Sinh trưởng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt vớ

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 63)

bạt với hai loại thức ăn khác nhau

Đối với nghề nuôi động vật thủy sản, đảm bảo được dinh dưỡng phù hợp với đối tượng nuôi, đủ về chất lượng và số lượng, kết hợp với việc cho ăn và khẩu phần ăn thích hợp sẽ giúp tăng nhanh tốc độ sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng về khối lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt đối với 2 loại thức ăn khác nhau thể hiện qua hình 3.4; 3.5; 3.6 và bảng 3.13.

Với 2 loại thức ăn khác nhau (thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp), kết quả sinh trưởng của tôm hùm Bông thu được ở 2 ao thí nghiệm cũng khác nhau.

Trước khi được đưa vào thí nghiệm, tôm hùm Bông giống được mua, đem về và thuần cho ăn để quen với thức ăn công nghiệp khoảng gần 2 tháng. Sau đó, được chọn ngẫu nhiên và chia đều thành 2 phần tương đương nhau về số lượng (ao sử dụng thức ăn công nghiệp là 259 con, ao sử dụng thức ao tươi là 258 con) để bố trí thí nghiệm.

Tôm hùm Bông thí nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên nên trọng lượng tôm ban đầu ở 2 ao tương đương nhau và dao động trong khoảng: ao sử dụng thức ăn công nghiệp: 16 ± 4,65g; ao sử dụng thức ăn tươi: 16,7 ± 4,29g.

Trong khoảng 5 ngày đầu bố trí thí nghiệm, tôm hùm Bông trong 02 ao đã có sự khác nhau về sinh trưởng, tôm hùm Bông trong ao sử dụng thức ăn tươi ngay sau khi bố trí thí nghiệm vẫn tiếp tục lột xác, nhưng tôm hùm Bông trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp thì ngưng lột xác lột xác khoảng một tuần. Sau 30 ngày nuôi,

sự sai khác về sinh trưởng đã thể hiện rất rõ. Do đó, tôm hùm Bông trong ao sử dụng thức ăn tươi sinh trưởng tốt hơn rõ so với tôm hùm Bông trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp. Điều này thể hiện ở hình 3.4.

Hình 3.4: Sinh trưởng về trọng lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất với 2 loại thức ăn.

Hình 3.4 cho thấy tôm hùm Bông có thể nuôi và phát triển được trong ao đất phủ bạt.

Tuy nhiên, qua hình 3.4 ta thấy, tôm trong ao cho ăn bằng thức ăn tươi sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với ao được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Điều này có thể được giải thích là do tương tác tổng hợp của cả hai yếu tố lạ lên tôm hùm Bông: môi trường nuôi mới và phương pháp cho ăn mới nên tôm hùm Bông trong ao thử nghiệm thức ăn công nghiệp có thể chưa thích nghi kịp, cụ thể:

 Với thức ăn tươi, đây là thức ăn ngoài tự nhiên của tôm hùm Bông nên tôm hùm Bông đã quen và có thể thích nghi ngay được với loại thức ăn này dù điều kiện nuôi có khác nhau.

 Với thức ăn công nghiệp, trước khi đem ra ao đất, tôm được nuôi trong lồng nhỏ (diện tích 4m2) và thức ăn được rải đều trong lồng khi cho ăn nên khả năng bắt gặp thức ăn của tôm là cao. Bên cạnh đó, có thể loại thức ăn công

nghiệp dành cho tôm hùm của công ty Lucky Star Co., Ltd vẫn chưa hoàn thiện, như mùi của thức ăn nên chưa hấp dẫn và thu hút được tôm hùm Bông.

Cụ thể hơn, khi phân tích các chỉ tiêu tăng trưởng khối lượng của tôm hùm Bông, kết quả thu được thể hiện có phân hóa thành các nhóm khác nhau, mối quan hệ về sinh trưởng với 2 nhóm thức ăn về các chỉ tiêu sinh trưởng khối lượng thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng tôm hùm Bông được ương nuôi

trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn.

Các nhóm thức ăn Chỉ tiêu

Thức ăn tươi Thức ăn tươi

Wđ (g) 16 ± 4,65 16,7 ± 4,29

Wc (g) 35,4 ± 9,53 48,5 ± 14,11

WG (%) 121,4 190,6

SGRw (%/ngày) 0,95 1,27

FCR 4,5 3,7

Ghi chú: Giá trị trong bảng là giá trị trung binh ± độ lệch chuẩn.

Tôm hùm Bông được ương nuôi bằng thức ăn tươi có mức tăng khối lượng tương đối 190,6 (%), cao hơn so với tôm hùm được ương nuôi bằng thức ăn công nghiệp 121,4(%). Điều này thể hiện rõ ở hình 3.5.

Thức ăn công nghiệp Thức ăn tươi M c tăn g k h i n g ơ n g đ i (%)

Hình 3.5: Sự tăng trưởng về trọng lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn khác tính theo phần trăm.

Tương tự, tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của tôm hùm Bông ở 2 ao cũng rất khác nhau. Tôm hùm Bông được cho ăn bằng thức ăn viên có tốc độ sinh trưởng đặc trưng là 0,95 (%/ngày), chậm hơn so với tôm hùm được cho ăn bằng thức ăn tươi (1,27 (%/ngày)). Cụ thể được thể hiện qua hình 3.6.

Hình 3.6: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn.

Qua các phân tích về mức tăng khối lượng tương đối và tốc độ sinh trưởng đặc trưng cho thấy tôm hùm Bông ương nuôi trong ao đất phủ bạt bằng thức ăn công nghiệp của công ty Lucky Star Co., Ltd thấp hơn rất nhiều so với thức ăn cá tươi. Nguyên nhân có thể là do thức ăn công nghiệp này chưa thích hợp với tôm hùm Bông, đặc biệt là các vi dưỡng chất: acid amin, acid béo n – 3 HUFA, Cholesterol,.... Tuy nhiên, cần có những khảo nghiệm sâu hơn để làm rõ các vấn đề này.

So sánh hệ số chuyển đổi thức ăn 2 loại thức ăn sử dụng ương nuôi tôm hùm Bông trong ao đất phủ bạt, hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm ương nuôi trong ao đất với hai loại thức ăn cũng khác nhau. Trong ao đất phủ bạt, đối với thức ăn tươi hệ số chuyển đối thức ăn của tôm hùm Bông 4,5; cao hơn so với tôm hùm Bông được ương nuôi bằng thức ăn công nghiệp 3,7; thể hiện ở hình 3.7.

Thức ăn tươi Thức ăn công nghiệp

T c đ s in h tr ư n g đ c tr ư n g (%/ n y)

Hình 3.7: Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm Bông ương nuôi trong ao đất phủ bạt đối với 2 loại thức ăn.

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 63)