3. 1.1 Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
3.2. Nghệ thuật kếtcấu
Kết cấu là một phương diện quan trọng của thi pháp văn xuôi vì thế khi tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử Lan Khai, sẽ là một thiếu sót nếu ta không tìm hiểu về kết cấu. Trong Lí luận văn học do GS Hà Minh Đức chủ biên, kết cấu được hiểu "là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác
83
phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định" [11, tr. 143]. Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu được hiểu là "toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Cần phân biệt bố cục với kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. [...] Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện,... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật" [ 16, tr. 156 – 157]. Xét về mặt hình thức người ta chia kết cấu ra làm một số loại như: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lí, kết cấu đơn tuyến, kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến...Tuy nhiên, khi khảo sát tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, chúng tôi phân ra làm hai nhóm kết cấu: kết cấu theo kiểu tiểu thuyết chương hồi và kết cấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đại.
3.2.1. Kết cấu theo kiểu tiểu thuyết chương hồi
Đặc điểm dễ nhận thấy của loại kết cấu này là "cốt truyện diễn ra theo trình tự phát triển tự nhiên của thời gian, sự việc xảy ra tuần tự từ đầu đến cuối không bị đứt quãng; đặc biệt cốt truyện thường được chia làm nhiều chương hồi, mỗi chương hồi gắn với một giai đoạn phát triển trọn vẹn nào đó của cốt truyện" [11, tr. 145]. Trong tiểu thuyết chương hồi, mỗi chương hồi thường có một số dấu hiệu: có một hoặc hai câu thơ làm tiêu đề cho mỗi hồi; mỗi khi chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thường xuất hiện cụm từ "Nói về", "lại nói về"...; kết thúc mỗi chương hồi thường có câu: "muốn biết
84
việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ"....Như trên đã nói, Lan Khai bắt đầu sáng tác tiểu thuyết từ những năm hai mươi của thế kỉ XX, thời điểm mà nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam chưa thực sự được định hình. Vào thời điểm đó, lối kết cấu chương hồi còn xuất hiện khá phổ biến trong tiểu thuyết vì thế việc Lan Khai viết tiểu thuyết theo kết cấu chương hồi là điều không có gì lạ. Tuy nhiên ta dễ dàng nhận thấy ông không tuân thủ nghiêm ngặt các đặc điểm của loại kết cấu này như các tác giả trước đó. Trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai chỉ xuất hiện một hai dấu ấn của kiểu kết cấu chương hồi.
Thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian. Theo khảo sát của chúng tôi, trong số các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai chỉ có Treo bức chiến bào được viết theo lối kết cấu này. Cả tác phẩm là những câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Mở đầu tác phẩm, Lan Khai viết: " Bảnh mắt ngày rằm tháng 8 năm Canh tị đời vua Cảnh Hưng nhà Hậu Lê..." [21, tr. 1], hay " ngày mồng một tháng ba năm Bính Ngọ, dân tỉnh Quảng Nam ai nấy xô nhau nô nức kéo ra trường giảng võ để xem cuộc tranh ấn tiên phong, mục đích cốt tìm ra các tướng tá cầm quân ra Bắc Hà trừ diệt họ Trịnh.” [21, tr. 32], hoặc "Ngày mùng bảy tháng bảy năm Nhâm Ngọ, Cảnh Hưng hoàng đế tiếp Nguyễn Huệ [...]. Ngày mười một tháng bảy năm Nhâm Ngọ, đời vua Lê Cảnh Hưng diễn ra đám cưới công chúa Ngọc Hân với Túy Quốc công, Nguyễn Huệ". [21, tr. 87]. Cách viết như thế này khiến cho người đọc tin tưởng những sự kiện, những câu chuyện mà tác giả viết trong tiểu thuyết. Tuy nhiên có một điểm khác giữa Lan Khai và các nhà viết tiểu thuyết đương thời đó là, nếu như ở Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Tử Siêu...khi sử dụng loại kết cấu này thì hầu hết các tác phẩm đó đều có kết thúc có hậu còn trong Treo bức chiến bào, nhân vật Đỗ Quyên đã chọn cách ra đi, giấu kín về thân phận của mình trước đám cưới của Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân.
85
Thứ hai, kết thúc chương hoặc kết thúc tác phẩm bằng một số câu thơ bình luận. Lối viết này chúng tôi tìm thấy trong Ai lên phố Cát và Cái hột mận. Kết thúc tác phẩm Ai lên phố Cát, Lan Anh đã hi sinh khi chưa tỏ được về nối oan của người yêu, để rồi "mươi hôm sau, kéo quân về kinh báo oán Mạc Đăng Dung, khi đi qua chỗ ấy, Vũ Mật nuốt hai hàng lệ thổn thức" [52, tr. 207]. Nỗi niềm ấy đã được thể hiện trong bốn câu thơ khép lại tác phẩm:
Kéo quân ra cửa Hùng Quan
Chim muôn tiếng hát, hoa ngàn hương đưa Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai? Ai nhớ? Bây giờ nhớ ai?
Hay như trong Cái hột mận, hình thức dùng thơ mở đầu hoặc kết thúc mỗi chương xuất hiện rất nhiều. Mở đầu tác phẩm, trước khi đi vào miêu tả Bội Ngọc tương tư, sầu nhớ Lý Công Uẩn là sự xuất hiện sáu câu thơ của Đoàn Thị Điểm:
Sùm vầy mấy lúc tình cờ
Chẳng qua bên gối một giờ mộng xuân Giận thiếp thân lại không bằng mộng Thôi gần chàng bên Lũng Thành Quan
Khi mơ những tiếc khi tàn
Tỉnh trong giấc mộng muôn vàn cũng không!
Hoặc ở chương hai, Lan Khai miêu tả cuộc trầm hà những người mang họ Lý của Ngọa triều hoàng đế sau giấc mơ ăn quả lê nhả ra hột mận. Lo lắng cho số phận của Lý Công Uẩn, Bội Ngọc bất chấp nguy hiểm ra bờ sông nghe ngóng tình hình và không may nàng đã lọt vào tầm mắt của Ngọa triều. "Ngọa triều đã hơi nhíu cặp lông mày. Sau diềm mí mắt lim dim, cặp đồng tử hung hung khẽ chếch về phía thiếu nữ và một tia lửa thèm muốn vụt lóe ra" [53, tr. 219].
86
Và như để báo trước cho những tai họa sắp ập đến với nàng sau cái nhìn ấy của bạo chúa, nhà văn Lan Khai đã dùng bốn câu thơ để khép lại chương II:
Bóng dương để hoa vàng chẳng đóa Hoa để vàng bởi tại bóng dương Hoa vàng, hoa rụng quanh tường Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần
Mặc dù vẫn còn sử dụng một số lối viết của kiểu kết cấu chương hồi nhưng chúng tôi cũng nhận thấy một điều rằng, bản thân tác giả cũng luôn có ý thức đổi mới, thoát ra khỏi kiểu kết cấu truyền thống này và dung hợp thêm những đặc điểm của tiểu thuyết phương Tây. Thay vì "Hồi thứ...", các chương trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai giờ chỉ đánh số La Mã (I, II, III...); các câu tóm tắt nội dung ở đầu mỗi chương đã được loại bỏ.