Thái độ của người dân nuôi tôm hùm về việc sử dụng thức ăn công

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 54)

nghiệp cho nuôi tôm hùm lồng.

Nghề nuôi tôm hùm lồng bằng thức ăn tươi ở tỉnh Khánh Hòa đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với môi trường và nguồn lợi tự nhiên. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn tươi cũng không ổn định vì nguồn thức ăn này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết của từng mùa. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu và công ty thức ăn thủy sản đang nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm hùm, thậm chí một số đã đưa ra thử nghiệm ngoài thực tế. PGS. TS Lại Văn Hùng đã nghiên cứu và đang thử nghiệm thức ăn công nghiệp dành cho tôm hùm Bông và tôm hùm Xanh ở Khánh Hòa.

Thức ăn công nghiệp là một giải pháp để giải quyết các vấn đề: giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn tươi, giảm khai thác nguồn lợi ngoài tự nhiên, giảm ô nhiễm môi trường,... Tuy nhiên, để người dân hiểu được các vấn đề trên, chúng ta cần phải tìm hiểu thái độ của người dân đối với việc sử dụng thức ăn công nghiệp qua đó chúng ta mới có thể hiểu và khuyến cáo người dân sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm hùm. Đó chính là mục đích nghiên cứu của chúng tôi ở nội dung này.

Thái độ của người nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa đối với việc sử dụng thức ăn công nghiệp được thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1: Thái độ của người nuôi tôm hùm trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa(n = 100).

Qua hình 3.1, tỷ lệ “không đồng ý” sử dụng thức ăn công nghiệp là lớn nhất (78%), sau đó là “đồng ý” là 17% và thấp nhất là “có thể” sử dụng thức ăn công nghiệp là 5%. Điều này theo người nuôi, có thể được giải thích sau:

 Do tập tính sản xuất lâu nay của người nuôi có thói quen sử dụng thức ăn tươi và nguồn thức ăn tươi luôn có sẵn ở địa phương.

 Đối với thức ăn công nghiệp thì người nuôi chưa quen sử dụng hoặc chưa thấy ai sử dụng và hiệu quả của loại thức ăn này cũng chưa rõ ràng.

 Ngoài ra, đây là một nghề đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên người nuôi vẫn không dám mạo hiểm.

Vậy để người nuôi tôm hùm đồng ý sử dụng thức ăn công nghiệp cần phải thực hiện nghiên cứu để sản xuất được một loại thức ăn công nghiệp phù hợp với các đối tượng tôm hùm nuôi chính ở Việt Nam và cần phải có các mô hình trình diễn thực tế để người nuôi tham khảo, tin tưởng và có thể sử dụng thức ăn công nghiệp.

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của nghề nuôi tôm hùm Bông hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 54)