Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 52)

phẩm tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa.

Trong tự nhiên, tôm hùm thường thích ăn các loại cá, tôm, cua nhỏ và các loài nhuyễn thể. Dựa vào đặc điểm tự nhiên này của tôm hùm, người nuôi thường sử dụng các loài cá (cá mối, cá sơn, cá liệt,..), các loài giáp xác nhỏ (tôm biển nhỏ, cua nhỏ, ghẹ nhỏ, rạm,..), các loài nhuyễn thể (sò đá, sò giấy, giá áo,...) và một số loại thức ăn khác (mực,..) là thức ăn. Các loại thức ăn và thành phần các loại thức ăn người nuôi ở tỉnh Khánh Hòa thường sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm ở các giai đoạn thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Thành phần các loại thức ăn, kỹ thuật cho ăn từng giai đoạn nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa.

Giai đoạn Thành phần các loại thức ăn

Số lần cho ăn trong 01 ngày (lần/ngày) Lượng thức ăn sử dụng (kg/100cá thể/lần) 5 – 100 (g) Cá:Nhuyễn thể:Giáp xác:Khác ≈ 10% : 20% : 60% : 10% 1 – 2 0,7 (0,3 – 1) 100 – 300 (g) Cá:Nhuyễn thể:Giáp xác:Khác ≈ 40% : 30% : 15% : 15% 1 – 2 2,5 (1,7 – 3,5) ≥ 300 (g) Cá*:Giáp xác:Nhuyễn thể:Khác ≈ 45% : 35% : 10% : 10% 1 – 2 3,4 (2,5 – 5,0)

Ghi chú: - Các loại thức ăn trên đều được cắt nhỏ khi sử dụng để phù hợp với cỡ mồi của tôm hùm Bông

- (*): Cá được giữ nguyên con, không cắt nhỏ.

Bảng 3.6 cho thấy, thành phần các loại thức ăn từng giai đoạn nuôi là khác nhau: “cá : nhuyễn thể : giáp xác : khác” tương đương với các giai đoạn: giai đoạn 5 – 100(g) “10% : 20% : 60% : 10%”; giai đoạn 100 – 300(g) “40% : 30% : 15% : 15%”; giai đoạn ≥ 300(g) “45% : 35%: 10% : 10%”. Số lần cho ăn từng giai đoạn tương tự nhau 1 – 2 (lần/ngày). Lượng thức ăn theo từng giai đoạn: 0,7 (0,3 – 1); 2,5 (1,7 – 3,5); 3,4 (2,5 – 5,0), tương đương với 3 giai đoạn trên.

Với thành phần các loại thức ăn theo từng giai đoạn, thức ăn là cá tăng theo khối lượng của tôm (10%; 40%; 45%). Giai đoạn tôm hùm còn nhỏ, chu kỳ lột xác của tôm hùm ngắn, tôm hùm cần nhiều khoáng chất. Vì thế loại thức ăn này không phù hợp. Nên giai đoạn tôm hùm có kích thước 5 – 100(g), cá chỉ chiếm 10% trong thành phần các loại thức ăn. Nhưng cá là một loại thức ăn chứa nhiều protein và có giá thành không cao (so với các loại giáp xác, mực,...) nên để giảm chi phí sản xuất, người nuôi đã tăng lượng cá sử dụng (40% - 45%) khi tôm hùm lớn.

Nhuyễn thể, chiếm tỷ lệ: 20% – 30% – 35% trong thành phần các loại thức ăn từng giai đoạn ương nuôi. Là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt khoáng và các acid béo, rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm hùm. Bên cạnh đó, giá nhuyễn thể cũng thấp hơn rất nhiều so với các loài giáp xác và mực. Chính vì thế, nhuyễn thể chiếm một tỷ lệ khá ổn định và tương đối trong thành phần các loại thức ăn sử dụng để nuôi tôm hùm Bông.

Giáp xác chiếm 60% – 15% – 10% trong thành phần các loại thức ăn của từng giai đoạn ương nuôi. Giáp xác là loại thức ăn mà tôm hùm Bông thích nhất,

phù hợp nhất với tôm hùm. Nhưng nếu so với tất cả các loại thức ăn còn lại thì giá giáp xác thường cao nhất. Chính vì thế, giai đoạn đầu, để đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển và đạt tỷ lệ sống cao, người nuôi sử dụng nhiều giáp xác, nhưng về sau để giảm chi phí sản xuất, người nuôi đã phải giảm lượng giáp xác sử dụng.

Và để giải thích rõ hơn về mặt kinh tế, tác giả xin được đề cập cụ thể hơn ở phần 3.3 “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của nghề nuôi tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa”.

Người nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa thường cho tôm hùm ăn 1 – 2 (lần/ngày), điều này cũng phụ thuộc vào từng khu vực nuôi và chủ ý của người nuôi, cụ thể: vùng nuôi ở huyện Cam Ranh đa số người nuôi chỉ cho tôm hùm ăn 1 (lần/ ngày), tuy nhiên vẫn có một số ít người nuôi lại cho ăn 2 (lần/ngày); với vùng nuôi huyện Vạn Ninh, gần như tất cả đều cho ăn 2 (lần/ngày).

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)