cực.
Kết quà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có 33,3% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng nhận thấy tham vấn tâm lý đã giúp các em có thêm hiểu biết về nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Phần lớn học sinh ở trường giáo dưỡng đều thiếu hụt sự giáo dục của gia đình và xã hội nên các em không nhận thức được hành vi sai trái mà mình gây ra, thậm chí các em không có những kỹ năng sống cần thiết để chăm sóc bản thân, tránh bị người khác xâm hại. Các em chia sẻ rằng:
- “Thầy cô đã dạy cho chúng em về những bài học đạo lý làm người, về lẽ phải và lòng vị tha bao dung. Nếu được trở về nhà, em sẽ bắt đầu lại, em sẽ cố gắng lao động, sống có ý nghĩa và không bao giờ làm bố mẹ hay người xung quanh phải đau lòng” (Phiếu 108, nam).
- “Trước khi vào trường giáo dưỡng, em là đứa trẻ lang thang, sống bất cần và liều lĩnh nhưng khi vào môi trường này, thầy cô đã dạy cho em cách vệ sinh, bảo vệ sức khỏe để có lối sống lành mạnh, tôn trọng người xunh quanh mình, em rất vui vì em đã thay đổi” (Phiếu số 72, nam).
- “Bây giờ em đã biết các kiến thức về sinh sản, HIV, bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách phòng tránh thai… những vấn đề trước đây em rất lo lắng, băn khoăn mà không được ai dạy bảo cả. Em biết ơn thầy cô giáo nhiều lắm” (Phiếu số 89, nữ).
Nhìn chung trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng thiếu hụt hiểu biết về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Thông qua quá trình tham vấn, trò chuyện và giảng dạy những bài học văn hóa, thầy cô đã giúp các em tháo gỡ những vướng mắc về giao tiếp ứng xử trong môi trường mới, những vấn để tình yêu – bạn bè, những kiến thức sức khỏe tình dục… Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự trưởng thành mọi mặt ở các em.