Các khía cạnh môi trường của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 31)

nhập trung bình khoảng 262 triệu VND/năm (15.000USD/năm). Mức đầu tư sản xuất ngành này cao hơn các ngành khác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản [29].

Khi nghiên cứu thử nghiệm thức ăn viên cho tôm hùm gai (tôm hùm Bông (P. ornatus) & tôm hùm Xanh (P. homarus)), ở vịnh Bình Ba, Khánh Hòa, Việt Nam, Lại Văn Hùng và CTV, đã đưa ra được kết quả thông qua bảng 1.6.

Với việc sử dụng thức ăn viên, người nuôi tôm hùm có thể tiết kiệm khoảng 213.120VND (11USD) và 220.080VND (11,34USD) để sản xuất 1kg tôm hùm Bông và tôm hùm Xanh (theo thứ tự tương đương) [35].

Về khía cạnh kinh tế, nghề nuôi tôm hùm là một nghề có lợi nhuận cao, nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất ít. Cần tập trung nghiên cứu thêm về lĩnh vực này để làm tiền đề cho phát triển sản xuất và quả lý đối với ngành công nghiệp này

1.4.2. Các khía cạnh môi trường của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam. Việt Nam.

Do nghề tôm hùm trên thế giới chỉ tập trung vào các hoạt động khai thác, vì thế, các nghiên cứu về khía canh môi trường đối với nghề nuôi tôm hùm trên thế giới rất ít được quan tâm.

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về khía cạnh môi trường của nghề nuôi, Lê Anh Tuấn (2004), sau khi áp dụng “mô hình cân bằng khối” đã chỉ ra nghề nuôi tôm hùm lồng là hoạt động chính gây ra ô nhiễm vùng biển Xuân Tự, Khánh Hòa (tổng

lượng Nitơ tích tụ trên 150 tấn/năm). Từ đó, dẫn đến các vấn đề về bệnh và làm giảm tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.

Theo Lại Văn Hùng và CTV (2010), nghề nuôi tôm hùm theo truyền thống của Việt Nam thường sử dụng “cá tạp” như: ốc, vẹm xanh, các loài nhuyễn thể, các loài giáp xác nhỏ, cá mối, cá sơn,... làm thức ăn cho tôm hùm, chính điều này đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường và xuất hiện bệnh gây những ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm hùm [35].

Bên cạnh đó, Lại Văn Hùng và CTV đã tính toán và xác định để sản xuất 1kg tôm hùm Bông hay tôm hùm Xanh, nếu sử dụng thức ăn là cá tạp sẽ thải vào môi trường xung quanh khoảng 15kg chất thải rắn.

Vậy, nghề nuôi tôm hùm là một hoạt động gây ra những tác động rất lớn đối với môi trường. Nhưng các nghiên cứu thì lại rất ít, chúng ta cần phải quan tâm hơn để giúp tác động cải thiện môi trường đối với các vùng nuôi tôm hùm ở Việt Nam.

CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)