STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 1Nợ nhóm 1281,528368,999400,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 81)

- Dư nợ DNNVV không có tài sảnđảm bảo 94,595 170,473 145,

STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 1Nợ nhóm 1281,528368,999400,

2 Nợ nhóm 2 48,735 110,851 57,916 3 Nợ nhóm 3 - 2,056 2,649 4 Nợ nhóm 4 1,417 5,469 6,586 5 Nợ nhóm 5 1,077 2,624 4,090 6 Dư nợ quá hạn (=2+3+4+5) 51,229 121,000 71,241 7 Tổng dư nợ (=1+2+3+4+5) 332,757 489,999 472,169 8 Tỷ lệ nợ quá hạn (=6/7) 15.40% 24.69% 15.09% 9 Tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn =(3+4+5)/7 4.87% 8.39% 18.7% 10 Tỷ lệ nợ quá hạn có bảođảm tiền vay 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của Vietinbank Cẩm Phả)

Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả luôn đảm bảo duy trì chất lượng hoạt động cho vay tốt nhất đối với DNNVV. Ta có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng dao động từ năm 2011 là 15.40% lên đến 24.69% năm 2012, và quay về mức 15.09% năm 2013. Ngân hàng đưa ra nhiều giải pháp để duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở trong tầm kiểm soát, đặc biệt luôn đạt 100% tỷ lệ nợ quá hạn có bảo đảm tiền vay, nghĩa là ngân hàng hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn. Giải thích về việc tăng tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2012 lên cao ở mức 24.69%, tăng khoảng 9% so với năm 2011 là do việc mở rộng và tăng cường cho vay đối với DNNVV đạt được hiệu quả cao, khiến cho tổng dư nợ năm 2012 tăng gần 90 tỷ đồng, tương đương 30% so với năm 2011. Việc tăng mạnh dư nợ tín dụng làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong công tác kiểm soát nợ quá hạn. Năm 2013 dư nợ tín dụng tăng gần 10%, tương đương khoảng 30 tỷ đồng, nhưng ngân hàng đã nỗ lực tìm ra được giải pháp để giảm tỷ lệ nơ quá hạn xuống 15.09%, gần bằng năm 2011.

Mặc dù ở năm 2012 cả hai chỉ tiêu dư nợ và nợ quá hạn đới với DNNVV đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ quá hạn (hơn 50%) nhanh hơn so với tổng dư nợ (khoảng 30%) nên ngân hàng cần đặc biệt lưu ý để cân đối vấn đề này, nhằm so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN của toàn hệ thống.

Bảng 2.14: Số liệu dư nợ với khách hàng DNNVV của một số ngân hàng lớn trên địa bàn Cẩm Phả năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Ngân hàng Dư nợ quáhạn DNNVV Tỷ lệ (%)

1 Vietinbank 71,241 15.20% 2 Agribank 97,019 20.70% 3 BIDV 67,960 14.50% 4 Vietcombank 65,148 13.90% 5 SHB 101,237 21.60% 6 VIB 66,085 14.10% Tổng 468,691 100%

Như vậy trong 6 Ngân hàng lớn trên địa bàn, Vietinbank Cẩm Phả đứng thứ 3 về dư nợ quá hạn đối với khách hang là DNNVV (chiếm 15,2%).

Ngân hàng SHB đứng thứ nhất về dư nợ quá hạn đối với khách hàng là DNNVV. Việc dư nợ quá hạn của Ngân hàng này cao cũng một phần do sự tăng trưởng mạnh dư nợ đối với nhóm khách hàng này. Đây là một ngân hàng mới trên địa bàn nhưng đã có những chính sách, thủ tục cho vay, điều kiện cho vay nới lỏng, đơn giản, có nhiều hình thức chăm sóc KH mà các NHTM Nhà nước không làm được.

DNNVV là Ngân hàng Agribank, đây cũng là một NHTM nhà nước, được hình thành từ rất sớm, có mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp cùng với chính sách lãi suất, phí hợp lý, thủ tục vay vốn đơn giản.

2.3. Đánh giá khả năng tăng cường cho vay DNNVV của Vietinbank Cẩm Phả

2.3.1. Nhận xét khả năng tăng cường cho vay của Vietinbank Cẩm Phả

Về số lượng khách hàng là DNNVV có quan hệ vay vốn với Vietinbank có xu hướng tăng lên. Năm 2011 có 55DN, năm 2012 là 61DN và năm 2013 là 65 DN. Số lượng DN tăng lên không nhiều nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 83.33% trên tổng số DN có quan hệ giao dịch với chi nhánh. Bên cạnh các doanh nghiệp thuộc khối Nhà nước chi nhánh đã phát triển cho vay đến các DNNVV quốc doanh và ngoài quốc doanh. Số lượng DNNVV này chủ yếu tập trung ở nhóm ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ rọng 58% kế tiếp là các DNNVV quốc doanh thuộc các ngóm ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành than. Việc mở rộng dư nợ đối với DNNVV góp phần tăng thu nhập cho riêng khối DNNVV và lợi nhuận của toàn ngân hàng

Về quy mô cho vay DNNVV: Doanh số cho vay năm 2011 là 1,079,186 triệu đồng chiếm 28.9% tổng doanh số cho vay của cả chi nhánh. Năm 2012 tăng 11.28% so với năm 2011. Năm 2013 chiếm 15.96%.

Chất lượng dịch vụ: quy trình cho vay mới ban hành đã và đang triển khai có hiệu quả tại chi nhánh đảm bảo công tác kiểm tra trước và sau cho vay không xảy ra các vi phạm ngoài tầm kiểm soát. Khối quản trị rủi ro được quản lý theo ngành dọc từ chi nhánh xuống đến từng phòng giao dịch, luôn có sự liên hệ và phối hợp thường xuyên trong công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng và công tác thu hồi nợ cũng được quan tâm đúng mức. Ngân hàng cũng đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá chính xác về khách hàng, từ đó có thể đưa ra quyết định về quan hệ cho vay một

cách hợp lý nhanh chóng và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn ở mức an toàn đặc biệt với DNNVV

Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo ngành kinh tế đã được cải thiện đáng kể. Có thể thấy cơ cấu dư nợ của chỉ nhánh tương đối đầy đủ các ngành nghề như công nghiệp, thương mại và dịch vụ, xuất nhập khẩu, cơ khí và dịch vụ vận tải bốc xúc.

Tỷ trọng dư nợ không có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV không có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay DNNVV trong 3 năm lần lượt là: 28.43%; 34.79%; 30.9% điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Về huy động vốn: Với điều khoản trong hợp đồng cho vay đối với các doanh nghiệp là phải cam kết chuyển các khoản tiền thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mở tại Vietinbank Cẩm Phả. Chi nhánh đã tăng nguồn huy động tương đối lớn. Đồng thời cũng có thể kiểm soát được dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp cũng như có nguồn để thu về khoản tiền gốc và lãi đến hạn kịp thời.

Về hệ thống dịch vụ: Vietinbank Cẩm Phả có mạng lưới gồm một trụ ở, 6PGD, 2QTK trải dài từ phường Cẩm Thạch đến phường Mông Dương (chiều dài 30km) có thương hiệu và uy tín với khách hàng. Cơ sở vật chất khang trang, vị trí thuận lợi, địa bàn hoạt động rộng, công nghệ máy móc hiện đại. Song song với việc phát triển hoạt động cho vay DNNVV, Vietinbank Cẩm Phả cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khác nhằm tăng thêm cơ hội phát triển số lượng khách hàng DNNVV như dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán lương qua thẻ ATM….

Về nợ quá hạn: mặc dù các khoản vay của DNNVV thường xuyên phát sinh với số lượng lớn với nhiều ngành nghề và lĩnh vực đa dạng, khó quản lý, Vietinbank Cẩm Phả vẫn luôn chủ trương đưa ra các biện pháp nhằm quản lý

chặt chẽ và tích cực thu hồi cá khoản nợ quá hạn của DNNVV. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của DNNVV giảm đáng kể qua các năm.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng luôn là yếu tố hàng đầu được Vietinbank quan tâm tới. Với chính sách tuyển dụng đầu vào khắt khe, cộng với chính sách đào tạo nhân sự cơ bản và chuyên sâu từ trên hội sở, Vietinbank Cẩm Phả đang có một đội ngũ nhân sự được trẻ hóa, năng động. Đội ngũ quan hệ khách hàng luôn chủ động, sáng tạo nhạy bén trong việc lôi kéo khách hàng, tận tình chăm sóc khách hàng phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản vay đảm bảo cho vay đúng mục đích và thu hồi vốn kịp thời.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Hiện tại Vietinbank Cẩm Phả mới chỉ có khoảng 26-28% DNNVV đang có quan hệ giao dịch với ngân hàng và được đáp ứng nhu cầu về vốn vay, thời gian giải ngân của Vietinbank còn khá khắt khe, hồ sơ thủ tục vay vốn còn chưa được giảm thiểu, thời gian xét duyệt hồ sơ trên hội sở còn quá nhiều cấp bậc gây chậm chễ trong việc giải ngân làm đánh mất cơ hội.

Có thể thấy trên địa bàn TP Cẩm Phả chi nhánh còn một danh mục khách hàng khá lớn để khai thác, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường hoạt đồng cho vay cũng như bán chéo các sản phẩm khác. Tuy nhiên với số lương 400 DNNVV trên địa bàn mà chi nhánh mới chỉ tiếp cận được 65 doanh nghiệp là quá ít. Chi nhánh cũng đã tổ chức các cuộc giao lưu với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn và làm các công tác từ thiện tuy nhiên các cán bộ tại các phòng chưa phát huy được hiệu quả từ các mối quan hệ xã hội mà Chi nhánh đã xây dựng. Các phòng ban chưa chủ động trong việc tìm kiếm, phát triển khách hàng từ các cơ quan đăng ký kinh doanh, phòng quản lý đô thị.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của khối DNNVV tuy có giảm qua các năm những vẫn ở mức cao so với tỷ lệ nợ quá hạn chung dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về nợ quá hạn, lãi treo và các vấn đề liên quan đến công tác xử lý và thu hồi nợ. Bên cạnh đó sự chuyển dịch theo chiều hướng xấu đó là sự giảm đi dư nợ nhóm 3 và tăng ở dư nợ nhóm 4 và nhóm 5. Chính vì vậy mà chi nhánh vẫn phải chú ý tới việc kiểm soát và đưa ra những giải pháp cụ thể mạnh mẽ hơn để giải quyết triệt đề tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu đối với nhóm khách hàng DNNVV.

Các phương thức cho vay DNNVV đã được đa dạng hóa, xây dựng thành quy trình sản phẩm và ban hành triển khai. Tuy nhiên hai hình thức cho vay theo món và cho vay theo hạn mức vẫn là chủ yếu, các hình thức cho vay luân chuyển, cho vay thấu chi, bao thanh toán và cho vay chiết khấu bộ chứng từ … vẫn còn ít được sử dụng, phí dịch vụ đạt thấp.

2.3.2.2. Nguyên nhân • Từ phía ngân hàng:

Chính sách cho vay, điều kiện vay vốn còn chặt chẽ, quy trình cho vay đã được cải thiện nhưng vẫn nhiều thủ tục, thời gian trình lãi suất lên NHCT Việt Nam đánh mất cơ hội đầu tư, lãi suất cho vay nhiều thời điểm cao hơn các TCTD khác, chi nhánh không được chủ động trong việc cân đối áp dụng lãi suất cho vay cho khách hàng. Các chương trình ưu đãi lãi suất với thời gian ưu đãi ngắn khó cạnh tranh được với các TCTD khác.

Quản lý danh mục khách hàng chưa hiệu quả: mắc dù chi nhánh có được một đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng có chất lượng tốt và được đào tạo bài bản, nhưng với sự phát triển nhanh về quy mô hoạt động trong những năm gần đây thì áp lực nhân sự cũng khá lớn. Trong thời gian qua Vietinbank Cẩm Phả thường xuyên có sự thay đổi, luân chuyển cán bộ, nhất là các cán bộ tín dụng làm cho các CBTD mất nhiều thời gian để năm bắt khách

hàng nhận bàn giao, làm quen với địa bàn, khách hàng mới, bản thân khách hàng vay cũng chưa thực sự hài lòng với sự thay đổi này. Chế độ tuyển dụng của Vietinbank theo hình thức tập trung tại hội sở sau đó phân về các chi nhánh, do đó các cán bộ phân về chi nhánh có hiểu biết hạn chế về địa bàn cho vay, đây là khó khăn đối với các cán bộ trẻ. Đội ngũ CBNV được trẻ hóa nhanh chóng nhưng kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ với khách hàng còn hạn chế.

Chất lượng thẩm định khách hàng chưa thực sự tốt. Với quy trình vay mới, đội ngũ cán bộ thẩm định cho vay hoàn toàn độc lập đã được chuyên môn hóa, nhiệt tình và trình độ cơ bản tốt, tuy nhiên phần lớn cán bộ này lại là cán bộ nữ thường ngại đi thực tế khách hàng và chưa trải qua kinh doanh trực tiếp nên kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ phức tạp.

Quy định về tài sản đảm bảo còn chặt chẽ: mặc dù chi nhánh đã xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của NHCT; Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng đối với những khách hàng truyền thống hoạt động có hiệu quả tại chi nhánh, còn đối với những khách hàng mới, khách hàng có quan hệ lần đầu thì tài sản đảm bảo chủ yếu vẫn phải là bất động sản, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, phương tiện vận tải còn mới. Điều này thực sự khó khăn với những DNNVV. Mà trên thực tế, mức độ an toàn ở khoản vay không chỉ nằm ở vấn đề tài sản đảm bảo. Mặt khác, nguồn trả nợ chủ yếu của doanh nghiệp là từ nguồn thu của dự án, từ phương án sảng xuất kinh doanh, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh chứ không nên đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo lên hàng đầu. Bên cạnh đó công tác định giá tài sản đảm bảo còn chưa linh hoạt giá trị tài sản đưa ra thường thấp hơn rất

nhiều so với giá trị thực tế.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa:

DNNVV trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã tăng mạnh về số lượng nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ bé, vốn ít, đội ngũ lãnh đạo còn yếu kém khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp

Tính minh bạch về tài chính của DNNVV chưa cao, đặc biệt trong việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Các loại báo cáo chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp còn thiếu minh bạch không có chứng nhận của các công ty kiểm troán độc lập tất nhiên việc này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Chính những điều đó gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế trong phê duyệt cho vay.

DNNVV còn thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của Ngân hàng. Bản thân DNNVV thường bị động, chỉ tìm đến những phương thức cho vay truyền thống của ngân hàng mà chưa chủ động tìm hiểu những ưu việt trong các loại sản phẩm mới. Bên cạnh đó quá trình làm việc giữa ngân hàng với DNNVV còn nhiều bất cập, do doanh nghiệp thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của ngân hàng. Mặt khác do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các DNVVN do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót. Các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và không đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án.

- Môi trường pháp lý:

Thứ nhất, Nhà nước chưa hoàn thiện môi trường pháp luật.

Nước ta đã tham gia vào WTO và đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, một mặt chúng ta phải ban hành mới các luật và văn bản dưới luật nhằm quản lý và điều hành nền kinh tế, mặt khác chúng ta cũng phải sửa đổi các luật đã ban hành để phù hợp với thông lệ và quy tắc ứng sử trong quan hệ kinh tế quốc tế. Do đó hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn nhiều điểm chồng chéo, thiếu rõ ràng hoặc nhiều luật đã được công bố nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa ra đời. Điều này khiến cho ngân hàng cũng như các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w