48 2.2.1 Đề tài vua chúa

Một phần của tài liệu Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử (Trang 47 - 59)

2.2.1. Đề tài vua chúa

Hình tượng vua chúa có lẽ là hình tượng lớn nhất, xuất hiện với tần số nhiều nhất trong các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai. Vua chúa trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là hệ thống nhân vật thuộc tầng lớp thống trị, nơi chứa đựng rất nhiều những tranh chấp nội bộ, những mâu thuẫn cá nhân, những mưu đồ thôn tính cả dân tộc...Đặt điểm nhìn vào các nhân vật thuộc tầng lớp trên, Lan Khai đã có điều kiện đi sâu vào đời sống tâm lí của những đối tượng có quyền uy tối thượng. Ở họ, bên cạnh quyền uy hơn người, bên cạnh con người xã hội là một con người cá nhân với bao ham muốn dục vong như bất cứ ai. Với sự am hiểu tường tận về lịch sử dân tộc, ở mỗi tác phẩm của nhà văn Lan Khai, chúng ta dường như được tận mắt chứng kiến từng ông vua bà chúa, những phe phái, những tập đoàn phong kiến của những triều đại đầy biến cố.

Nhân vật Lý Công Uẩn trong tiểu thuyết Cái hột mận được Lan Khai xây dựng là một dũng tướng vừa có tài vừa có đức. Tình cảm của chàng với các sĩ tốt như cha đối với con, vì thế tất cả đều đồng lòng tuân theo sự lãnh đạo của Lý Công Uẩn. Chỉ có một mình, Lý Công Uẩn vẫn lãnh đạo ba quân đánh tan quân Chiêm Thành. Trước sự thất bại nhanh chóng của quân Chiêm Thành, con người nhân đức ấy không toan giết tất mà muốn "lấy đức phục nhân tâm" khiến vua Chiêm Thành hết lòng quy thuận. Cũng cảm bởi cái tài và cái nhân đức ấy của Lý Công Uẩn mà sau khi chàng chiến thắng trở về, tất cả người dân kinh thành đều háo hức ra đón. Mọi người coi chàng như "một vị phúc thần giáng thế". Và khi chàng bị vua Ngọa Triều bắt giam, nhân dân và quân lính đã ùa vào phá ngục mời chàng ra và tôn chàng lên làm vua thay cho ông vua tàn ác. Với cương vị mới, Lý Công Uẩn cũng đã tỏ ra là một ông vua hết lòng vì dân vì nước và biết dựa vào sức dân khi bộc bạch những suy nghĩ: "Ta nhờ các ngươi, và cũng là ý trời mà ngày nay được bước lên bảo tọa

49

mưu hạnh phúc cho sinh linh, cầm vận mệnh của cả nước, lòng ta mừng rỡ ngần nào thì lo ngại chừng ấy. Ta lo vì biết rằng sức một người khó lòng trọn vẹn được những việc trọng đại thiêng liêng mà từ nay ta phải đảm nhận. Ta cần có sự giúp đỡ của tất cả mọi người [...] mở ra cho nước Đại Cồ Việt ta một thời đại thái bình thịnh trị" [53, tr. 283 – 284]. Trong Ai lên phố Cát, một nhân vật thuộc tầng lớp vua chúa mà lan Khai cũng rất tập trung xây dựng đó chính là Mạc Đăng Dung. Nhắc đến Mạc Đăng Dung, có lẽ đây cũng là một trong những nhân vật gây ra nhiều tranh cãi vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam với việc tìm mọi cách tiêu diệt nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Tuy trong tiểu thuyết của mình, Lan Khai vẫn trung thành với lịch sử, ghi lại đầy đủ cái âm mưu chuyên quyền của Đăng Dung nhưng bên cạnh đó, ta vẫn thấy ở Lan Khai một sự khâm phục đối với nhân vật lịch sử này. Chẳng thế mà khi miêu tả ngoại hình Mạc Đăng Dung, Lan Khai cũng dành cho nhân vật này những từ ngữ rất đẹp: “Khuôn mặt người ấy (tức Đăng Dung) vuông chữ điền, nom kiêu căng, gan góc nhưng không phải là không có một vẻ đẹp khác thường” [53, tr. 157]. Sự khâm phục của Lan Khai đối với Mạc Đăng Dung còn là sự khâm phục trước một con người hết sức khéo léo, dù cho sự khéo léo đó để nhằm một mưu đồ nhất định: “Giọng Đăng Dung nói chẳng có chi khiêu khích, cách cử chỉ cũng rất dịu dàng” [53, tr. 158]. Tác giả còn để cho Vũ Mật, một người chống lại Mạc Đăng Dung tự thốt lên về Đăng Dung: “vững vàng, đạo mạo đến nỗi chàng (tức Vũ Mật) cảm thấy kính nể” đủ để ta thấy sự khâm phục của Lan Khai đối với nhân vật này.

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật là những ông vua ông chúa tài năng và đức độ, Lan Khai cũng tập trung xây dựng nhóm nhân vật đối lấp, đó là những bạo chúa. Nhân vật nổi bật nhất trong số này là Vua Ngọa Triều trong tiểu thuyết Cái hột mận. Nhân vật này được xây dựng là một ông vua rất mê tín, “hay cầu đảo thần minh, hay hỏi dò bói toán, lại hay thi hành những hình

50

phạt thảm thê nhất mục đích như đem máu người để làm ngạt những âm mưu tưởng tượng do trí ngài sốt sắng bày đặt ra” [53, tr. 260]. Do đó, nhân dân nhìn thấy vua "mà ai nấy khiếp hơn tất cả các ôn hoàng dịch lệ" [53, tr. 215], vua cũng là nỗi kinh hoàng của đám thị vệ trong cung “vua qua chỗ nào, bọn thị vệ chỗ ấy lại một phen bở vía. Chúng dán mình vào vách, cố giữ mà toàn thân chúng vẫn như đám sậy gió rung”. [53, tr. 253]. Chỉ vì một giấc mơ ăn quả lê nhả hột ra lại là hột mận mà nhà vua đang tâm trầm hà hết những những người mang họ Lý. Nhìn cảnh những "trai tráng khỏe mạnh đều nhất loạt bị đóng cũi, đàn bà phải xoắn tóc lại với nhau như từng mớ củ cải; trẻ con thì bị buộc từng xâu như xâu ếch [...] những vết roi đâm, những lằn roi quất, những dây chão bằng nứa tơi lằn vào da thịt..." mà vua vẫn ra lệnh cho nhã nhạc phải nổi tưng bừng, mặt "bạo chúa vẫn điềm nhiên". Dường như giết người đã trở thành cái thú tiêu khiển những khi buồn của vua Ngọa Triều. Sự khiêu khích vua của cô vũ nữ đã khiến cô phải trả giá bằng chính mạng sống của mình: “Thờ ơ, bạo chúa nhìn bàn tay thiếu nữ bị đanh đóng suốt vào một gốc tùng […]. Tức khắc, một ánh gươm lóe trong bóng tối. Đầu thiếu nữ văng ra, máu tươi vọt lên, nhuộm đỏ khóm dạ hương vừa hé nụ” [53, tr. 230]. Mạng người đối với vua chỉ như cỏ rác, và để thỏa mãn những ham muốn của mình vua có thể giết bất cứ ai, hành hạ bất cứ người nào kể cả người đó thái sư Phạm Cư Lượng - cha đẻ Bội Ngọc, người mà vua đang hết lòng theo đuổi “[…] lấy dây buộc chặt ngang lưng Phạm thái sư vào cột […] cầm sắt đỏ ấn mạnh lên lưng ngài. Thịt cháy xèo xèo, mùi lông khét lẹt. […] Để tránh sự đau đớn, ông già khốn khổ vội xoa mình thì con mãnh hổ […] đã vồ lấy miếng mồi ngon" [53, tr. 264]. Tính cách tàn bạo của vua Ngọa Triều càng được khắc họa đậm nét qua cảnh hành hạ nhà sư: “Thoạt trông nhà sư, Ngọa Triều hoàng đế đã toan vung gươm lên để chém nhưng sau lại thôi. Trong cặp mắt ngài thoáng lóe ra một tia lửa điện, trên làn môi ngài thoáng nở một nụ

51

cười […]. Vẫy tay ra hiệu cho lính hầu áp giải nhà sư lại gần ngự tọa, bạo chúa khẽ rút con dao chuôi vàng và từ từ chống lên đầu nhà sư. Rồi, điềm nhiên ngài…róc mía! Con dao lập lòe lên xuống, vỏ mía tách rơi lả tả trên vai kẻ thụ hình. Thỉnh thoảng, con dao trong tay nhà vua lại sớt lần vỏ mía và bập mạnh xuống cái đầu trọc lóc. Một vết thương há toác ra, một dòng máu đỏ chảy tràn xuống trán […]. Vua Ngọa Triều thét lên một tiếng. Một làn chớp nhoáng lòe ra khiến mọi người quáng mắt. Đầu sư bay vọt xuống thềm…” [53, tr. 276]. Ở nhân vật vua Ngọa Triều, nhà văn Lan Khai đã chú ý cả khía cạnh con người cá nhân và cả khía cạnh con người quyền lực để càng làm nổi bật bản chất dâm dục, tàn ác, chuyên quyền của nhân vật này. Cứ ngỡ tưởng rằng một con người như thế thì làm gì biết yêu, trái tim của con người ấy cứ ngỡ đã hóa thành băng giá bởi “dòng máu lạnh” chảy trong huyết quản, vậy mà không. Chỉ thoáng nhìn thấy Bội Ngọc ở bờ sông hôm thi hành trầm hà tất cả những người mang họ Lý, nhà vua đã bắt đầu biết nhớ nhung vơ vẩn, ghen tuông và hi vọng. Đến khi này vua mới đành thú thực với chính bản thân mình rằng mình đã yêu, rằng mình còn thiếu thốn nhiều thứ lắm. Yêu Bội Ngọc nhưng nàng lại trốn chạy. Nàng càng trốn chạy vua lại càng truy lùng gay gắt để thỏa lòng tham của một người đang yêu đồng thời cũng là một vị vua đầy quyền lực. Tuy nhiên, sức mạnh tình yêu mà vua dành cho Bội Ngọc chưa đủ sức để cảm hóa bản tính dã man, tàn bạo của đấng kiệt trụ này nên khi không có được tình yêu từ phía Bội Ngọc, ông vua này đã nhanh chóng ra lệnh: “quật cổ con yêu tinh này xuống cho trẫm […]. Lột trần nó ra đem tuốt nứa”. Việc xây dựng nhân vật Lê Long Đĩnh với bản tính dã man, độc ác, tàn bạo của Lan Khai trong Cái hột mận cũng trùng với ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu lịch sử. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành động độc ác, tàn bạo ấy của Ngọa triều hoàng đế mà Lan Khai miêu tả trong Cái hột mận

52

tử): “Phàm đánh trận, bắt được quân địch vua cho áp giải đến bờ sông. Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồng dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuồng. Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì hả miệng ra rồi uống nước mà chết. Lại bắt (tù nhân) treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây. Có khi vua đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn trói người ở một bên ghe, rồi cho ghe qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng nó sát hại đi. Còn phàm những con vật (nuôi để cúng tế) đem cung cấp cho nhà bếp, trước tiên phải sai người khiêng vào để tự tay vua đâm chết đã, rồi sau mới giao cho người nấu bếp. Lại khi, nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức tăng Thống Quách Mão mà róc, rồi giả vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Mão chảy máu ra, vua cười rầm lên"…Nhưng cái khác của Lan Khai so với các nhà viết sử là nhà văn đã đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật vua Ngọa Triều, nhờ đó Lan Khai đã xây dựng được một nhân vật khá phức tạp với những diễn biến tinh vi trong tâm hồn. Trong con người của một ông vua đứng đầu cả nước với những quyền lực tối cao mà ai ai cũng phải khiếp sợ cũng đồng thời tồn tại một con người dân thường với cuộc sống đời thường, với những khát khao yêu và được yêu. Nói như tác giả Nguyễn Phương Chi, với nhân vật Ngọa triều Hoàng đế, Lan Khai “đã xây dựng được nhân vật lịch sử có cá tính, có đời sống và vận mệnh của một nhân vật tiểu thuyết”. Đối với Ngọa triều hoàng đế, bên cạnh việc xuất hiện trực tiếp, nhân vật này còn xuất hiện gián tiếp trong sự ám ảnh, sợ hãi của các nhân vật khác nhờ vậy mà chúng ta thấy nhân vật này hiện lên trong tác phẩm dưới nhiều điểm nhìn khác nhau, điều này đã bước đầu tạo nên tính chất dân chủ (một trong những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại) trong tiểu thuyết Lan Khai.

Nhân vật Lê Duy Vỹ trong tiểu thuyết Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh vốn là một Đông cung Thái tử, con trai trưởng của vua Lê Hiển

53

Tông. Thái tử vốn rất thông minh, nhanh nhẹn, học rộng, hiểu sâu nên không những được nhân dân yêu mến mà ngay cả chúa Trịnh Doanh và vương phi Nguyễn Thị Ngọc Vinh cũng đồng ý gả con gái của mình là Tiên Dung quận chúa cho chàng. Lẽ ra, với một người tài đức song toàn như vậy sẽ hứa hẹn sau khi được truyền ngôi sẽ là một ông vua tốt, nhưng thế cuộc đã không cho phép chàng được như vậy. Chàng cũng không đủ sức mạnh lật đổ, phá tan sự trớ trêu của lịch sử để thay đổi cuộc đời. Khi nhận thấy hoàn cảnh thực tế “họ Trịnh có cả thiên hạ, trong khi họ Lê chỉ được hưởng lộc một nghìn làng. Họ Trịnh chiếm cả chính quyền lẫn binh quyền, vua Lê chỉ được giữ năm nghìn quân túc vệ để canh giữ các cung điện” [53, tr. 480], Thái tử Duy Vỹ cũng suy nghĩ và cảm thấy chưa phút nào mình được sống tự do, được là của mình, được sống cho chính mình, lúc nào cũng phải đề phòng, cảnh giác, lo sợ. Ngay cả việc chàng được chúa Trịnh Sâm chọn làm chàng rể tương lai với mục đích lấp đầy được “vực sâu ngăn cách họ Lê và họ Trịnh” cũng khiến chàng “khó nghĩ hết sức” bởi một bên là tình riêng, một bên là nghĩa chung mặc dù “…cái nhan sắc tuyệt vời, cái tài hoa xuất chúng của quận chúa cũng đủ làm cho thái tử rung động đến tận những lớp sâu xa nhất của tâm hồn. Nhưng đồng thời Thái tử vẫn không quên cái thù thế kỷ của hai họ và cái bổn phận của chàng là phải nghĩ cách thu hồi quyền bính về cho ngai vàng” [53, tr. 490]. Thế nhưng với sự can thiệp của Thế tử Trịnh Sâm, cuối cùng ngay cả hạnh phúc với Tiên Dung quận chúa Thái tử cũng không có được huống chi là chiếc ngai vàng cho dòng họ Lê. Như vậy nếu nhìn lại, ta sẽ thấy với tư cách một Thái tử, Lê Duy Vỹ đã không làm tròn phận sự của mình, với tư cách là một con người cá nhân như bao người khác thì chàng cũng không được tự do quyết định cuộc sống, cũng không bảo vệ được hạnh phúc riêng của chính bản thân mình. Có thể nói, cuộc đời của Thái tử là một cuộc đời đầy bi kịch. Đành rằng cuộc hôn nhân của chàng với Tiên Dung quận chúa có ý nghĩa “ngoại

54

giao” rất lớn, nhưng không thể phủ nhận được chàng cũng rất yêu quận chúa. Thế nhưng rồi chỉ vì Trịnh Sâm mà chàng mất cả hôn nhân, mất cả người vợ chưa cưới mà chàng yêu say đắm. Sau cái chết của Tiên Dung quận chúa, Thái tử đã rời khỏi cung, sống cuộc sống thanh bình ở “ngôi biệt thự tầm thường” nhưng Trịnh Sâm và vây cánh của hắn vẫn không tha. Chúng vu oan cho Thái tử, khép chàng vào tội dâm loạn mà chàng không phạm. Đến đây bi kịch của Thái tử đã lên đến tột cùng, “không thế lực, không vây cánh, tiền của không có gì”, Thái tử đành “khoanh tay chịu chết, chết vì sự độc ác, sự nham hiểm, sự bạc bẽo của đồng loại” [53, tr 520]. Lan Khai đã đi sâu khai thác tâm trạng của Thái tử lúc này: “chàng đành phận lắm rồi, đến nỗi bao nhiêu năng lực xúc cảm ở chàng không hoạt động nữa […]. Chàng trơ ra, không đau đớn, không ưu phiền, không oán trách gì nữa” [53, tr 520]. Đến lúc này, người đọc vẫn thấy được ở Thái tử hình ảnh một người cha có trách nhiệm, lo lắng cho số phận của những đứa con sau khi mình không còn trên cõi đời, hình ảnh một người con hiếu thảo, thương cho “cảnh âm thầm cực khổ của phụ hoàng”, và hơn thế nữa người đọc còn thấy được ở chàng là một người tình chung thủy. Chàng nhớ tới Tiên Dung quận chúa, và “chàng hi vọng sẽ được gặp Quận chúa Tiên Dung ở bên kia cõi thế”. Cả cuộc đời chàng, dường như chưa bao giờ được sống tự do, được sống thật với chính bản thân mình, nhưng đến lúc này, Lan Khai đã để cho nhân vật Duy Vỹ này được làm điều đó. Trên pháp trường, chàng vẫn “điềm nhiên”, “cười nhạt” và khiến ba quân vô cùng xúc động bởi câu nói: “Anh em binh sĩ! Các ngươi đều là hạng người khẳng khái cả, ném bút nghiên theo việc đao cung chắc bản tâm cũng muốn đem thân báo đền nợ nước ơn vua. Nhưng gian tặc nó đã dùng anh em vào việc gì? Vào toàn những việc bất nhân tàn ác cả! Khiến cho bộ nhung y của anh em phải vấy bao nhiêu giọt máu trung trinh, vô tội. Thắng ra, thầy trò chúng nó hưởng chiến thắng cùng nhau; bại ra chỉ một mình anh em phơi xương dội

Một phần của tài liệu Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử (Trang 47 - 59)