0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

PHÒNG ĐIỆN TOÁN 3QUỸ TIẾT KIỆM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẨM PHẢ (Trang 52 -52 )

3QUỸ TIẾT KIỆM 7 PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Sơ đồ 2.1:Mô hình tổ chức của Vietinbank Cẩm Phả

(Nguồn: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cẩm Phả - 2013 )

- Khối quan hệ khách hàng : là khối trực tiếp quan hệ với khách hàng, chịu trách nhiệm duy trì và phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

+ Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Chức năng:là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng(VNĐ) và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NH TMCP CTVN. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV và doanh nghiệp lớn

Nhiệm vụ:

Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là DNNVV, Doanh nghiệp lớn.

Thực hiện việc tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ ngân hàng điện tử… Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho DNNVV, doanh nghiệp lớn.

Thực hiện các nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý đơn đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định dự án, khách hàng và phương án vay vốn, các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền. Đồng thời đưa ra các đề xuất chấp nhận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng sau khi đã cấp tín dụng, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc, lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký.

Là thành viên của hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng miễn giảm lãi.

Thực hiện chẩm điểm sếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng có nhu cầu quan hệ giao địch và đang có nhu cầu quan hệ giao dịch với chi nhánh. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo đúng quy định của NH TMCP CTVN, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ của phòng ban

- Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng của khối quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời thực hiện các công tác về quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp: là nơi hoàn tất các giao dịch được thực hiện ở các phòng giao dịch, kinh doanh, có các chức năng chính bao gồm: (i) chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, cho vay, thu nợ, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại; (ii) Thực hiện chi, trả, nhận tiền và hạch toán vào hệ thống tài khoản kế toán; (iii) chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ giao dịch của nghiệp vụ thanh toán, cho vay,...; (iiii) chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của các giao dịch và tính pháp lý của hồ sơ giao dịch.

tài chính của ngân hàng; (ii) quản lý, phát triển hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị điều hành; (iii) quản lý cơ chế điều hành vốn nội bộ và kinh doanh ngoại tệ; (iiii) chịu trách nhiệm về các kế hoạch nhân sự, pháp chế, tổ chức hành chính.

- Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm trên địa bàn Cẩm Phả, trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ được phép trong thẩm quyền được giao.Là nơi trực tiếp giao dịch với các đối tượng khách hàng cá nhân.Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NH TMCP CTVN.Đồng thời trực tiếp quảng cáo giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

2.1.3. Tình hình hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả trong thời gian qua

Vietinbank Cẩm Phả trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP Cẩm Phả. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Thực hiện chỉ đạo của Hội sở chính (HSC) và định hướng kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 2013, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tính hình kinh tế chung và diễn biến lãi suất không ổn định, Vietinbank Cẩm Phả vẫn tiếp tục tăng quy mô huy động vốn với tốc độ tương đối cao so với mức độ tăng trưởng chung trên địa bàn, đồng thời tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điều hòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ về đảm bảo an toàn vốn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đặt ra.

Biểu đồ 2.: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Cẩm Phả từ năm 2011 - 2012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh từ năm 2011-2013 của Vietinbank Cẩm Phả)

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng doanh số huy động của Vietinbank Cẩm Phả đạt 2.421tỷđồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2012 so với năm 2011 là 7,9%; Năm 2013 so với năm 2012 là 28,9%. Từ 2.420 tỷ đồng năm 2011 đến 31/12/2013 doanh số huy động đạt 3.651 tỷ đồng.Nguồn vốn ngân hàng huy động được tăng qua các năm cho thấy sự tín nhiệm của người gửi tiền đối với ngân hàng ngày càng cao. Kết quả này đạt được là do Vietinbank Cẩm Phả đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện chính sách lãi suất theo từng giai đoạn đúng theo hướng dẫn của Vietinbank và Hiệp hội Ngân hàng, điều này cũng đã góp phần tích cực trong việc giữ bình ổn lãi suất trên địa bạn Cẩm Phả nói riêng và toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm tiền gửi, tập trung tiếp thị tới các doanh nghiệp ngành than, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ dân cư trên địa bàn để thu hút tăng tài khoản vãng lai của khách hàng. Đặc biệt các

doanh nghiệp ngành than có số lượng công nhân rất đông sẽ là nguồn khách hàng đầy tiềm năng của ngân hàng giúp đẩy mạnh công tác phát hành thẻ. Các sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn với các tính năng linh hoạt, vượt trội, các giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn cuộc sống đã được ngân hàng giới thiệu ra thị trường như các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, các dịch vụ gia tăng kết hợp với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử là một trong những hướng đi được ngân hàng đầu tư để tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm và tạo cơ sở để bán chéo sản phẩm dịch vụ khác.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn phân theo loại hình của Vietinbank Cẩm Phả từ năm 2011 - 2013

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị

Tỷ trọng

(%) ± Giá trị Tỷ trọng (%) ±

Tiền gửi của TCKT 262,500 10.85 121,734 4.66 -140,766 191,362 5.24 69,628

Tiền gửi củadân cư 1,880,200 77.68 1,934,948 74.06 54,748 3,150,424 86.29 1,215,476

Tiền gửi kho bạc 150,800 6.23 439,671 16.83 288,871 213,961 5.86 -225,710

Tiền gửitrên ATM 126,900 5.24 116,147 4.45 -10,753 95,383 2.61 -20,764

Tổng vốn huy động 2,420,400 100 2,612,500 100 192,100 3,651,130 100 1,038,630

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2011 đến 2013 - Vietinbank Cẩm Phả)

Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình thì có thể thấy nguồn vốn của Vietinbank Cẩm Phả được huy động từ nguồn tiền gửi của dân cư là chủ yếu. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số huy động: 77.68% năm 2011; 74.06% năm 2012 và 86.29% năm 2013. Điều này chứng tỏ Vietinbank Cẩm Phả vẫn luôn triển khai rộng rãi các sản phẩm tiện ích đến với khách hàng cá nhân, đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của các khách hàng cá nhân.Đối với các tổ chức kinh tế, tỷ trong vốn huy động thấp trong tổng doanh số huy động điều này có thể dễ hiểu vì trong thời gian qua chịu ảnh hưởng chung của tình hình biến động nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng đã gặp rất nhiều khó khăn về vốn, tiền thanh khoản đối với các doanh nghiệp đang rất khó khăn, nên lượng vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp.

Còn một nguồn vốn huy động nữa của ngân hàng là tiền gửi của cá nhân trong thẻ ATM. Thẻ là một công cụ đã được người dân tại địa bàn sử dụng rộng rãi, mặc dù thói quen sử dụng tiền mặt vẫn là chủ yếu nhưng đại đa số người dân đã biết đến những tiện ích của thẻ, cùng với những sản phẩm

online kết hợp, lượng tiền người dân để trong thẻ cũng là một nguồn vốn quan trọng với ngân hàng, mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn này là rất thấp chỉ chiếm 4-5% trong tổng nguồn vốn huy động.

+ Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn:

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn phân theokỳ hạn của Vietinbank Cẩm Phả từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn vốn huy động: 2,420,400 2,612,500 3,651,130

1. Không kỳ hạn đến 12 tháng 2,364,499 1,895,074 2,838,416 2. Kỳ hạn trên 12 tháng 55,901 717,426 812,714

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh từ 2011 đến 2013 - Vietinbank Cẩm Phả)

Biểu đồ 2.: Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn từ năm 2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh từ 2011 đến 2013 - Vietinbank Cẩm Phả)

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn đến dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguyên nhân là do trước tính hình kinh tế đang khó khăn, chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng, các kênh đầu tư khác đều không an toàn như thị trường vàng biến động bất ổn khó dự đoán, thị trường chứng khoán

giảm sút nhiều công ty chứng khoán giải thể gây mất lòng tin cho các nhà đầu tư, thị trường bất động sản đóng băng chưa có dấu hiệu hồi phục, chính vì vậy tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn nhất đối với người dân. Vốn huy động tập trung vào các kỳ hạn ngắn như tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 12 tháng. Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn từ năm 2011 - 2013 có sự thay đổi năm 2011 tỷ trọng 97,69%; năm 2012 giảm còn 72,54% và năm 2013 có tăng lên nhưng không bằng năm 2011 đạt 77,74% thay vào đó tỷ trọng của vốn huy động dài hạn tăng lên 22.26% cao hơn nhiều so với năm 2011.

Tính riêng tại TP Cẩm Phả có tới 22 tổ chức tín dụng và 44 điểm giao dịch của các NHTM khác nhau, Vietinbank Cẩm Phả là một trong những ngân hàng được thành lập đầu tiên nhưng vẫn chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh của mình, thị phần nguồn vốn vẫn còn thấp trên địa bàn. Mặc dù danh mục sản phẩm huy động vốn của Vietinbank khá phong phú, nhưng so với các NHTM khác thì chưa nhiều điểm khác biệt.Theo số liệu thống kê trong 6 ngân hàng lớn trên địa bàn(Vietinbank, Agribank, BIDV, Vietcombank, SHB, VIB) thì Vietinbank Cẩm Phả đứng thứ 2 về hoạt động huy động vốn chiếm tỷ lệ 24,3% trong khi dẫn đầu là ngân hàng SHB. Đây là một ngân hàng mới trên điạ bàn nhưng đã có những chính sách lãi suất tiền gửi luôn cao hơn so với các ngân hàng khác (VD: SHB huy động lãi suất TGTK 12T lên đến 8,7%/năm trong khi các NH khác huy động 8%). Cơ chế hoạt động còn kém linh hoạt, các hình thức khuyến mại chưa đa dạng, tính hữu dụng chưa cao cũng là những điểm yếu còn tồn tại khi Vietinbank Cẩm Phả triển khai huy động vốn trên địa bàn.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Năm 2013 nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, lạm phát ở nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính ở Mỹ (năm 2008) và lan rộng ra toàn cầu khiến Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ thì đến năm 2013 thị trường tài chính toàn cầu diễn ra tương đối ổn định.Tuy nhiên tổng cầu của nền kinh tế còn

yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn cao, các NHTM bắt buộc phải siết chặt các điều kiện cho vay khiến hoạt động tín dụng bị chựng lại.Trong bối cảnh đó Vietinbank Cẩm Phả đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới mục tiêu và định hướng mà ngân hàng đã đề ra dư nợ cho vay của ngân hàng đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ chốt của Vietinbank Cẩm Phả, chiếm 65 – 70% tổng tài sản của chi nhánh.Tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 1.782 tỷ đồng; Năm 2012 là 2.382 tỷ đồng tăng 34% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 2.317 tỷ đồng giảm 3% so với năm 2012.Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay có xu hướng giảm trong thời gian gần đây xuất phát từ nguyên nhân các ngân hàng đang thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, nhìn vào những kết quả mà ngân hàng đã đạt được có thể thấy trước những tình hình khó khăn của nền kinh tế, sự điều hành chỉ đạo sát xao của ban lãnh đạo và sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh đã giúp ngân hàng đạt được những kết quả như trên.

Biểu đồ 2.: Tăng trưởng cho vay của Vietinbank Cẩm Phả

(Nguồn: Báo tín dụng của Vietinbank Cẩm Phả)

thời gian qua có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng giảm trong năm 2013. Với những chính sách thắt chặt tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu, và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng nên các khoản tín dụng được cấp ra một cách chặt chẽ hơn.

+ Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn:

Vietinbank Cẩm Phả phát triển cả cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, nhưng chú trọng hơn vẫn là cho vay trung và dài hạn, vì khách hàng lớn của ngân hàng chủ yếu vẫn là khối các doanh nghiệp ngành than thường vay vốn với kỳ hạn vay dài. Tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh, cơ cấu cho vay theo thời gian cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của Vietinbank Cẩm Phả

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ trọn g (%) Dư nợ Tỷ trọn g (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1,782,40 0 100 2,383,00 0 100 2,317,00 0 100 Ngắn hạn 660,000 37 1,138,50 0 48 1,207,560 52 Trung và dài hạn 1,122,400 63 1,244,500 52 1,109,440 48

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Cẩm Phả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dự nợ ngắn hạn nhìn chung có xu hướng tăng lên qua các năm, tỷ trọng của loại dư này cũng dần tăng qua các năm, nếu năm 2011 tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 37% trong tổng dư nợ của năm 2011 thì đến năm 2013 dự nợ ngắn hạn đạt 48% trong tổng dư nợ của cả năm 2013. Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn thì biến động theo chiều hướng không ổn định. Năm 2011 dư nợ trung và dài hạn là 1.122.400 triệu

đồng chiếm 63% tổng dư nợ, đến năm 2012 dư nợ tăng lên là 1.244.500 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 52% tổng dư nợ và tỷ trọng này sang năm 2013 giảm xuống còn 48%. Như vậy là dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên còn dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng giảm đi. Tỷ trong dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm là do chi nhánh đẩy mạnh tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẨM PHẢ (Trang 52 -52 )

×