Định hướng tăng cường cho vay DNNVV của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 91)

- Dư nợ DNNVV không có tài sảnđảm bảo 94,595 170,473 145,

3.1. Định hướng tăng cường cho vay DNNVV của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả trong những năm tớ

Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả trong những năm tới

Xuất thân từ ngân hàng nhà nước, lại là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất tại địa bàn thành phố Cẩm Phả, Vietinbank Cẩm Phả ngay từ những ngày đầu đã chú trọng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc tập đoàn than – Vinacomin. Hiện tại dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đang chiếm tỷ trọng 25% vốn tự có của ngân hàng, mà theo quy định ngân hàng chỉ được phép cho vay không vượt quá 15% vốn tự có của mình. Chính vì thế thời điểm hiện tại ngân hàng không thể tăng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng truyền thống được nữa mà phải đầu tư tích cực vào nhóm khách hàng mới, điển hình ở đây là nhóm khách hàng DNNVV để tăng trưởng được dư nợ của ngân hàng theo đúng kế hoạch đặt ra.

Nhận thức được tầm quan trọng của DNVVN đối với việc phát triển kinh tế đất nước, kinh tế địa phương cũng như xu thế phát triển của các NHTM, Vietinbank Cẩm Phả đã xây dựng định hướng phát triển riêng đối với các đối tượng khách hàng này. Định hướng phát triển đối với DNVVN đã được cụ thể hóa thành chính sách khách hàng được áp dụng chung trong toàn chi nhánh.

Chính sách khách hàng đối với DNVVN được xây dựng với mục tiêu thống nhất cách ứng xử của Vietinbank Cẩm Phả trong việc phát triển quan hệ với các DNVVN, xây dựng một danh mục các khách hàng DNVVN có chất lượng cao, sử dụng đa dạng các tiện ích của Vietinbank, xây dựng chính sách

đa dạng, phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khách hàng DNVVN, tăng cường sức cạnh tranh, hướng tới phát triển Vietinbank Cẩm Phả trở thành NHTM hiện đại tại địa phương, dẫn đầu trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho các DNVVN.

Trong giai đoạn hiện nay, Vietinbank Cẩm Phả hạn chế cấp tín dụng đối với các DNVVN thuộc các nhóm ngành như: xây lắp, kinh doanh bất động sản, …., ưu tiên cấp tín dụng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ bổ trợ ngành than.

Quan điểm, định hướng chung về chính sách tín dụng DNVVN của Vietinbank Cẩm Phả là tạo được sự phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững; tập trung vốn cho các đối tượng là các khách hàng chiến lược và ngành chiến lược của Vietinbank Cẩm Phả; nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng trong từng thời kỳ; nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tài sản bảo đảm; lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề đặc thù...; xác định mức cho vay đối với khách hàng dựa trên cơ sở kinh tế và pháp lý phù hợp; quản lý giới hạn cho vay, kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro của Vietinbank Cẩm Phả.

Từ những cơ sở, định hướng chú trong phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Vietinbank Việt Nam và theo tình hình thực tế định hướng phát triển DNVVN tại địa bàn, Vietinbank Cẩm Phả đã đề ra một số định hướng trong việc cho vay đối với DNVNN cụ thể như sau:

Thứ nhất, chú trọng cho vay đối với các DNVVN nhằm dần chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN trên tổng dư nợ vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, sử dụng nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thay đổi cơ cấu tín dụng trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại khách hàng duy trì và phát triển các khoản vay tốt, khả năng thu hồi nợ cao, các DNVVN có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó tích cực chăm sóc và có những chính sách tín dụng hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa đối với các DNVVN, áp dụng các phương án, biện pháp tích cực xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nếu cần áp dụng các biện pháp thu nợ trước hạn hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng với những khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, có thể mang lại rủi ro trong tương lai.Tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan, những khoản vay được gia hạn cần được đặc biệt chú ý và có thể áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn nếu thấy có rủi ro tiềm ẩn. Chi nhánh coi đây là nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng đối với DNVVN trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, cần có những biện pháp đưa hoạt động tín dụng đối với DNVVN tăng trưởng mạnh hơn nữa cả về chất lượng và số lượng trên cơ sở tìm kiếm, lựa chọn các phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực, làm ăn hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngân hàng và có tín nhiệm với các ngân hàng trên địa bàn để mở rộng đầu tư cho vay. Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng, marketing tiếp thị các khách hàng mới là DNVVN. Đặc biệt là các khách hàng có năng lực tài chính, có tiềm năng trong hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với định hướng phát triển của đất nước và địa phương và có nhu cầu hỗ trợ vốn vay. Chủ động tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với khả năng quản lý kiểm soát, lành mạnh hoá các khoản vay, rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng hợp lý, để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, thái độ của khách hàng trong quan hệ tín dụng với chi nhánh, kiên quyết không hỗ trợ vốn vay đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Thứ tư, giảm dần tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây lắp, ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại & dịch vụ, sản xuất hàng xuất khẩu và các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.

Thứ năm, làm tốt công tác thẩm định cho vay, đặc biệt là thẩm định dự án. Cần kiểm tra đánh giá chính xác công nghệ thiết bị, dự toán đầu tư, tính toán dòng tiền hợp lý, thực hiện các hồ sơ, thủ tục vay vốn cũng như các thủ tục nhận tài sản bảo đảm theo đúng quy định đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ và an toàn.

Thứ sáu, hạn chế cho vay trung dài hạn.

Thứ bảy, thực hiện tốt công tác huy động vốn, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyếch trương hình ảnh nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn với chi phí thấp vì đây chính là tiền đề cho việc mở rộng cho vay DNVVN.

Thứ tám, thực hiện tốt công tác đánh giá định hạng nhằm xác định lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển và áp dụng đúng chính sách khách hàng đối với từng đối tượng cụ thể. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng và khuyến khích sự phát triển của các DN làm ăn chân chính và có hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh biện pháp xử lý, thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn. Nếu cần thiết có thể nhờ tới sự can thiệp của các cơ quan hữu quan và cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ dưới các hình thức như: kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện nhằm nâng cao ý thức chấp hành tốt các quy định hiện hành về cho vay.

3.2. Giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w