Đa dạng hóa các phương thức cho vay đốivới DNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 94)

- Dư nợ DNNVV không có tài sảnđảm bảo 94,595 170,473 145,

3.2.1.Đa dạng hóa các phương thức cho vay đốivới DNN

Đối với các hình thức cho vay truyền thống Vietinbank Cẩm Phả nên khảo sát, đánh giá quy trình thủ tục, hiệu quả của từng hình thức cho vay, phát hiện các hình thức cho vay chưa hiệu quả để đưa ra các giải pháp khẳc phục, cải tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Song song với việc duy trì và cải tiến các sản phẩm cho vay truyền thống để phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của đa số các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngân hàng có thể nghiên cứu, thiêt kế và triển khai thêm các sản phẩm cho vay mới phù hợp, ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với từng hình thức riêng biêt để các cán bộ tín dụng nắm bắt và áp dụng một cách khoa học, hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng của các khoản cho vay DNNVV. Các hình thức cho vay mới thông qua điều tra nhu cầu khách hàng, khảo sát, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và quốc tế. Trước mắt ngân hàng dự kiến nghiên cứu và triển khai một số hình thức cho vay DNNVV mới như bao thanh toán, cho vay nhượng quyền thương mại.

Đối với các DN thương mại dịch vụ Vietinbank Cẩm Phả có thể cho vay theo hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng.

Đối với các DN bán hàng, do người mua chưa kịp thanh toán làm cho DN bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể cho DN vay theo tỷ lệ nào đó dựa trên khoản sẽ thu để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời của DN. Tỷ lệ này cao hay thấp phụthuộc vào chất lượng các khoản nợ đã được ngân hàng thẩm định chặt chẽ và giá trị tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, ngân hàng cần linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức cho vay có bảo đảm bởi năng lực của DNNVV thường lớn hơn so với giá trị tài sản thực của họ. Bởi vậy, muốn mở rộng tín dụng đồng thời tạo hướng cho các DN, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay bảo đảm bằng hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng có thể cho DNNVV dựa vào tính khả thi của các phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm do DN sản xuất và cung ứngtrên thị trường. Tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là phương tiện cuồi cùng, là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra, ngân hàng nên linh động áp dụng các hình thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh, …sao cho phù hợp với đặc điểm và loại hình sản xuất kinh doanh của từng DNNVV.

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ và sử dụng thẻ tín dụng, chấp thuận cho khách hàng vay vốn được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng cho phép để thanh toán tiền hàng, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động, tạo phương tiện thanh toán nhanh gọn, thuận tiện cho DNNVV trong quá trình giao dịch. Từ đó giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút các khách hàng DNNVV có chất lượng tốt, tạo điều kiện nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNNVV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 94)