Bản lĩnh trí thức của Phạm Quỳnh qua du kí

Một phần của tài liệu Du ký, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh (Trang 57)

6. Bố cục luận văn:

2.2. Bản lĩnh trí thức của Phạm Quỳnh qua du kí

Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, cuộc tiếp xúc Pháp – Việt đã tạo nên một thế hệ trí thức mới, thế hệ trí thức tiếp thu cả văn hóa truyền thống lẫn tư tưởng phương Tây. Tầng lớp này có vai trò rất lớn đối với vận mệnh dân tộc lúc đương thời. Là người học rộng, có kiến thức uyên bác, Phạm Quỳnh được coi là một trí thức lớn, có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với thời đại mình. Nhưng kiến văn sâu rộng chưa đủ để làm nên tư cách một người trí thức. Trí thức thực thụ phải là người đặc biệt mẫn cảm và dám lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng của thời cuộc. Bản lĩnh của trí thức được thể hiện ở những tư tưởng, phát ngôn, qua đó toát lên tư thế của họ trước quốc gia, dân tộc, nhân loại.

Đối với Phạm Quỳnh, du lịch là một cách để ông thu nhận nhân tình thế thái. Vừa đi, ông vừa tìm hiểu, khảo sát, thậm chí là tra cứu để có những hiểu biết toàn diện, thấu đáo về đối tượng quan sát. Chính bởi vậy, du kí của ông là một kho tàng tri thức rộng lớn, nhiều mặt, từ văn hóa, xã hội, phong thổ, địa lí, cho đến kinh tế,

chính trị, dân sinh, nghệ thuật,… Đặt trong bối cảnh nước ta đầu thế kỉ XX, những thông tin mà Phạm Quỳnh đem đến giúp bổ khuyết những thiếu hụt về kiến thức cho công chúng đương thời. Văn du kí của ông do đó có giá trị sưu khảo rất lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chủ yếu xoáy sâu vào bản lĩnh trí thức của ông, thể hiện ở việc ông suy nghĩ, nhận ra các vấn đề gì của nước Việt Nam mới và tư thế của ông trước hệ thống cai trị.

Một phần của tài liệu Du ký, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)