Kếtcấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đạ

Một phần của tài liệu Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử (Trang 85 - 86)

3. 1.1 Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử

3.2.2. Kếtcấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đạ

Một trong những dấu hiệu thể hiện tính chất hiện đại trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đó là trật tự thời gian của các sự kiện không tuân theo trật tự tuyến tính. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những đảo lộn thời gian sự kiện trong một số tác phẩm của Lan Khai. Ví dụ như trong Cái hột mận, mở đầu tác phẩm là sự xuất hiện của một nàng Bội Ngọc xinh đẹp với "nỗi buồn sâu thẳm", "cái nhìn lơ đãng"... khiến người đọc rất hồi hộp không biết nàng buồn vì lí do gì? Sau đó Lan Khai mới kể đến việc Bội Ngọc gặp Công Uẩn trong lễ mừng thọ Phạm tướng công và rồi tương tư, thầm thương trộm nhớ. Tiếp đến tác giả lại quay trở lại với hiện tại, miêu tả Bội Ngọc đang vô cùng lo lắng cho số phận của Công Uẩn trước mệnh lệnh trầm hà tất cả những người mang họ Lý, rồi sau đó Lan Khai mới kể lại giấc mộng ăn lê nhưng bên trong lại là cái hột mận của Ngọa triều hoàng đế và câu chuyện xem giải mộng cho đó là điểm gở nhà Lý sẽ cướp ngôi nhà Lê, từ đó dẫn tới quyết định giết hại hết tất cả những người mang họ Lý của vua Ngọa triều. Tác phẩm thứ

87

hai mà chúng tôi muốn nói đến đó là Đỉnh non Thần. Mở đầu tác phẩm là quãng thời gian hiện tại, khi Bàn Tuyết Hận và nàng Nhạn đã trưởng thành, tình cờ gặp nhau và yêu nhau. Sau đó câu chuyện quá khứ của Bàn Tuyết Hận với Ma Vạn Thắng và Yến Xuân mới được kể lại và rồi lại quay trở về hiện tại với những trắc trở trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Ai lên phố Cát cũng là một tác phẩm viết theo kết cấu của tiểu thuyết hiện đại. Nếu như chương I là câu chuyện của hiện tại, Lan Anh giả trai đến Tuyên Quang tìm sự trợ giúp của anh em Vũ Biều, Vũ Mật thì đến chương II lại là câu chuyện về tuổi thơ của hai anh em họ Vũ và lí giải nguồn gốc sức mạnh của hai anh em. Từ chương III, câu chuyện của hiện tại lại được tiếp tục, khi Lan Anh gặp Vũ Mật, hai người yêu nhau và cùng nhau chống lại sự bành trướng thế lực của Mạc Đăng Dung.

Như vậy về cơ bản, kết cấu tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đã có nhiều đổi mới, cách tân so với đương thời. Mặc dù những dấu ấn của tiểu thuyết chương hồi vẫn còn nhưng chúng ta vẫn nhận thấy một nỗ lực vượt thoát khỏi những cách viết cũ, để tiến tới hòa mình vào quỹ đạo của tiểu thuyết hiện đại. Mặc dù những những tiểu thuyết có kết cấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đại còn đơn giản nhưng cũng có thể xem đó là những bước đệm, những tiền đề để tạo nên sự bứt phá trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực sau đó như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan...

Một phần của tài liệu Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)