3. 1.1 Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
3.3.1. Khắc họa tâm lí nhân vật qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình
hình
Như đã tìm hiểu về kết cấu tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, chúng ta nhận thấy một điều rằng, trong tiểu thuyết của ông vẫn có những tác phẩm viết theo kết cấu chương hồi, có lẽ cũng chính vì thế việc xây dựng nhân vật trong các tác phẩm của ông cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ
88
điển Trung Quốc: khắc họa tính cách nhân vật qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình. Dựa vào giai thoại về Lý Công Uẩn, Lan Khai viết về tiểu sử của nhân vật này và qua đó phần nào thể hiện tài đức hơn người của vị vua đầu nhà Lý: "Ông thân sinh Công Uẩn vốn xưa rất nghèo, phải đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn để mưu sống, Một sư nữ trong chùa, thấy tình cảnh bác nông phu đem lòng thương hại rồi hai người yêu nhau. Mãi sau, sự vụng trộm của hai người bị sự cụ biết. Ngài nổi giận đuổi hai người đi nơi khác. Hai vợ chồng lạy tạ sự cụ rồi bước ra. Khi quan rừng báng, hai vợ chồng dừng chân nghỉ cho đỡ mệt. Chồng khát nước, tìm ra cái giếng gần đất để uống nước. Vợ ngồi chờ mãi không thấy chồng về, vội chạy ra giếng tìm thì mối đã đùn lấp thành một nấm mồ cao. Chị khóc thương chàng thẩm thiết, đoạn xin ngủ nhờ trong chùa Ứng Tâm gần đấy. Thì đêm trước hôm sư nữ đến chùa Ứng Tâm, sư cụ nằm mộng thấy Long Thần bảo rằng: ngày mai, ngươi phải dọn chùa cho sạch vì có thiên tử giáng lâm [...] Sư cụ đồng ý...được vài tháng, một đêm kia, trời mưa to gió lớn, sư cụ trở dậy thì lạ quá! Hương đâu thơm ngào ngạt cả chùa. Một lát sau, bà hộ bề vào trình sư cụ một đứa con trai mới đẻ và bạch rằng sư nữ, mẹ đứa bé, đã chết sau khi ở cữ. Sư cụ ngắm nhìn đứa bé, thấy ở trong lòng hai bàn tay nó in rõ bốn chữ son: Sơn hà xã tắc" [53, tr. 244 – 245]. Khi viết về Mạc Đăng Dung trong Ai lên phố Cát, Lan Khai đã giới thiệu như sau: " Mạc Đăng Dung quê ở Hải Dương, lúc hàn vi vẫn sinh nhai bằng nghề chài lưới. Tuy lẩn khuất bụi hồng, nhưng Đăng Dung vốn có chí mạo hiểm giang hồ. Lại thấy Túc Tôn và Tương Dực, hai vua đều hoang dâm vô đạo, triều chính nát bét, các tướng sĩ kiêu căng hợm hĩnh, thường chia bè kéo đảng mưu khinh loát nhau, nhà Lê gần mất nước, thiên hạ sắp loạn to, định nhân cơ hội tìm cách tiến thân. Y thôi nghề đánh cá, bán hết thuyền lưới, tìm thầy để học võ nghệ. Đến khi triều đình mở khoa võ thí, Đăng Dung ra ứng tuyển, liền đậu chức Đô lực sĩ. Vua thấy tài nghệ của Đăng Dung hơn người, trao
89
cho kiêm quản Ngự lâm quân. Cờ đã đến tay, Đăng Dung liền tỏ cho thiên hạ biết mình là một kẻ gian hùng..." [53, tr. 133]. Ngoại hình của Đăng Dung cũng được Lan Khai miêu tả: "Màu da bánh mật. Hai mắt lòng thau xếch ngược, sắc như dao. Mũi sư tử đè nặng trên hàng ria mép lưa thưa đỏ quạnh. Miệng rộng, luôn luôn điểm một nụ cười, có ý muốn làm ra dáng hòa nhã, dễ dãi mà không sao giấu được vẻ gượng gạo". [53, tr. 157]. Nhân vật Lý Chiêu Hoàng trong Chiếc ngai vàng được Lan Khai miêu tả: “Thiếu nữ, tuổi xuân mới đôi tám lần mai nở, gương mặt buồn êm ái đượm ánh mờ xanh. Cặp mắt nàng to, đen quầng […] miệng nhỏ, làn môi thắm rấu rầu hé mở trước hàng răng ngọc[…] cổ nàng tròn, tròn và trắng như cuống huệ. Nàng đội chiếc mũ hình phượng bay, hai cánh ấp xuống thái dương những lông đuôi dát ngọc xòe lại phía sau gáy[…]. Hai món tóc mai buông xõa nổi hẳn đôi gò má hơi cao, thêm cho dung mạo nàng một vệt buồn rất đẹp”[53, tr.76]. Dù cách miêu tả vẫn mang màu sắc ước lệ nhưng phần nào thể hiện sự đa sầu đa cảm của nhân vật. Hay miêu tả Dương hậu trong Cái hột mận: “Nàng ngả đầu xuống lưng ghế, gối lên búi tóc xô lệch như một chiếc gối mềm thơm. Cặp mắt nàng long lanh nhìn một cách khêu gợi. Trên làn môi dày thắm, đứng sững một nụ cười. Nàng chỉ mặc một chiếc áo lụa mỏng hở hai cánh tay và cái ngực nõn nà. Cặp đùi nàng tròn trĩnh vắt chéo lên nhau…” [53, tr. 270] thể hiện đó là một người phụ nữ luôn khao khát dục tình, khát khao được giải phóng con người bản năng khỏi vòng cương tỏa của xã hội phong kiến….Ngoại hình của ông vua khát máu cũng được nhà văn khắc họa hết sức độc đáo: "Da mặt ngài mai mái như chẳng bao giờ nhuộm đỏ bởi màu phàm trần [...]. Trong hai quầng thâm, cặp mắt lim dim tựa hồ chỉ trông thấy cái vô cùng. Sự no nê về khoái lạc, sự buồn nản về một ý muốn luôn luôn được thỏa mãn, sự cô độc thánh thần giữa nhân loại, sự nhàm ngấy các vinh quang từng ấy thứ đã làm rắn gương mặt vua Ngọa Triều lại, như một pho tượng bằng sành" [53, tr. 217]. Còn đối với
90
vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, ngoại hình của ông được Lan Khai miêu tả rất đẹp và qua đó phần nào khắc họa tính cách cương trực, tài năng hơn người: "...viên thượng tướng trẻ tuổi và nóng tính nọ oai nghiêm, hách dịch như một vị thiên thần. Khổ người của Nguyễn Huệ không cao, không thấp mà hai vai nở, ngực rộng, tay dài, cử chỉ mạnh, tỏ ra đã từng quen sự gian lao của chiến trận, khuôn mặt chữ dụng, hai mắt sáng quắc, đôi mắt đã lừng tiếng một thời về những tia nhỡn quang chói lào, như ánh điện, làn môi dày đỏ thắm nghiêm nghị. Trên gương mặt khẳng khái, lẫm liệt ấy luôn hiện rõ vẻ đa nghi của một người lúc nào cũng phải phấn đấu với muôn nghìn nỗi hiểm nguy của địa vị, mà những lần quyết chiến nào, tính cương nghị và tài năng quân thế cũng đắc thắng một cách lẫy lừng”[21, tr 24 – 25].
Mặc dù trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, tâm lí nhân vật được khắc họa phần nào qua miêu tả tiểu sử và ngoại hình nhưng cũng giống như phần lớn các tiểu thuyết lịch sử đương thời, hình thức bên ngoài của nhân vật vẫn được tác giả chú trọng miêu tả hơn so với đời sống nội tâm.