Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 102)

- Dư nợ DNNVV không có tài sảnđảm bảo 94,595 170,473 145,

3.2.10. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ

DNNVV có đặc điểm hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực, khó theo dõi đánh giá, vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay, tài sản đảm bảo thường có giá trị thấp, và hay gặp khó khăn trước bất kỳ biến động tiêu cực của nên kinh

tế vĩ mô và chính sách nên có mức độ rủi ro cao. Do đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động cho vay DNN&V phát triển hiệu quả, quản trị được chất lượng và phải là một hoạt động thường xuyên của công tác quản trị điều hành.

Việc kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng đảm bảo tính tuân thủ trong toàn hệ thống, đảm bảo giám sát và kiểm soát hoạt động tuân thủ của các đơn vị kinh doanh nhằm ngăn ngừa và xử lý những rủi ro trong hoạt động cho vay DNN&V giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động cho toàn hệ thống.

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống, liên tục và chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được nâng cao nhằm ngăn ngừa và xử lý những rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay DNN&V nói riêng. Khối kiểm soát nội bộ cần được củng cố về mặt nhân sự, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về cho vay cho cán bộ kiểm soát, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành kiểm tra, kiểm soát một cách chuyên nghiệp, năng suất và hiệu quả.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng:

- Đối với từng khoản vay: Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình cho vay: kiểm tra trước (công tác thẩm định), kiểm tra trong khi cho vay (mục đích sử dụng vốn, thủ tục giải ngân,..) và kiểm tra sau khi cho vay (đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời đôn đốc khách hàng hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn).

- Đối với toàn bộ các khoản nợ vay của DNN&V: Kiểm tra kiểm soát phải thực hiện định kì hoặc bất thường và đảm bảo đủ các nội dung sau: xem xét và phân loại đối tượng vay vốn; định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo; kiểm tra, kiểm soát hồ sơ lýu tại Ngân hàng; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách cho vay; định kỳ kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN&V.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w